Để bảo vệ bạn khỏi rủi ro bị đánh cắp dữ liệu, công nghệ Tokenization sẽ là giải pháp quan trọng mà doanh nghiệp nên ưu tiên ứng dụng. Vậy Tokenization là gì? Nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng Bizfly khám phá những điều thú vị về nó trong bài viết này.
Tokenization (Mã hóa kỹ thuật số) tồn tại dưới dạng số, chữ, khoảng trắng hoặc các ký tự đặc biệt
Tokenization (Mã hóa kỹ thuật số) là quá trình chia một đoạn văn bản thành các đơn vị nhỏ hơn gọi là "token", sau đó thay thế chúng thành những ký hiệu nhận dạng nhất định mang tính bảo mật cao. Mỗi token có thể tồn tại dưới dạng số, chữ, khoảng trắng hoặc các ký tự đặc biệt khác,....
Công nghệ này đã trở thành một cách phổ biến để các doanh nghiệp tăng cường bảo mật cho thẻ tín dụng và giao dịch thương mại điện tử, đồng thời giảm thiểu chi phí và độ phức tạp của việc tuân thủ tiêu chuẩn ngành và quy định của chính phủ.
Hiện nay, Tokenization được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực như ngân hàng, thương mại điện tử, khoa học máy tình và blockchain.
Tokenization hoạt động bằng cách thay thế những thông tin quan trọng, cần được bảo mật bằng mã token và chỉ có thể được giải mã bởi một máy chủ an toàn.
Mỗi token được mã hóa theo một trong 3 cách sau:
Ví dụ về quy trình mã hóa của Tokenization trong lĩnh vực tài chính như sau:
Tokenization tăng tính bảo mật cho nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt thanh toán TMĐT, giảm rủi ro tài chính
Tokenization mang lại nhiều lợi ích cho đa dạng các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong lĩnh vực thanh toán điện tử.
Tin tặc thường tấn công để lấy thông tin quan trọng như: số thẻ, mật khẩu, thông tin cá nhân,... Sau đó, chúng bán lại hoặc sử dụng để trục lợi từ khách hàng, khiến khách hàng thiệt hại về tài sản, cũng như làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, khi sử dụng Tokenization, dù kẻ xấu có xâm nhập vào được vào hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp thì cũng chỉ có được mã token không thể giải mã, không thể khai thác hoặc bán lại. Điều này giúp bảo vệ thông tin của khách hàng, giảm thiểu rủi ro tài chính, cũng như bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp.
Theo một nghiên cứu của CA Technologies / Frost & Sullivan, 59% khách hàng cho biết việc vi phạm dữ liệu tác động tiêu cực đến lòng tin của họ đối với công ty. Việc áp dụng công nghệ Tokenization như một lời đảm bảo của doanh nghiệp đối với bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng, giúp xây dựng niềm tin và trung thành.
Trước kia, khi mua sắm, người tiêu dùng thường phải mang theo tiền mặt và thanh toán trực tiếp tại cửa hàng. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ tokenization, mọi thứ đã thay đổi.
Tokenization mở ra khả năng sử dụng ví điện tử và thẻ ngân hàng trực tuyến một cách linh hoạt. Người dùng có thể thực hiện mua sắm mọi lúc mọi nơi thông qua các trang thương mại điện tử và thanh toán trực tuyến một cách thuận tiện. Khi thanh toán, thông tin cá nhân của người dùng sẽ không được truyền đi trực tiếp, mà thay vào đó, nó được mã hóa thành các token không thể đoán trước. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, mang lại trải nghiệm mua sắm trực tuyến an toàn hơn mà còn giúp bảo vệ người tiêu dùng khỏi rủi ro mất thông tin tài khoản cá nhân.
Tokenization giúp doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn cộng đồng dễ dàng hơn, đặc biệt là tiêu chuẩn PCI - DSS (Tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu thẻ thanh toán do các tổ chức thẻ tín dụng quốc tế ban hành). Bởi công nghệ này có thể giải quyết được yêu cầu số 3 trong bộ tiêu chuẩn đó là: bảo vệ dữ liệu chủ thẻ ở trạng thái an toàn nhất.
Công nghệ Tokenization đã trở thành một xu hướng không thể bỏ qua trong lĩnh vực thanh toán điện tử. Theo báo cáo của Juniper Research, số lượng giao dịch thanh toán sử dụng Tokenization sẽ tăng từ 113,8 tỷ USD năm 2019 lên 6,4 nghìn tỷ USD năm 2024. Điều này cho thấy nó đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới.
Ứng dụng Tokenization trong thanh toán điện tử
Một số hình thức thanh toán điện tử sử dụng Tokenization là:
Tokenization giúp bảo vệ thông tin thẻ tín dụng của khách hàng khi thanh toán trực tuyến hoặc tại các điểm bán lẻ. Thay vì truyền trực tiếp số thẻ, ngày hết hạn và mã bảo mật, Tokenization sẽ tạo ra một mã token duy nhất cho mỗi giao dịch. Mã token này sẽ được gửi đến bộ xử lý thanh toán để xác nhận, trong khi thông tin thẻ gốc sẽ được lưu trữ an toàn tại một máy chủ riêng biệt.
Ví dụ đối với Apple Pay: Khi người dùng thêm thẻ tín dụng vào Apple Pay, hệ thống sẽ không lưu trữ thông tin thẻ tín dụng trực tiếp. Thay vào đó, một token duy nhất và không thể đoán trước sẽ được tạo ra để thay thế cho thông tin thực tế của người dùng. Mỗi khi thực hiện thanh toán chỉ có token này được sử dụng, các thông tin cá nhân quan trọng khác vẫn được bảo vệ.
Ví điện tử sử dụng Tokenization để tạo ra một mã token cho mỗi tài khoản ngân hàng, thay vì lưu trữ số tài khoản thực. Mã token này sẽ được sử dụng để thực hiện các giao dịch thanh toán, trong khi tài khoản gốc sẽ được bảo mật tại một máy chủ an toàn.
Momo là một ví điện tử phổ biến tại Việt Nam và là một trong những ứng dụng thanh toán có sử dụng tokenization để bảo vệ thông tin thanh toán của người dùng. Khi thực hiện giao dịch thanh toán, Momo sẽ sử dụng kỹ thuật Tokenization để tạo ra mã token duy nhất thay thế cho thông tin cá nhân của chủ thẻ tín dụng. Điều này giúp đảm bảo rằng dù có bất kỳ sự xâm phạm nào xảy ra, thông tin tài khoản của người dùng vẫn được bảo vệ.
Tokenization cho phép chuyển đổi các tài sản thực (như vàng, bất động sản, nghệ thuật,...) thành các mã token số, có thể được giao dịch trên mạng blockchain. Điều này giúp tăng tính thanh khoản, minh bạch và hiệu quả của các tài sản truyền thống, cũng như mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Một trong những ví dụ phổ biến về thanh toán bằng blockchain sử dụng Tokenization là giao dịch sử dụng stablecoin được tạo ra trên nền tảng blockchain như: USDC (USD Coin) hay USDT (Tether). Trong trường hợp này, Tokenization được sử dụng để tạo ra các token stablecoin trên blockchain, mỗi token đại diện cho giá trị cố định của một đơn vị tiền tệ truyền thống. Việc này giúp thuận tiện trong giao dịch và tích hợp với các ứng dụng khác trên nền tảng blockchain.
Trên đây là những chia sẻ của Bizfly về Tokenization, hy vọng rằng qua bài viết, bạn đã hiểu Tokenization là gì, lợi ích mà nó mang lại và cách ứng dụng vào lĩnh vực thanh toán điện tử hiện nay. Nếu bạn còn thắc mắc hoặc muốn tìm hiểu thêm về các giải pháp công nghệ khác, hãy liên hệ với Bizfly để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
BizChatAI - Giải pháp tự động tư vấn bán hàng, chốt đơn 24/7
5600+ khách hàng tin dùng ở mọi lĩnh vực: Giáo dục, bán lẻ....