E-commerce (Thương mại điện tử) là gì? Lợi ích, thách thức E-commerce

Thủy Nguyễn 19/05/2024

Mô hình kinh doanh, mua bán qua E commerce (thương mại điện tử) ngày càng phổ biến. Vậy E commerce là gì? Lợi ích ra sao? Ở Việt Nam có những sàn E commerce nào đang nổi, dễ kiếm tiền nhất? Bạn cùng Bizfly tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

E-Commerce là gì?

E-Commerce, Electronic Commerce (EC), thương mại điện tử là mô hình kinh doanh mà ở đó các cá nhân hoặc doanh nghiệp thực hiện các hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa của mình trên hệ thống internet. Một số mô hình phổ biến của E-Commerce hiện nay như:

  • Mô hình kinh doanh B2B (Business to Consumer): Thương mại điện tử giữa 2 doanh nghiệp với nhau
  • Mô hình kinh doanh B2C (Business to Consumer): Thương mại điện tử giữa khách hàng với  doanh nghiệp 
  • Mô hình kinh doanh C2C (Consumer to Consumer): Thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau
E-commerce là gì?
Định nghĩa E-commerce là gì?

Lợi ích của E-Commerce là gì?

Lợi ích của E-Commerce đem lại cho người bán và người mua như sau: 

Đối với người mua 

  • Mua sắm tiện lợi, nhanh chóng: Người mua có thể mua hàng ở mọi lúc mọi nơi chỉ với chiếc điện thoại có kết nối internet thay vì tốn thời gian, công sức đến trực tiếp cửa hàng. Hơn nữa, các giao dịch đều được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chờ đợi.
  • Giá cả cạnh tranh: Doanh nghiệp được hỗ trợ tiết kiệm chi phí vận hành từ nền tảng TMĐT từ đó dẫn đến giá cả sản phẩm cạnh tranh hơn.
  • Tiếp cận thị trường rộng lớn: Mua sản phẩm từ bất kỳ đâu trên thế giới như hàng nội địa Trung, Nhật,...
  • Thông tin sản phẩm thể hiện chi tiết: Người mua dễ dàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, so sánh giá cả, đọc đánh giá của người mua khác trước khi quyết định mua hàng. 
  • Dễ dàng đổi trả: Hầu hết các sàn TMĐT đều có chính sách đổi trả linh hoạt trong vòng 7-10 ngày thuận tiện cho người mua đổi trả nếu sản phẩm có vấn đề không như mong đợi. 
Lợi ích của của E-Commerce
E-Commerce mang lại nhiều lợi ích cho cả người mua lẫn người bán

Đối với người bán

  • Tiết kiệm đáng kể nguồn vốn đầu tư: Người bán có thể sẽ không mất nhiều chi phí thuê mặt bằng, nhân viên, kho bãi,...
  • Tiếp cận thị trường rộng lớn: Các sản phẩm, dịch vụ được tiếp cận gần hơn với các khách hàng tiềm năng trong nước và  trên toàn thế giới. Từ đó, giúp doanh nghiệp tăng nhanh doanh số bán hàng. 
  • Thuận tiện trong khâu chăm sóc khách hàng: Sàn TMĐT sẽ hỗ trợ khách hàng 24/7 qua nhiều kênh như email, chat trực tuyến,...đáp ứng nhanh, tốt các mong muốn của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ. 
  • Tự động hóa quy trình bán hàng: Người bán dựa vào các tính năng từ sàn TMĐT để tự động hóa các quy trình như tiếp nhận đơn hàng, thanh toán, theo dõi đơn hàng...

Ngoài ra, sàn TMĐT còn mang lại một số lợi ích cho xã hội như: 

  • Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
  • Tạo ra nhiều việc làm cho các tầng lớp trong xã hội như mẹ bỉm sữa, các bạn trẻ có mong muốn khởi nghiệp hay cả người trung niên,... 
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống, tiết kiệm thời gian và chi phí mua sắm.

Một số hạn chế của E-Commerce

Kinh doanh thương mại điện tử cũng bên cạnh những lợi ích, ưu điểm nêu trên cũng tồn tại một số nhược điểm mà cả người mua lẫn người bán cần thiết phải nắm rõ để sử dụng cho phù hợp: 

Khó xây dựng lòng tin tuyệt đối từ khách hàng

Do tính chất hoạt động của việc mua bán trên sàn thương mại điện tử chỉ diễn ra qua hình thức trực tuyến chứ không gặp mặt trực tiếp. 

Do vậy, khách hàng sẽ khó hình dung về chi tiết, chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà chỉ có thể xem qua hình ảnh do bạn cung cấp trên sàn TMĐT chứ. Vì như thế nên họ cũng có những băn khoăn, lo lắng về vấn đề chất lượng sản phẩm và đôi khi sẽ chần chừ thay vì quyết định mua hàng ngay lập tức. 

Cạnh tranh cao

E commerce đang phát triển rất mạnh mẽ trên toàn cầu, thu hút số lượng lớn người mua và người bán tham gia. Cũng vì thế, khiến cho khả năng cạnh tranh giữa các cửa hàng trên nền tảng này ngày càng cao. 

Điều này buộc các doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh hiệu quả, có giá cả sản phẩm cạnh tranh để thu hút khách hàng nếu không muốn bị đào thải. 

Không thể tiến hành giao dịch mua bán khi website bị lỗi

Do tính chất hoạt động của các E Commerce đều được thực hiện trên website. Vì thế khi website bị lỗi, hoạt động gián đoạn sẽ khiến cho các giao dịch mua bán bị tê liệt, không thể tiến hành như mong đợi. Điều này vô hình chung sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi mua hàng của khách hàng. 

Tiềm ẩn rủi ro gian lận, bảo mật thông tin kém

Việc bảo mật thông tin cho các website ở Việt Nam khá sơ sài và không hiệu quả vì thế, đã có không ít các sàn TMĐT bị đánh cắp dữ liệu khách hàng hoặc bị lừa đảo thanh toán. Với người mua hàng, đôi khi việc liên kết tài khoản ngân hàng với sàn TMĐT cũng bị các tội phạm công nghệ cao lừa đảo một cách trót lọt do việc để lộ thông tin mật khẩu. 

Những hạn chế của E-commerce
Bên cạnh những ưu điểm, E-commerce cũng có không ít hạn chế

Thách thức khi tham gia E-Commerce tại Việt Nam

Bên cạnh việc tận dụng những cơ hội như sự phát triển công nghệ, nhu cầu người dùng thay đổi… các E-Commerce cũng đứng trước những thách thức cần phải tìm hướng giải quyết hợp lý như: 

  • Sự cạnh tranh khốc liệt: Nhiều sàn TMĐT lớn xuất hiện của các sàn mới với các chương trình khuyến mãi sâu đậm nhằm cạnh tranh thu hút khách hàng.
  • Niềm tin từ người tiêu dùng: Sự tham gia của số lượng lớn nhà bán hàng sẽ khiến cho việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng tràn lan. Từ đó, khiến các sàn TMĐT khó có thể chiếm được niềm tin tuyệt đối từ khách hàng. Hơn nữa, việc giải quyết khiếu nại khách hàng sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn.
  • Hình thức thanh toán trực tuyến còn nhiều bất cập: Tỷ lệ sử dụng thanh toán trực tuyến thấp, đặc biệt khu vực nông thôn. Ngoài ra, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gian lận trong thanh toán.
Thách thức của E Commerce tại Việt Nam
Nhiều thách thức cho những cá nhân/doanh nghiệp dấn thân vào thương mại điện tử

Top 5 sàn E-Commerce lớn nhất Việt Nam 2024

Tiktok Shop

Tiktok Shop là kênh bán hàng mới nổi trên nền tảng mạng xã hội TikTok, thu hút lượng lớn người dùng trẻ. Với ưu nhược điểm như: 

  • Ưu điểm: Livestream bán hàng hiệu quả, tiếp cận lượng lớn người dùng trẻ, xu hướng mới, trợ giá tốt, các chính sách hoàn trả, đánh giá của khách hàng được kiểm soát nghiêm ngặt. 
  • Nhược điểm: Mới ra mắt trong thời gian gần đây, ít tính năng hỗ trợ bán hàng, vẫn có sự tiềm ẩn rủi ro lừa đảo.

Shopee

Ngày nay, Shopee hiện là sàn TMĐT được nhiều người lựa chọn nhất với đa dạng ngành hàng, nổi tiếng với các chương trình khuyến mãi, voucher, miễn phí vận chuyển. 

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, giao diện thân thiện, nhiều chương trình ưu đãi, đa dạng sản phẩm.
  • Nhược điểm: Hàng giả, hàng nhái nhiều, lượt mua và lượt đánh giá đôi khi không chính xác, giao diện thường lỗi nhưng với tần suất không quá thường xuyên,  giao hàng lâu ở khu vực xa xôi.

 Lazada

Đây là sàn TMĐT lâu đời, đa dạng ngành hàng, tập trung vào sản phẩm chính hãng, uy tín. 

  • Ưu điểm: Nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giao hàng nhanh chóng, hỗ trợ khách hàng tốt.
  • Nhược điểm: Giá cả sản phẩm có thể cao hơn so với các sàn khác, ít chương trình miễn phí vận chuyển, vẫn có trường hợp hàng nhái, hàng lỗi….
Top 5 sàn E- commerce tại Việt Nam
Tiktokshop, shopee là 2 cái tên phổ biến trong thương mại điện tử

Tiki

Tập trung vào mặt hàng điện máy, sách, thời trang, thực phẩm, chú trọng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ khách hàng.

  • Ưu điểm: Sản phẩm chính hãng, giao hàng nhanh chóng, dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp.
  • Nhược điểm: Ít chương trình khuyến mãi so với các sàn khác, giá cả sản phẩm có thể cao hơn.

Sendo

Sàn TMĐT dành cho doanh nghiệp Việt Nam, tập trung vào sản phẩm chất lượng cao, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.

  • Ưu điểm: Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam mới thành lập, nhiều chương trình khuyến mãi cho doanh nghiệp, sản phẩm chất lượng cao.
  • Nhược điểm: Ít sản phẩm đa dạng so với các sàn khác, giao diện chưa thân thiện.

Xem thêm: xu hướng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2B

Q&A: E-commerce

Q&A: E-commerce - Kinh doanh thương mại điện tử
Q&A: E-commerce - Kinh doanh thương mại điện tử

Phân biệt E-commerce và E-business

E-commerce thực hiện các giao dịch mua bán trực tuyến còn E-business bao gồm cả E-commerce  và các hoạt động quản lý, sản xuất và kinh doanh khác. E-business là việc kết hợp giữa quản lý kinh doanh với công nghệ thông tin để giúp doanh nghiệp cải thiện hiệu quả và tăng sự cạnh tranh trên thị trường.

Có thể nói, E-commerce là một phần của E-business và E-business có phạm vi rộng hơn, bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau.

Ngành nào thích hợp áp dụng E-Commerce? 

Một số ngành sau đây đặc biệt phù hợp với E-commerce: 

  • Ngành bán lẻ: Bán quần áo, thời trang, sách, vở, thực phẩm, đồ ăn uống, mỹ phẩm,...
  • Ngành dịch vụ: Đặt vé máy bay, khách sạn, dịch vụ du lịch, giải trí, dịch vụ sửa chữa, bảo trì…
  • Ngành sản xuất: Bán máy móc, thiết bị công nghiệp, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, linh kiện điện tử,... 

Ngoài ra, các ngành như nông nghiệp, ngành xuất nhập khẩu,... vẫn có thể tham gia sàn TMĐT. 

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về E-Commerce mà Bizfly đã cung cấp. Hy vọng, những gì chúng tôi chia sẻ sẽ đáp ứng được nhu cầu và mong muốn tìm kiếm của bạn! 

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly