Bước vào kỷ nguyên số, hành vi người tiêu dùng trong thương mại điện tử bị tác động bởi nhiều chiến dịch Digital Marketing mang màu sắc mới.
Theo đó, xu hướng tương tác người dùng dần thay đổi. Cùng Bizfly tìm hiểu chi tiết về về một số xu hướng hành vi mua sắm E-Commerce phổ biến đó trong bài viết sau.
Được “khuếch đại” sau bạo bệnh Covid-19, Internet trở thành trục xoay tạo đà cho người tiêu dùng và doanh nghiệp tiếp cận những cơ hội trải nghiệm và phát triển mới. Người dùng không chỉ sử dụng không gian mạng để cập nhật thông tin, kết nối mà còn thực hiện hàng loạt các giao dịch mua bán những sản phẩm khác nhau một cách linh hoạt. Từ đó, Hành vi người tiêu dùng - TMĐT - Internet trở thành mối liên kết bền chặt trong chiến lược kinh doanh của nhiều đơn vị.
Hình thức mua sắm kết hợp giải trí được phát triển trên các nền tảng TMĐT thu hút số lượng đông đảo khách hàng ở nhiều ngành và phân khúc khác nhau.
Việc khoe chiến lợi phẩm sau những lần săn sale, voucher hay thu thập xu từ trò chơi trực tuyến trên nền tảng TMĐT dần trở thành thú vui của nhiều người. Cũng từ đó, việc mua sắm không còn dừng lại ở việc mua-bán mà còn tạo ra văn hóa mua sắm mới “Vừa mua sắm, vừa chơi, vừa trò chuyện”
Tìm kiếm hình ảnh được đánh giá mang lại hiệu quả kinh doanh tiềm năng cho nhiều doanh nghiệp. Điều này bắt nguồn từ một vài lý do như: Thao tác nhanh chóng, kết quả tìm kiếm chính xác.
Ngoài ra, mỗi nhà bán hàng sẽ dùng từ ngữ khác nhau để miêu tả sản phẩm của mình trên sàn thương mại điện tử, do đó để tìm thấy sản phẩm phải sử dụng đúng từ ngữ đã được đặt tên. Vì vậy sử dụng hình ảnh giúp khách hàng không còn phải loay hoay với nhiều lần tìm kiếm các từ ngữ khác nhau.
Việc phát triển tính năng tìm kiếm hình ảnh trực quan giúp các nền tảng thương mại điện tử nâng cao trải nghiệm người dùng rõ rệt. Trong một cuộc khảo sát gần đây của ViSenze, 62% người tiêu dùng thuộc thế hệ Millennials và Gen Z cho biết họ muốn tìm kiếm bằng hình ảnh thay vì bất kỳ phương pháp khác.
Việc so sánh giá cả, thời gian vận chuyển, lượt đánh giá hay tính uy tín của đơn vị bán hàng trên sàn TMĐT giúp người dùng định hình được tiêu chuẩn về mức giá tốt nhất và các lợi ích khác đi kèm cho sản phẩm.
Sự thay đổi này trong hành vi người tiêu dùng trong thương mại điện tử đã làm cho nhiều đơn vị kinh doanh buộc phải đổi mới tactics content (Chiến thuật nội dung), chiến dịch khuyến mãi. Không chỉ cung cấp thông tin đầy đủ, có tính minh bạch trong phần mô tả sản phẩm, doanh nghiệp đã dần tối ưu mở rộng các nội dung chăm sóc khách hàng và kịch bản chatbot.
Thị trường TMĐT sôi động đồng nghĩa với việc người bán hàng phải đối mặt với nhiều áp lực mới. Trong đó kể đến thói quen sử dụng các nền tảng để so sánh sản phẩm.
Nhiệm vụ tối ưu hóa trải nghiệm người dùng buộc các sàn thương mại điện tử cập nhật thêm loạt tính năng mới như so sánh giá, gợi ý sản phẩm tương tự, filter màu sắc, kiểu dáng,... Cũng bởi đó, người dùng thông thái sử dụng các tính năng mới này như một công cụ để tìm ra người bán giá phải chăng nhất, đáp ứng được mọi mong muốn mua sắm của mình.
Trong khi doanh nghiệp lớn được nhà cung cấp đưa ra mức chiết khấu cao vì đặt mua những đơn hàng lớn, thì người bán với quy mô nhỏ thường sẽ phải phụ thuộc vào khuyến mãi của sàn để tăng khả năng cạnh tranh về giá và thu hút khách hàng tốt hơn. Yếu tố này vô hình trung tạo cho người dùng thói quen cập nhật các đơn vị kinh doanh được sàn trợ giá cao nhất, phổ biến có thể thấy ở các phiên livestream.
Trước sự tiện lợi mà các thiết bị di động cung cấp, người dùng dễ dàng tiếp cận hơn với quy trình thanh toán và mua hàng online. Theo Statista, tính đến quý 3 năm 2023, có gần 30% người dùng Việt sử dụng smartphone mua sắm mỗi tuần.
Hiện nay, hầu hết các sàn TMĐT đều tập trung xây dựng và hoàn thiện giao diện trên thiết bị di động rất tốt. Vào những ngày sale theo chương trình, chúng ta sẽ nhận thấy được độ trễ khi thao tác nhưng vấn đề này không làm ảnh hưởng quá lớn đến hiệu quả kinh doanh nói chung.
Như đã đề cập, việc chia sẻ kinh nghiệm hay đánh giá sản phẩm trực tuyến được hình thành bởi thói quen mua sắm mới của người tiêu dùng. Nhưng tại sân chơi TMĐT, việc đánh giá sản phẩm còn mang lại lợi ích tích lũy phần thưởng cho khách hàng: Vòng quay may mắn, săn xu.
Nhờ các chiến lược kích thích khách hàng tương tác, hoạt động để lại bình luận về sản phẩm đã dần trở thành thói quen mới, khách hàng không còn cảm thấy gượng ép, thay vào đó là chia sẻ kinh nghiệm thật của mình tới cộng đồng và góp ý cho người bán/cửa hàng.
Người dùng khi mua sắm trên sàn TMĐT sẽ được lựa chọn nhiều các hình thức thanh toán khác nhau như tiền mặt, tài khoản ngân hàng, visa, VNpay và các hình thức thanh toán với ví điện tử khác. Mỗi hình thức thanh toán thường sẽ hỗ trợ cho người dùng những mã chiết khấu khác nhau. Khách hàng sẽ tiết kiệm được kha khá ngân sách khi áp dụng phương thức thanh toán có chế độ hỗ trợ cao.
Hiện nay, các ví điện tử thông minh đều đang cố gắng mở rộng hệ sinh thái khách hàng bằng cách liên kết với tất cả các ngân hàng, tối ưu trải nghiệm thanh toán cho người dùng. Do đó, doanh nghiệp hay đơn vị kinh doanh hoàn toàn thêm mọi hình thức thanh toán cho sản phẩm tạo điều kiện mua sắm thuật lợi cho khách hàng của mình, đồng thời gia tăng tính minh bạch trong quá trình quản lý ngân sách và doanh thu.
Bên trên là những chia sẻ của Bizfly về hành vi người tiêu dùng trong thương mại điện tử hiện nay. Nhìn chung, người tiêu dùng đang thích nghi tốt với xu hướng đổi mới công nghệ hiện đại. Từ đó, doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đón đầu mong muốn của khách hàng.
Bạn đã sử dụng BizCRM - Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng chưa?
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp