Thương mại điện tử ngày càng phát triển, hoạt động giao dịch thực hiện qua Internet càng nhiều dẫn đến nhu cầu về an ninh mạng cũng càng ngày càng cao. Trong trường hợp này, chứng chỉ SSL là lựa chọn được các tổ chức và doanh nghiệp lựa chọn để bảo mật thông tin giao dịch.
Cùng Bizfly giải đáp thắc mắc SSL là gì và những thông tin cần phải biết về SSL ngay trong bài viết dưới đây.
SSL (viết tắt của từ Secure Sockets Layer), là tiêu chuẩn an ninh mạng giúp mã hóa liên kết giữa trình duyệt và website. Công nghệ này được áp dụng trên toàn cầu bởi nó đảm bảo tính riêng tư, bảo mật của thông tin khi được truyền đi.
SSL là gì?
Nhờ khả năng bảo mật thông tin, SSL thường được cài đặt trên website của doanh nghiệp để xác minh tính tin cậy, xác thực của website và bảo vệ các giao dịch trực tuyến.
Bằng cách mã hóa, giao dịch giữa website với khách hàng sẽ tránh được các nguy cơ bị can thiệp, đánh cắp thông tin.
Tại sao nên sử dụng SSL? Bởi tên miền bạn đăng ký luôn tồn tại một vài lỗ hổng bảo mật, rất dễ bị hacker tấn công và đánh cắp thông tin. Trong trường hợp này, SSL là công cụ bảo vệ hiệu quả nhất. Sử dụng SSL đồng nghĩa với:
SSL bảo vệ dữ liệu và tăng độ tin cậy của website qua quy trình gồm 3 bước:
Chứng chỉ SSL hoạt động như thế nào?
Có thể bạn quan tâm: Bảo mật website: Các cách bảo vệ trang web hiệu quả, tối ưu
Điều gì xảy ra khi máy tính kết nối tới website có chứng chỉ SSL
Khi máy tính kết nối với website có chứng chỉ SSL, một loạt quy trình sau sẽ diễn ra:
Trình duyệt có phương pháp riêng để nhận định một website có chứng nhận SSL hay không bằng cách gửi chứng chỉ SSL nhận được từ website đó lên máy chủ lưu trữ các chứng chỉ số đã qua phê duyệt.
Ngoài ra, trên phương diện kỹ thuật, chứng chỉ SSL được mã hóa công khai. Website và trình duyệt sẽ tự thương lượng về bộ khóa sử dụng để trao đổi thông tin mà không cần thông qua máy chủ.
Bộ khóa này sẽ được thay đổi vào những lần giao dịch tiếp theo nên những người khác sẽ không thể giải mã thông tin dù có dữ liệu của máy chỉ.
DV-SSL hay còn gọi Domain Validation SSL là chứng chỉ xác thực Domain (tên miền). Nó có khả năng mã hóa ở mức cơ bản và chi phí rẻ, phù hợp với đối tượng phục vụ là website cá nhân. Để sở hữu DV-SSL, bạn chỉ cần đăng ký, xác minh tên miền và quyền sở hữu là được.
OV-SSL viết tắt của Organization Validation SSL là chứng chỉ xác thực tổ chức. Như tên gọi của mình, đối tượng khách hàng của chứng chỉ này là website của các tổ chức, doanh nghiệp. Website của tổ chức, doanh nghiệp chỉ sử dụng được chứng chỉ OV-SSL khi xác thực được các yếu tố: Quyền sở hữu tên miền và Tổ chức, doanh nghiệp đã đăng ký và hiện đang hoạt động.
EV-SSL (Exented Validation SSL) là chứng chỉ xác thực mở rộng. Đây là chứng chỉ có độ tin cậy và bảo mật cao nhất. Độ tin cậy này sẽ nhận được đánh giá cao từ Google và các công cụ tìm kiếm khác.
Website muốn đạt được chứng chỉ này ngoại trừ xác nhận như OV-SSL còn phải trải qua sự rà soát kỹ càng về mặt pháp lý theo các quy định của CA-Browser Forum.
Đối tượng khách hàng của chứng chỉ này là website của các tổ chức, doanh nghiệp lớn. Đặc điểm nhận diện của các website có EV-SSL là chỉ số EV. Chỉ số này giúp hiển thị tên doanh nghiệp và chuyển màu thanh địa chỉ của trình duyệt chuyển thành màu xanh lá cây.
Wildcard SSL là chứng chỉ dành riêng cho những website cần dùng SSL trên nhiều tên miền phụ (subdomain). Điểm ưu việt của nó so với các dạng SSL khác là một chứng chỉ Wildcard SSL có thể chạy cho vô số tên miền phụ. Tính năng này đáp ứng được nhu cầu của các cổng thương mại điện tử với nhiều cửa hàng trực tuyến.
Trong trường hợp này, cổng thương mại là miền chính của website có chứng chỉ Wildcard SSL, mỗi cửa hàng trực tuyến sẽ là một tên miền phụ, các miền phụ này cùng dùng chung một IP, thông tin giao dịch vẫn sẽ được bảo mật.
SANs SSL (Subject Alternative Names) là chứng chỉ số có nhiều tên miền. Chứng chỉ SANs có thể đồng thời bảo mật 40 tên miền với độ bảo mật cực cao. Nó được đánh giá cao nhất về độ bảo mật, vượt xa các chứng chỉ khác.
Để thêm SSL vào website, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Làm thế nào để thêm SSL vào website
Cài đặt SSL miễn phí của Let’s Encrypt theo trình tự: Vào cPanel -> chọn Security -> chọn Lets Encrypt SSL -> chọn tên miền mà bạn muốn cài Let’s Encrypt -> click vào “issue” cùng dòng với tên miền -> đánh dấu tích vào cột “Include” cùng dòng với tên miền -> nhấn Issue để cài đặt -> chờ một lát để nhận thông báo cài đặt thành công.
Sau khi đã lấy SSL của Namecheap, bạn cài đặt chứng chỉ theo trình tự sau: Vào cPanel để tạo CSR code -> Truy cập Namecheap và kích hoạt chứng chỉ đã mua ở bước 2 -> Cài đặt chứng chỉ SSL vào cPanel.
Xem thêm: Hướng dẫn tạo chứng chỉ SSL miễn phí với Let's Encrypt
Bạn đang dùng WordPress? Vậy thì việc cài đặt SSL còn đơn giản hơn nữa. Hãy tiến hành theo các bước sau:
Trên đây là tất cả những nội dung cơ bản liên quan đến SSL và những lợi ích to lớn mà việc cài đặt SSL trên website mang lại cho chủ sở hữu. Việc thiết kế website cho doanh nghiệp mang đến giải pháp kinh doanh hiệu quả trong thời buổi công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Hãy trang bị cho website doanh nghiệp mình những biện pháp bảo mật hiệu quả nhất để phát huy hết hiệu quả nhé.
BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP