TLS là gì? Đặc điểm và cách thức hoạt động của giao thức TLS

Nguyễn Hữu Dũng 04/03/2021

Sử dụng giao thức bảo mật từ lâu đã trở thành nhu cầu cơ bản của người dùng web và TLS là một trong số các giao thức bảo mật, là cái tên nổi bật và đang được biết đến nhiều nhất trong thời điểm hiện nay.

Vậy TLS là gì cũng như đâu là điểm khác biệt giữa TLS và SSL? Tìm hiểu nội dung này trong bài viết sau đây của Bizfly.

TLS là gì?

TLS (Transport Layer Security) là một giao thức bảo mật được sử dụng để bảo vệ thông tin khi truyền qua mạng. Nó là phiên bản nâng cấp của giao thức SSL (Secure Sockets Layer). TLS cung cấp các khả năng mã hóa, xác thực và bảo mật thông tin trong quá trình truyền dữ liệu giữa các ứng dụng trên mạng.

TLS là gì

TLS là 

TLS được cấu thành bởi 3 yếu tố: Khả năng mã hóa, xác thực và tình toàn vẹn. Cụ thể:

  • Khả năng mã hóa: TLS tiến hành mã hóa các thông tin được truyền tải và giải mã hóa các thông tin nhận về, tránh việc bị mất thông tin bởi nguồn bên ngoài. Điều này giúp dữ liệu được an toàn khỏi hacker.
  • Xác thực: TLS được tích hợp sẵn khả năng xác thực, giúp đảm bảo độ chân thật của thông tin, dữ liệu.
  • Tính toàn vẹn: TLS đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu trong các cuộc trao đổi trên internet.

Tuy được phát triển, cải tiến từ SSL, song TLS khác biệt khá nhiều so với chứng chỉ bảo mật số. Đặc biệt hơn, hai giao thức này không tương thích với nhau. 

Cách thức hoạt động của giao thức TLS

Sau khi định nghĩa TLS là gì, bạn cần tìm hiểu cách thức hoạt động của nó để hiểu bản chất của giao thức này.  Hoạt động của TLS được tiến hành bình thường dựa vào cặp khóa public key và private key. Khi người dùng truy cập website và điền thông tin web browser hay chuyển hướng đến website bảo mật khác, kết nối giữa trình duyệt và hệ thống web sẽ được thiết lập

Cách thức hoạt động của giao thức TLS

Cách thức hoạt động của giao thức TLS

Trong lần kết nối đầu, một session key sẽ được tạo ra từ khóa public và private key. Session key này được dùng trong mã hóa, giải mã hóa các dữ liệu của lần kết nối đó trong một thời gian nhất định. Việc bảo mật bằng mã hóa - giải mã hóa vẫn được sử dụng trong những lần tương tác, gửi dữ liệu tiếp theo.

Để nhận biết một website có cài đặt giao thức TLS không, hãy nhìn về phía địa chỉ web. Biểu tượng khóa xanh là web có cài đặt giao thức bảo mật. 

Sự khác nhau giữa TLS và SSL 

Được kế thừa, phát triển từ SSL nên TLS có một vài điểm giống và khác chứng chỉ bảo mật số SSL. Trong phiên bản đầu tiên, TLS không khác SSL là bao, song từ phiên bản 1.2 trở đi, TLS có những đột phá lớn. 

Cùng bảo mật bằng nguyên lý mã hóa - giải mã hóa song TLS từ phiên bản 1.2 có khả năng bảo mật mạnh mẽ hơn SSL, đồng thời tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ bảo mật hơn. Đặc biệt, ‘TLS handshake’ có thể coi như giao thức bảo mật mọi mặt và chống lại các hacker một cách toàn diện hơn nhờ việc cập nhật công nghệ mới liên tục. 

Người dùng ưa chuộng TLS hơn SSL còn bởi giao thức này khá nhỏ gọn, thao tác đơn giản và thân thiện hơn.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách khắc phục lỗi chứng chỉ bảo mật website SSL

TLS thường sử dụng ở đâu?

Để sử dụng một công cụ hiệu quả, tối ưu nhất, bạn cần biết nó nên được dùng ở đâu, TLS cũng vậy. Giao thức này thường được sử dụng trong nhiều trường hợp khác nhau.

TLS thường sử dụng ở đâu

TLS thường sử dụng ở đâu?

Cụ thể dưới đây:

  • Đóng gói giao thức HTTP, NNTP , FTP, SMTP, XMPP,...
  • Có nhu cầu trao đổi các thông tin riêng tư trên Internet
  • Cần sử dụng ứng dụng client-server trong giao tiếp trên mạng để đảm bảo an toàn thông tin. 
  • Trên các website có địa chỉ url bắt đầu bằng https và biểu tượng ổ khóa
  • Trên các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ nhắn tin, gửi thư điện tử
  • Được triển khai trong hệ thống VoIP nhằm hỗ trợ giao tiếp trực tiếp
  • Sử dụng trong nhiều phương tiện mang tính kỹ thuật số.

Trong những trường hợp này, TLS giữ vai trò bảo mật thông tin giao dịch, trò chuyện giữa các bên hoặc bảo mật hệ thống. Quá trình bảo mật được tiến hành bằng việc mã hóa thông tin - giải mã thông tin đã được mã hóa. Nhờ lớp mã hóa này mà hacker không thể đánh cắp hay rõ hơn là hiểu được các thông điệp, dữ liệu có trong hệ thống.

Vì sao nên sử dụng TLS cho website?

Sau đây là những lý do vì sao nên sử dụng TLS khi phát triển website:

Vì sao nên sử dụng TLS cho website

Vì sao nên sử dụng TLS cho website?

TLS đảm bảo sự bảo mật và toàn vẹn dữ liệu: Giao thức TLS với cơ chế mã hóa - giải mã hóa giúp các dữ liệu, thông tin có thể đến được những nơi cần thiết mà không bị xem, chặn hay phá hủy bởi một bên thứ ba (hacker).

  • TLS đã và đang là tiêu chuẩn cần có của các sản phẩm kỹ thuật số: Google và cả người dùng đều ưu tiên và tin tưởng các trang web đã tích hợp TLS. Sử dụng
  • TLS cho website giúp trang web của bạn dễ lên top, đồng thời tạo lòng tin với người dùng. 

Phòng ngừa các mối nguy hại từ hacker: Các hình thức đánh cắp thông tin, làm gián đoạn hoạt động website của hacker ngày càng đa dạng, tinh vi và không phải lúc nào những phần mềm miễn phí cũng có thể phòng tránh được. TLS thường xuyên cập nhật công nghệ mới, giúp bảo mật toàn diện và ngăn chặn mọi chiêu trò tấn công. 

Với nội dung trên, tin rằng bạn đã thấy được vai trò của giao thức này đối với website rồi. Hy vọng những nội dung về TLS là gì được trình bày trong bài sẽ giúp ích cho bạn trong việc bảo mật website.

Nguồn tham khảo:

 

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly