Thuật ngữ Application performance là gì có lẽ không còn quá xa lạ với những ai đang làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Đây là chỉ số đánh giá khả năng của ứng dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vậy Application performance có tính năng gì và quan trọng như thế nào? Bạn hãy cùng Bizfly tìm hiểu ngay qua bài viết bên dưới nhé!
“Application performance là gì” là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Application performance hay hiệu suất ứng dụng là thước đo hiệu suất hoạt động của ứng dụng dựa trên nhiều yếu tố quan trọng. Cụ thể, hiệu suất được đánh giá thông qua 4 yếu tố:
Chức năng chính của Application performance (APM) là bảo đảm ứng dụng chạy mượt mà để thỏa mãn mọi nhu cầu của người dùng. Bên cạnh đó, Application performance cũng mang lại cái nhìn sâu rộng về hiệu suất hoạt động của ứng dụng. Tính năng này cho phép doanh nghiệp phát hiện và xử lý các sự cố liên quan đến hiệu suất một cách hiệu quả.
Sau khi tìm hiểu Application performance là gì, Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn một số lợi ích của hiệu suất ứng dụng. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Application performance giúp xác định nhanh chóng các sự cố phát sinh trong ứng dụng. Từ đó, doanh nghiệp có thể cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách tập trung vào những yếu tố mang lại giá trị nhất.
Ví dụ: Amazon đã chỉ ra rằng chỉ cần chậm trễ 100 mili giây trong thời gian tải trang có thể làm giảm doanh số bán hàng lên đến 1%. Nhờ vào việc tối ưu hóa hiệu suất ứng dụng, Amazon đã duy trì được sự hài lòng của khách hàng và thúc đẩy doanh số.
Vài phút sự cố cũng có thể gây thiệt hại tài chính và làm gián đoạn trải nghiệm của khách hàng. Do đó, hiệu suất ứng dụng sẽ hỗ trợ đội ngũ IT tập trung giải quyết sự cố hiệu quả.
Đội sẽ sử dụng các công cụ, kỹ thuật phân tích để xác định nguyên nhân của sự cố, bao gồm kiểm tra logs hệ thống, xem xét các thay đổi gần đây trong mã nguồn và kiểm tra tình trạng của các thành phần hạ tầng.
Dựa trên thông tin thu thập được, đội ngũ IT sẽ chẩn đoán vấn đề cụ thể và đánh giá tác động của nó đến hiệu suất, trải nghiệm người dùng và đề xuất biện pháp khắc phục.
Đội ngũ IT thường sử dụng Application performance để đánh giá cần bao nhiêu tài nguyên, cơ sở hạ tầng và công suất điện toán để ứng dụng chạy mượt mà.
Điều này có thể bao gồm việc thay đổi cấu hình hệ thống, nâng cấp phần cứng hoặc sử dụng các giải pháp điện toán đám mây để tối ưu hóa chi phí. Từ đó, giúp doanh nghiệp giảm chi phí hoạt động bằng cách tối ưu hóa nguồn lực cần thiết.
Ví dụ: Netflix đã thực hiện một dự án tối ưu hóa mã nguồn có tên là "Chaos Monkey". Tool được thiết kế nhằm kiểm tra và cải thiện độ tin cậy của dịch vụ trực tuyến bằng cách mô phỏng sự cố của các thành phần hệ thống. Qua đó, Netflix có thể giảm thiểu được rủi ro mất mát dữ liệu và gián đoạn dịch vụ.
Hiệu suất ứng dụng có thể được triển khai trong môi trường thử nghiệm hoặc thực tế. Nhờ đó, bạn có thể theo dõi, phân tích dữ liệu và sửa chữa lỗi trước khi ứng dụng được chính thức ra mắt.
Application performance được ứng dụng rộng rãi vì sở hữu các tính năng vượt trội. Cụ thể như sau:
Application performance giúp theo dõi tỷ lệ sử dụng CPU và yêu cầu bộ nhớ. Từ đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo ứng dụng có đủ tài nguyên để hoạt động hiệu quả.
APM đánh giá thời gian phản hồi của ứng dụng để người dùng có trải nghiệm dịch vụ mượt mà. Đồng thời, hiệu suất ứng dụng cũng cảnh báo nếu thời gian phản hồi dưới mức chuẩn.
Hiệu suất ứng dụng hỗ trợ giám sát và báo cáo tỷ lệ lỗi trong ứng dụng. Ví dụ như lỗi do hết thời gian truy cập hoặc truy vấn thất bại. Ngoài ra, Application performance cũng thông báo cho bạn khi tỷ lệ lỗi vượt quá ngưỡng cho phép.
APM cung cấp cái nhìn tổng quan về mỗi giao dịch, bao gồm thời gian xử lý và hoạt động cơ sở dữ liệu. Điều này giúp doanh nghiệp hiểu rõ quy trình từ đầu đến cuối.
Hiệu suất ứng dụng hỗ trợ theo dõi các phiên bản của máy chủ hoặc ứng dụng đang chạy. Ngoài ra, Application performance cũng cảnh báo khi cần điều chỉnh quy mô tài nguyên.
Phần mềm giúp theo dõi lưu lượng yêu cầu từ người dùng và gửi cảnh báo khi phát hiện lượng yêu cầu bất thường.
Thời gian hoạt động được APM theo dõi chặt chẽ và so sánh với các cam kết trong SLA. Tính năng này đảm bảo ứng dụng luôn sẵn sàng phục vụ người dùng.
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, việc nâng cao hiệu suất ứng dụng dần trở thành lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Dưới đây là một số phương pháp giúp hiệu suất bạn có thể tham khảo:
Không nên vượt quá 500 điều khiển trong một ứng dụng để tránh tăng thời gian tạo ra mô hình đối tượng HTML. Đồng thời, bạn cũng nên cân nhắc sử dụng thư viện để thay thế các điều khiển riêng lẻ để tối ưu hóa hiệu suất.
Việc một màn hình phụ thuộc vào dữ liệu từ màn hình khác có thể làm chậm quá trình tải. Do đó, bạn hãy sử dụng biến toàn cục hoặc bộ sưu tập để chia sẻ dữ liệu và tăng cường hiệu suất ứng dụng.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để tăng tốc hiệu suất ứng dụng là giảm thiểu kích thước. Việc này không chỉ giúp giảm băng thông khi người dùng tải ứng dụng về mà còn giảm thời gian khởi động và tải dữ liệu.
Để đảm bảo trải nghiệm người dùng, ứng dụng nên được thiết kế để thích ứng và linh hoạt với mọi điều kiện mạng. Điều này bao gồm việc điều chỉnh chất lượng nội dung và hình ảnh dựa trên chất lượng kết nối mạng hiện tại.
Bạn hãy sử dụng hình ảnh vector thay vì bitmap. Điều này có thể giúp giảm kích thước tệp mà vẫn giữ được chất lượng hình ảnh sắc nét khi zoom. Qua đó, ứng dụng cũng có hiệu suất hoạt động tốt hơn.
Để quản lý hiệu suất ứng dụng hiệu quả, doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của các công cụ. Sau đây là một số tool được sử dụng nhiều bởi các công ty:
Đây là công cụ được thiết kế để đáp ứng nhu cầu quản lý hiệu suất ứng dụng của doanh nghiệp. Tool cung cấp một giải pháp toàn diện cho việc giám sát và phân tích hoạt động trên cả mobile và web app.
Công cụ cung cấp khả năng phân tích dữ liệu thời gian thực để phát hiện và giải quyết các lỗi trong ứng dụng. Bên cạnh đó, New Relic cũng không yêu cầu quá trình cài đặt phức tạp nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và nguồn lực.
Dynamics giám sát hiệu suất ứng dụng tự động và thông minh. Đồng thời, công cụ cũng hỗ trợ theo dõi và phân tích hiệu suất toàn diện của ứng dụng, giúp nhận diện các điểm nghẽn và vấn đề tiềm ẩn. từ đó tối ưu hóa hiệu suất và cải thiện sự ổn định của ứng dụng.
Dynatrace mang lại cái nhìn toàn diện về hiệu suất ứng dụng thông qua phương pháp giám sát và phân tích sâu sắc.
Công cụ này nổi bật với khả năng phát hiện tự động các microservices, theo dõi sự tương tác giữa các dịch vụ và đánh giá chất lượng của từng tính năng. Dynatrace giúp doanh nghiệp nhanh chóng xác định nguyên nhân của các sự cố và cung cấp giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực quản lý hiệu suất ứng dụng. Sự phát triển này đã biến đổi cách thức mà các doanh nghiệp theo dõi, phân tích và tối ưu hóa ứng dụng của mình.
Với khả năng xử lý và phân tích dữ liệu lớn một cách nhanh chóng và chính xác, AI đang giúp đẩy mạnh hiệu suất ứng dụng lên một tầm cao mới. Thông qua việc tự động hóa quy trình giám sát, doanh nghiệp có thể phát hiện sớm lỗi ứng dụng và cung cấp các giải pháp kịp thời.
Bước vào thời đại công nghệ số, việc áp dụng các giải pháp APM trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Theo một báo cáo từ Mordor Intelligence, quy mô thị trường quản lý hiệu suất ứng dụng dự kiến sẽ tăng từ 9,38 tỷ USD vào năm 2024. Con số này có thể tăng đến 35,84 tỷ USD vào năm 2029, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 30,76%.
Sự tăng trưởng vượt bậc trong quản lý hiệu suất ứng dụng phản ánh nhu cầu ngày càng trong việc duy trì và cải thiện hiệu suất của các ứng dụng số. Đồng thời, đây cũng là minh chứng cho vai trò ngày càng quan trọng của trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc hỗ trợ các công cụ Application performance.
Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu Application performance là gì và các công cụ quản lý hiệu suất hiệu quả. Việc đầu tư vào việc cải thiện hiệu suất ứng dụng không chỉ là bước đi cần thiết mà còn là chiến lược thông minh cho mọi doanh nghiệp. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về phương thức tiếp thị này thì hãy liên hệ Bizfly để được giải đáp nhé!