Xu hướng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2B đang không ngừng thay đổi. Chính vì thế, các công ty đang nhanh chóng thích nghi với những phương thức tiếp cận mới để cải thiện hiệu quả kinh doanh và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng. Qua bài viết này, Bizfly sẽ giúp bạn khám phá 10 xu hướng TMĐT B2B.
Forrester ước tính doanh số bán hàng thương mại điện tử B2B tại Mỹ sẽ đạt 3 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Con số này tăng từ 17% so với tổng doanh số bán hàng B2B của Mỹ vào năm 2022 lên 24% vào năm 2027. Ứng dụng của ecommerce trong B2B cũng cho thấy sự chuyển dịch trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Các xu hướng thương mại điện tử bao gồm việc thực hiện đơn hàng một cách nhanh chóng, trải nghiệm đa kênh liền mạch, GenAI và quản lý đơn hàng đa kênh. Những đổi mới này cho phép các nhà bán hàng B2B thay đổi chiến lược từ bán hàng trực tiếp sang trực tuyến.
Mặc dù không có gì đảm bảo rằng có 1 công nghệ nào đó sẽ đáp ứng được tất cả nhu cầu và hành vi mua hàng bất chợt của khách hàng. Nhưng cách tốt nhất là doanh nghiệp bạn nên tạo ra cơ sở hạ tầng thương mại điện tử một cách linh hoạt để có thể thích ứng nhanh chóng trước sự thay đổi của người dùng hiện nay.
Theo nghiên cứu mới nhất từ McKinsey và Forrester, nhiều khách hàng sẵn sàng chi tiêu lớn hơn 50.000$ mà không cần gặp gỡ hay trò chuyện với nhân viên bán hàng. Sự thay đổi này cho thấy được tính hiệu quả của quy trình mua hàng tự động đối với B2B Ecommerce Platforms. Một số lợi ích nổi bật của xu hướng mua hàng tự phục vụ là:
Theo Forrester, chỉ khoảng một phần tư các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận từ công nghệ AI vào năm 2024. Tuy nhiên, nếu được áp dụng một cách hiệu quả, GenAI có thể đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược thương mại điện tử cho doanh nghiệp. Một số ưu điểm của AI là:
Trong online purchasing B2B, người mua đang tìm kiếm sự linh hoạt trong cách thanh toán cho các giao dịch mua sắm. Việc cung cấp các phương thức thanh toán đa dạng làm cho quá trình mua hàng trở nên thuận tiện hơn. Thông qua đó, khách hàng có thể chọn lựa phương thức dễ dàng nhất và đẩy nhanh quá trình mua hàng.
Với sự phát triển của digital transformation B2B, việc này không chỉ cải thiện sự hài lòng của khách hàng mà còn tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi các công ty B2B tích hợp nhiều lựa chọn thanh toán như hóa đơn điện tử, thanh toán trực tuyến, tín dụng doanh nghiệp, bạn sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh mới và thu hút một lượng lớn khách hàng.
Người mua hàng trong lĩnh vực B2B đang ngày càng ưa chuộng việc mua sắm trực tuyến, kể cả đối với các sản phẩm và dịch vụ trước đây thường yêu cầu sự tư vấn trực tiếp. Báo cáo của Gartner năm 2021 chỉ ra rằng, khoảng một nửa các Giám đốc Bán hàng dự kiến sẽ chuyển từ việc quản lý nhân viên sang quản lý quy trình bán hàng trực tuyến vào năm 2025.
Sự chuyển dịch này đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách tiếp cận người mua B2B. Điều này bao gồm việc thiết kế website, triển khai các chiến lược marketing số và quản lý mối quan hệ với khách hàng qua nền tảng trực tuyến. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa quy trình bán hàng và mang lại trải nghiệm mua sắm tương tự như B2C cho người mua B2B.
Theo nghiên cứu của McKinsey, khi các doanh nghiệp B2B tìm hiểu thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, họ thường sử dụng khoảng 10 kênh thông tin khác nhau (Website, Linkedin, webinar,...). Bên cạnh việc sử dụng đa dạng các nguồn thông tin, người mua B2B còn có khuynh hướng ưa chuộng việc mua sắm qua thiết bị di động hơn là trực tiếp đến cửa hàng.
Một cuộc khảo sát vào năm 2022 của McKinsey cũng chỉ ra rằng người dùng đang dần chuyển sang tìm hiểu các bài viết trên mạng xã hội, sử dụng ứng dụng di động và tin nhắn văn bản ở những giai đoạn đầu khi tìm hiểu mua hàng. So với năm 2019, việc sử dụng những kênh di động này đã tăng gấp bốn lần vào năm 2022.
Bằng việc sử dụng công nghệ tự động để theo dõi và cập nhật mức hàng tồn kho qua API, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu công việc nhập liệu thủ công. Đối với việc xử lý đơn hàng, tự động hóa hỗ trợ cập nhật thông tin và quản lý toàn bộ quá trình như xác minh, vận chuyển hay xử lý các đơn hàng bị huỷ. Đây cũng là lý do mà hiện nay các phần mềm quản lý bán hàng đa kênh ra đời giúp cho các chủ doanh nghiệp vận hành quy trình bán hàng dễ dàng và hiệu quả.
BizShop - Một trong những phần mềm quản lý bán hàng online đa kênh được nhiều doanh nghiệp tin dùng, chỉ với 1 nền tảng duy nhất bạn có thể:
Hiện có hơn 5600 khách hàng đã tin dùng phần mềm quản lý bán hàng online BizShop.
Theo một khảo sát gần đây của McKinsey, 35% người mua B2B đánh giá thương mại điện tử là kênh bán hàng hiệu quả nhất, tiếp theo là bán hàng trực tiếp (26%), họp trực tuyến (12%), email (10%) và điện thoại (8%). Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng thực hiện đa kênh và quản lý hiệu quả dữ liệu về khách hàng từ các kênh này.
Để tối ưu hoá quy trình, bạn nên sử dụng các phần mềm chuyên dụng cho việc quản lý thông tin người mua. Một công cụ mà các doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng là BizCRM. Với tính năng tổng hợp dữ liệu khách hàng đa kênh, BizCRM cho phép lưu lại thông tin chi tiết của mỗi người mua như tên, số điện thoại, địa chỉ, email trên các kênh mua hàng.
Đồng thời, tính năng này cũng cung cấp thông tin về các hoạt động tương tác của khách hàng trên web trước đó. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể lưu lại lịch sử trò chuyện với người mua. Từ đó, bạn có thể tối ưu hóa quy trình kinh doanh và nâng cao trải nghiệm mua sắm đa kênh cho khách hàng.
Người bán B2B đang chuyển hướng sang các B2B ecommerce platforms như Amazon Business và Alibaba.com để đẩy mạnh phạm vi kinh doanh. Theo một khảo sát của McKinsey, thị trường này đang nổi lên như một sự lựa chọn hàng đầu cho mua hàng B2B. Có hơn một nửa số công ty tham gia khảo sát khẳng định rằng họ đã thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B nhờ vào sự hiện diện trên các sàn giao dịch này.
Để thích ứng với thị trường ngày càng cạnh tranh, các doanh nghiệp B2B đang cập nhật và làm mới chiến lược bán hàng của mình. Họ kết nối các tài khoản trên các sàn giao dịch thương mại điện tử với hệ thống kinh doanh hiện có. Hơn nữa, những doanh nghiệp này còn sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu và tiếp thị có sẵn trên các thị trường để thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử B2B, việc khách hàng đặt mua lại sản phẩm hoặc mua định kỳ cho thấy họ cảm thấy hài lòng với sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhờ đó, người bán có thể tạo ra một nguồn thu nhập ổn định và giữ chân khách hàng lâu dài. Các đơn hàng định kỳ này có thể liên quan đến việc mua lại các sản phẩm thường xuyên như văn phòng phẩm hoặc việc sử dụng lại dịch vụ.
Để phát triển thương mại điện tử B2B, các doanh nghiệp hiện nay đang hướng tới công nghệ thương mại tổng hợp. Nhờ vào nền tảng này, công ty B2B có thể dễ dàng kết nối các hệ thống lại với nhau.Từ đó, họ sẽ cải thiện trải nghiệm của khách hàng mà không cần phải thay thế hoàn toàn hệ thống hiện có.
Công nghệ thương mại tổng hợp bao gồm khả năng kết nối mượt mà với các hệ thống quản lý doanh nghiệp hiện có. Một số ví dụ như hệ thống quản lý tài nguyên doanh nghiệp (ERP) hoặc quản lý thông tin sản phẩm (PIM). Các công nghệ này đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh và trải nghiệm khách hàng không bị gián đoạn trong suất quá trình mua hàng.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu 10 xu hướng thương mại điện tử dành cho doanh nghiệp B2B hiện nay. Việc nắm vững sự đổi mới này sẽ giúp các công ty cập nhật với thị trường và tăng khả năng cạnh tranh. Bizfly hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm khi kinh doanh nhé.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại