Web 3.0 là gì? Cơ hội và thách thức khi triển khai Web 3.0

Nguyễn Hữu Dũng 04/09/2021

Thông qua các trang mạng xã hội chắc chắn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ web 3.0 - giai đoạn phát triển mới của internet. Nó là thế hệ tiếp theo của World Wide Web mang lại cho người dùng những trải nghiệm cao cấp hơn và hỗ trợ cuộc sống của bạn một cách tốt hơn dựa trên những tác động thực tế.

Vậy cụ thể, Web 3.0 là gì? Những cơ hội và thách thức nào đang đón chờ khi bạn tiến hành triển khai Web 3.0? Cùng Bizfly tìm hiểu nội dung này trong phần tổng hợp sau.

Web 3.0 là gì? 

Web 3.0 hay Semantic Web là thế hệ thứ ba của internet với các tính năng hiện đại hơn, độc đáo hơn và chú trọng nhiều hơn vào việc sử dụng các giao thức chung và các định dạng dữ liệu. Nó được xem là tầm nhìn về một thế hệ web thông minh hơn bao gồm các trang web phi tập trung không máy chủ có thể kết nối với nhau.

Web 3.0 là gì

Khái niệm Web 3.0 là gì? 

Điều này giúp tất cả mọi dịch vụ trực tuyến và mọi trang web có khả năng thực hiện việc giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng, dễ dàng và tiện lợi. Ngoài ra, Web 3.0 còn là nơi mà bất kỳ người dùng nào cũng được phép kiểm soát danh tính, dữ liệu và số phận của chính họ.

Các tính năng tuyệt vời của Web 3.0 

Để hiểu rõ hơn thuật ngữ Web 3.0 là gì, hãy cùng Bizfly tìm hiểu thêm về những tính năng tuyệt vời của nó được đưa ra dưới đây.

Các tính năng tuyệt vời của Web 3.0

Các tính năng tuyệt vời của Web 3.0 

  • Đồ họa 3D: Người dùng khi sử dụng Web 3.0 sẽ được cung cấp những hình ảnh chất lượng, rõ ràng và độ phân giải cao dựa trên tính năng đồ họa 3D thiết kế ba chiều. Một vài ví dụ của đồ hoạ 3D có thể kể đến như trò chơi máy tính, hướng dẫn bảo tàng,...
  • Trí tuệ nhân tạo AI: Tính năng trí tuệ nhân tạo AI sẽ tập trung nhiều hơn vào việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên, nơi mà máy tính sẽ tiếp nhận, phân tích và hiểu được những thông tin của con người. Từ đó có thể nhanh chóng cung cấp cho người dùng những thông tin phù hợp.
  • Semantic Web: Semantic Web hay web ngữ nghĩa là một loại web nâng cao. Nó sẽ dựa trên ý nghĩa của từng từ ngữ để tiến hành phân tích nội dung một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Lợi ích mà Web 3.0 mang lại 

Khi tìm hiểu về Web 3.0 bạn có thể thấy được giai đoạn phát triển mới của internet này có khả năng khắc phục được các yếu điểm của web 1.0 và 2.0. Và mang lại cho người sử dụng những lợi ích nhất định có thể kể đến sau đây.

Kết quả tìm kiếm có độ chính xác cao 

Quá trình tìm kiếm thông tin của người dùng internet sẽ được diễn ra một cách nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn, hiệu quả hơn và mang lại được những kết quả tìm kiếm có liên quan đến từ khoá chính xác hơn với Web 3.0.

Kết quả tìm kiếm có độ chính xác cao ​

Kết quả tìm kiếm có độ chính xác cao ​

Lý do là bởi vì các website sử dụng các bộ máy Google Search, các dữ liệu theo định dạng chuẩn,... để đọc, phân tích và ghi nhớ dữ liệu mà không cần phải đi theo một cấu trúc nhất định hay phải đi xuyên qua các file HTML phức tạp như trước.

Tính đồng bộ 

Tính đồng bộ là một trong những lợi ích của Web 3.0 được thể hiện rõ nét nhất trong thời gian gần đây. Cụ thể, bạn có thể truy cập vào một ứng dụng hay trang web nào đó bằng cách đăng nhập tài khoản Google hoặc tài khoản Facebook của mình.

Bạn có thể dễ dàng truy vấn dữ liệu thời tiết từ Yahoo trên các app tin tức mà không cần phải tự mình đi thu thập hay tìm kiếm các dữ liệu phức tạp.

Khả năng chia sẻ dữ liệu 

Với Web 3.0, các lập trình viên sẽ không phải tiêu tốn quá nhiều công sức để viết ra các công cụ đọc dữ liệu khi thực hiện việc chuyển dữ liệu từ trang web này sang một trang web khác.

Khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu rộng lớn

Khả năng kết nối và chia sẻ dữ liệu rộng lớn

Việc họ cần làm chỉ là thông báo bên kia biết những dữ liệu mà họ đã gửi qua và bên kia sẽ thực hiện viết phần mềm để đọc được các dữ liệu đó một cách chính xác.

Ưu điểm và thách thức của Web 3.0 

Bạn cũng cần phải nắm rõ được những ưu điểm và thách thức của Web 3.0 dưới đây để sử dụng nó một cách tốt nhất.

Ưu điểm 

Ưu điểm và thách thức của Web 3.0

Ưu điểm và thách thức của Web 3.0 

  • Không thông qua trung gian: Các giao dịch và dữ liệu trong một mạng lưới phi tập trung có khả năng trao đổi trực tiếp với nhau mà không cần phải thông qua bất kỳ trung gian nào. Điều này giúp các chi phí và dữ liệu của bạn sẽ không cần phải phụ thuộc nhiều vào bên thứ ba.
  • Ngăn chặn vi phạm dữ liệu: Trừ việc các tin tặc có thể khống chế toàn bộ mạng thì chúng rất khó có thể kiểm soát được các dữ liệu, thông tin của bạn. Bên cạnh đó, Facebook và Google cũng không được bán các dữ liệu của bạn cho bên thứ ba.
  • Dữ liệu tồn tại lâu dài: Internet còn hoạt động thì mọi dữ liệu của bạn cũng sẽ được tồn tại và không cho phép ai ngoài bạn có khả năng truy cập và xoá nó đi.
  • Dịch vụ hoạt động mọi lúc, mọi nơi: Các dịch vụ Web 3.0 không có máy chủ cố định. Vì vậy, chúng sẽ liên tục hoạt động cho đến khi mạng lưới biến mất.
  • Khả năng kết nối: Internet trở nên thông minh hơn và dễ dàng kết nối hơn nhờ khả năng kết hợp giữa AI và IoT để gắn thẻ ngữ nghĩa trên Web 3.0.

Thách thức 

  • Khối lượng dữ liệu lớn: WWW chứa cả tỉ website, mỗi website lại tạo ra một lượng lớn các dữ liệu khác nhau gây ra khó khăn cho việc xử lý dữ liệu. Bạn cần phải thiết kế lại hệ thống tự động hoá để xử lý dữ liệu đầu vào và loại bỏ các dữ liệu trùng lặp.
  • Dữ liệu không rõ ràng: Các dữ liệu không rõ ràng hoặc từ khoá đồng âm trên internet cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc xử lý và những kết quả được đưa ra có thể thiếu đi tính chính xác.
  • Khả năng bảo mật: Khi khối lượng lớn các dữ liệu được chia sẻ rất dễ gây ra các lỗi về bảo mật thông tin. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các công nghệ mới để khắc phục được điều này.

So sánh Web 2.0 với Web 3.0 

Web 3.0 là thế hệ thứ ba của internet. Vậy nó có đặc điểm gì khác so với Web 2.0 mà lại được coi là thế hệ internet thông minh? 

Về cơ bản, Web 2.0 được ra đời cùng lúc với sự gia tăng của các trang mạng xã hội và nhu cầu tương tác của người dùng với các trang mạng đó. Còn Web 3.0 được ra đời khi phạm vi đó được mở rộng và hỗ trợ người dùng tương tác ngay cả trong thời gian thực.

So sánh Web 2.0 với Web 3.0 

Với Web 3.0, máy móc có thể dễ dàng nhận ra và phân loại được lượng lớn các dữ liệu và giúp mang lại cho người dùng nhiều thông tin hữu ích hơn. Còn với Web 2.0, các nhà trung gian cung cấp lớp tin cậy kỹ thuật số thường có xu hướng phụ thuộc vào việc khai thác thông tin hơn là thu hút khách hàng bằng những giá trị.

Điều này khiến người dùng không thể có được những dữ liệu mà bên trung gian không muốn cung cấp.

Web 3.0 được mở rộng giúp người dùng có thể kết nối nhiều hơn với các nền tảng, thiết bị khác nhau đồng thời thực hiện được các tìm kiếm một cách gần hơn. Còn Web 2.0 giúp cài đặt các ứng dụng để người dùng có thể sử dụng được một số những dịch vụ nhất định. 

Như vậy, qua bài viết hữu ích mà Bizfly chia sẻ, bạn đã có thể nắm rõ được khái niệm Web 3.0 là gì cũng như các tính năng, lợi ích và ưu, nhược điểm của Web 3.0. Với những thông tin được cung cấp trong bài, bạn đã có thêm được nguồn kiến thức mới để Web 3.0 dễ dàng đi vào cuộc sống của bạn.

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly