Ahrefs là công cụ yêu thích của các chuyên gia marketing và SEOer. Nhờ có Ahrefs mà quá trình phân tích các website trở nên hiệu quả hơn. Hãy cùng Bizfly tìm hiểu Ahrefs là gì và những thông tin chi tiết về bộ phần mềm này ngay trong bài viết dưới đây.
Ahrefs được hiểu là bộ phần mềm SEO có chứa các công cụ với mục đích xây dựng liên kết, phân tích các đối thủ cạnh tranh, theo dõi xếp hạng, nghiên cứu từ khóa. Ahrefs sẽ chỉ ra được trang web nào có thứ hạng cao hơn website của bạn. Bạn có thể dựa trên kết quả này để nghiên cứu và tìm ra chiến lược cải thiện thứ hạng.
Ahrefs được các SEOer sử dụng khá nhiều khi cần phân tích thông tin về đối thủ cạnh tran
Tương tự như Google, Ahrefs sở hữu một lượng lớn cơ sở dữ liệu và liên tục được cập nhất. Với Ahrefs bạn sẽ có thể tìm kiếm bất cứ từ khóa nào và truy vấn thông tin đơn giản, dễ dàng. Khi nghiên cứu về các công cụ tìm kiếm, Ahrefs được xếp thứ 2 chỉ sau Google.
Ahrefs được đánh giá cao bởi khả năng hỗ trợ ưu việt. Những tính năng Ahrefs hỗ trợ SEO có thể kể đến đó là:
Backlink được hiểu là quá trình đánh giá tất các liên kết trỏ về trang của bạn. Mục đích của tính năng Audit backlink là phân tích các liên kết được trỏ về website của đối thủ. Với bước này Ahrefs sẽ giúp bạn có thể nắm được các chỉ số quan trọng như: Dofollow, Nofollow, anchor text, DR… Tính năng này còn được sử dụng để kiểm tra backlink bị gãy, bị xóa.
Khi sử dụng Ahrefs người dùng sẽ tìm được những link tiềm năng từ những đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể liên hệ đặt backlink. Đây là một tính năng lợi hại và tuyệt vời mà người dùng sẽ được trải nghiệm.
Ahrefs không chỉ sở hữu một kho tàng từ khoá đa dạng mà còn có thể ước tính được tần suất tìm kiếm và ước tính lưu lượng truy cập. Dựa trên những yếu tố này sẽ giúp người dùng tìm được từ khóa thích hợp nhất.
Bên cạnh đó Ahrefs phân tích từ khóa dựa trên: số lượt tìm kiếm, số lần nhấp chuột, độ khó của từ khóa,… để đánh giá thứ hạng và phân tích. Để thực hiện được bạn sẽ cần tìm từ khóa tiềm năng, sau đó dựa trên các chỉ số URL; backlinks; URL Rating,... để so sánh mình và đối thủ, từ đó để đánh giá khả năng cạnh tranh của từ khoá.
Ngoài ra những từ khóa được xếp hạng cao mà website của bạn chưa có sẽ được thống kê đầy đủ. Bạn sẽ kiểm tra và phát hiện được những điểm yếu trong website của mình.
>>> xem thêm: Top các công cụ nghiên cứu từ khóa hiệu quả nhất hiện nay
Đây là tính năng khá quan trọng của Ahrefs. Bằng cách nhập tên website của mình vào Site Explorer, bạn sẽ biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai. Danh sách về đối thủ và những từ khoá họ đang triển khai sẽ giúp bạn có thông tin hữu ích. Bên cạnh đó bạn có thể xác định được những từ khóa đang cạnh tranh với đối thủ.
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng tính năng Competing Page bạn sẽ biết được những từ khoá đối thủ đang đẩy mạnh, có bao nhiêu từ khóa trùng lặp với website của bạn.
Việc theo dõi organic visibility là rất quan trọng. Đây là thước đo về khả năng hiển thị của trang web. Việc theo dõi này chưa đủ để tạo nên thành công của web, bên cạnh việc này bạn sẽ cần biết thêm về công cụ Total Organic Keywords để có thể phân tích, theo dõi số liệu đầy đủ nhất.
Ahrefs giúp phân tích thông tin và từ khóa hiệu quả
Dựa trên tính năng này người dùng có thể biết được khi có người đang tìm kiếm từ khoá của bạn bằng cách thiết lập thông báo.
Đây là công cụ phân tích tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hiển thị của trang website. Dựa trên công cụ này mà bạn có thể phát hiện nhanh chóng, giải quyết kịp thời những vấn đề kỹ thuật của website từ đó giúp quá trình nâng hạng website tốt hơn.
Dưới đây là những thuật ngữ được sử dụng trong Ahrefs mà bạn nên biết để có quá trình vận dụng nhanh chóng, dễ dàng hơn.
Đây được hiểu là chỉ số hiển thị độ khó với những từ khóa hay hiểu đơn giản là khả năng cạnh tranh của từ khoá. Thang điểm đánh giá từ 1-100, dựa trên thang điểm này sẽ tiến hành đánh giá về thứ hạng của từ khóa. Tiêu chí để đánh giá là mức độ cạnh tranh, số lượng, số lần click chuột,...
Organic Keywords sẽ tổng hợp các từ khóa mà người dùng tìm kiếm cùng website nằm trong kết quả tìm kiếm. Số lượng Organic Keywords càng nhiều thì nội dung bạn tối ưu càng hiệu quả, khả năng mang đến traffic càng cao.
Organic Traffic được hiểu là nguồn truy cập tự nhiên của người dùng vào website của bạn. Quá trình truy cập này dựa vào bảng xếp hạng tìm kiếm, đây cũng là chỉ số cực kỳ quan trọng để tăng thứ hạng từ khóa.
Ahrefs có rất nhiều thuật ngữ thông dụng
Khi tiến hành gõ từ khóa trên các công cụ tìm kiếm, một loạt kết quả được trả về, người dùng chọn click vào website của bạn, đây chính là Organic Search.
UR là chỉ số đánh giá chất lượng của URL nào đó trên backlink mà nó đang sở hữu. Đây có thể coi là chỉ số đo lường sức mạnh backlink của website.
Domain Rating đánh giá sự tin cậy và phổ biến của một website nào đó với thang điểm 1-100. Chỉ số này dựa vào offpage SEO thay vì onpage SEO. Thông thường chỉ số DR sẽ thấp hơn UR, nhưng đôi khi trong một số trường hợp nếu DR chất lượng và có ít backlink trỏ về thì chỉ số DR có thể sẽ cao hơn.
Referring Domains là các domain có link trỏ về website của bạn. Lưu ý rằng cần cân đối tỷ lệ DR và backlink, tỷ lệ này càng thấp thì trang web càng được đánh giá cao.
Đây chính là số lượt click vào từ khóa trên mỗi lần tìm kiếm. Nhưng lưu ý rằng không phải từ khoá nào cũng mang lại lượt click bởi trong nhiều trường hợp nội dung cần tìm được hiển thị ngay tại trang kết quả tìm kiếm.
Hiện nay Ahrefs là một trong những công cụ quan trọng để hỗ trợ SEOer. Nhờ có Ahrefs mà người dùng sẽ có quá trình tối ưu hiệu quả hơn.
Ahrefs đang cung cấp những tính năng chính như:
Thông qua bài viết chắc chắn bạn đã biết Ahrefs là gì? Các thuật ngữ được sử dụng trong Ahrefs cũng như những tính năng mà nó mang lại. Với những thông tin này chúc bạn sẽ có thể có được kinh nghiệm hữu ích từ đó thăng hạng từ khóa của mình
>>>>> Xem thêm: SEMrush là gì? 5 đặc điểm nổi bật của công cụ mà SEOer không nên bỏ qua
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại