6 workflow nuôi dưỡng khách hàng không thể thiếu cho doanh nghiệp

Lê Khắc Thịnh 01/06/2023

Để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp cần thực hiện các chiến dịch nuôi dưỡng cho từng nhóm khách hàng cụ thể, hoạt động này cơ bản là một loạt email gửi đi nhằm giúp doanh nghiệp tạo dựng hình ảnh, lòng tin và đưa khách hàng tiềm năng đi xa hơn trong hành trình mua hàng. Tùy thuộc vào khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới, sẽ có các workflow nuôi dưỡng riêng. Trong bài viết này, Bizfly sẽ bật mí cho bạn đầy đủ  6 workflow nuôi dưỡng khách hàng không thể thiếu cho doanh nghiệp.

1. Workflow dành cho những subscriber website của bạn

Những subscriber trên website họ là những khách hàng thường xuyên theo dõi các bài viết trên website qua email. Vì vậy, họ cũng sẽ thích thú nếu được nhận thông tin bổ sung về thương hiệu hoặc những cập nhật hữu ích thông qua email. Nhưng trước khi gửi những nội dung kia, bạn đừng quên gửi những email chào mừng, 1 email chào mừng về cơ bản sẽ cần phải có những nội dung sau:

Đầu tiên, bạn hãy gửi một lời chào đến những subscriber. Tiếp theo, cập nhật những thông tin liên quan mà người đăng ký cần: Tài liệu đăng ký, nội dung và thời gian họ sẽ nhận được những email tiếp theo hoặc quảng bá các bài Blog hay /các offer khác. Đừng quên chèn thêm CTA liên quan để điều hướng khách hàng tìm hiểu thêm nhiều nội dung về doanh nghiệp của bạn.

Email chào mừng được xem là một email vô cùng quan trọng vì nó sẽ khiến cho những người mới đăng ký cảm thấy được chào đón, hiểu rõ rằng họ sẽ nhận được gì từ doanh nghiệp.

Workflow dành cho Subscriber

2.  Workflow dành cho những khách hàng tiềm năng

Khi xây dựng workflow cho nhóm khách hàng tiềm năng (lead), mục tiêu cuối cùng mà hầu hết chúng ta muốn hướng đến đó chính là biến họ trở thành MQL (Marketing Qualified Leads). 
 
Nhóm khách này thường thể hiện sự quan tâm tới sản phẩm của doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau như: để lại thông tin liên lạc, nhắn tin trực tiếp hoặc đăng ký tham dự hội thảo… Đây là dấu hiệu cho thấy họ đã sẵn sàng với những cuộc nói chuyện để nhận tư vấn. Doanh nghiệp có thể nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng theo những kịch bản sau:
 
  • Email 1: Có thể gửi luôn cho khách hàng, hãy gửi đến khách hàng tiềm năng một offer liên quan đến những nội dung họ quan tâm (thông qua hành động của họ trên website, email, hội thảo…). Vì khách hàng hiện tại đang ở giai đoạn nhân thức, hãy offer cho họ những nội dung phù hợp tại giai đoạn này, đừng nôn nóng bán hàng.
  • Email 2: Trong vòng 3 ngày sau đó hãy offer cho khách hàng một tài liệu chuyên sâu hơn như ebook, case study có chủ đề liên quan đến những nội dung họ quan tâm. Những nội dung này có thể liên quan nhiều hơn đến sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp.
  • Email 3: Trong vòng 3 ngày kế tiếp,  hãy gửi Email cuối cùng đến khách hàng tiềm năng những dịch vụ như tư vấn miễn phí, review, dùng thử hoặc demo.

3. Hot Lead Workflow

Khi một khách hàng được xác định là “hot lead” có nghĩa là họ thường xuyên ghé thăm website của bạn cũng như có tỷ lệ tương tác cao với bạn trên mạng xã hội. Chứng tỏ rằng những khách hàng này có nhiều khả năng mua hàng hơn những khách hàng tiềm năng khác. 
Điều duy trì sức hút và tương tác với những khách hàng này, cũng cần một workflow riêng giúp tạo ra chuyển đổi đưa khách đến giai đoạn tiếp theo:
  • Email 1: Cung cấp cho họ một case study của bên bạn. Khi khách hàng đã truy cập nhiều vào website của bạn và đã sẵn sàng để sử dụng sản phẩm. hãy gửi cho họ những case study liên quan đến những chủ để mà họ đã xem nhiều.
  • Email 2: Cung cấp cho họ những dịch vụ miễn phí như: sản phẩm demo, review về sản phẩm hoặc tư vấn miễn phí nếu khách có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm.
  • ​Email 3: Nếu như họ sử dụng dịch vụ trên, email tiếp theo và cuối cùng nên được gửi đi với mục tiêu sắp xếp một cuộc gọi với đội Sales của công ty.

Workflow cho hot lead

4. Cold Lead Workflow

Cũng có những trường hợp khách hàng đã không tương tác với doanh nghiệp trong một thời gian và thương hiệu bị rơi vào lãng quên. Vậy hãy đánh thức sự ngủ quên của họ bằng một quy trình nuôi dưỡng mới. Bởi có thể trước đây họ chưa đủ điều kiện mua hàng, nhưng giờ thì có. Một workflow giúp hâm nóng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng vô cùng cần thiết, bạn có thể bắt đầu lại với những cập nhật mới nhất về thương hiệu, hoặc cung cấp những nội dung hữu ích như:
 
  • Doanh nghiệp của bạn có gì mới? Có ưu đãi độc quyền nào mà bạn có thể gửi cho họ để khiến họ hào hứng với thương hiệu của bạn không?
  • Gửi cho họ 1 email thăm dò ý kiến để biết được khách hàng có trải nghiệm gì trong lần cuối cùng tương tác với bạn?
  • Xem họ đang nghĩ gì về bạn, có hài lòng khi nhận email này không? Hãy nói chuyện thân mật với họ như những người bạn. 

5. Workflow dành cho khách hàng đã mua hàng

Khi đã xây dựng được một workflow cho khách hàng doanh nghiệp thành công, khách hàng tiềm năng giờ đã trở thành khách hàng thực sự của bạn, chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên tương tác với khách. Đây chính là một workflow quan trọng giúp cho các khách hàng luôn nhớ đến bạn, luôn quay lại chọn bạn khi cần. Bạn có thể tham khảo workflow cho nhóm khách này theo kịch bản sau:
 
  • Email 1: Không vội vã gửi mail luôn mà hãy đợi 1 ngày sau khi họ chính thức trở thành khách hàng, hãy gửi email cảm ơn khách hàng đã lựa chọn sản phẩm của bạn. Đừng quên đưa vào email các kênh tương tác khác với khách như tài khoản mạng xã hội để khách tiếp tục theo dõi và tương tác với bạn.
  • Email 2: Sau khoảng 3 tuần, hãy gửi email thứ 2 hỏi han khách về cảm nhận cũng như đánh giá của khách hàng doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ của bạn, phòng khi có vấn đề xảy ra bạn sẽ kịp thời giải quyết.
  • Email 3: Sau 2 - 3 tháng, hãy gửi cho khách 1 email cập nhật thêm những tin tức mới, hoặc quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới của bạn (nếu có).

6. Workflow dành riêng cho ngành nghề/lĩnh vực

Khi đi sâu vào tìm hiểu ngành nghề, lĩnh vực của các đối tác B2B đang hoạt động sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể gửi những nội dung dành riêng cho khách hàng. Việc cung cấp thông tin đúng đối tượng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cải thiện tỉ lệ chuyển đổi. Hãy tìm hiểu xem đối tác của bạn đến từ đâu? Họ đang quan tâm đến những thông tin gì trên website của bạn?  Có thể cung cấp ưu đãi nào dành riêng cho họ không? Sau khi nắm được khách hàng đang cần gì, bạn có thể xây dựng workflow riêng cho từng lĩnh vực như sau: 
 
  • Email 1: Gửi cho khách những email đình kèm những bài viết blog liên quan tới lĩnh vực khách hàng đang hoạt động.
  • Email 2: Gửi email hướng dẫn chuyên sâu, videos, checklists, guides,...
  • Email 3: Webinar, case study, ebook, video hướng dẫn theo từng ngành nghề.
  • Email 4: Demo, tư vấn, review,...

 
Workflow riêng cho từng lĩnh vực
 
Dưới đây là 6 quy trình cốt lõi giúp các doanh nghiệp nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng. Đây chính chiến lược vô cùng quan trọng mà doanh nghiệp cần ưu tiên hàng đầu để  xây dựng uy tín cũng như phát triển thương hiệu. Chỉ cần xây dựng được một workflow hợp lý, doanh nghiệp sẽ sớm thu về được kết quả tốt hoặc thậm chí là vượt ngoài mong đợi.

Bạn đã sử dụng giải pháp Email Marketing và Automation chưa?
Dễ sử dụng & tuỳ chỉnh mẫu email, tỷ lệ vào hộp thư đến 95%, chăm sóc khách hàng tự động

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly