C2C là gì? Một số mô hình kinh doanh C2C nổi tiếng tại Việt Nam

Thủy Nguyễn 14/10/2022

C2C có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày, một mô hình kinh doanh đơn giản, gần gũi. Với những lợi ích mà nó đem lại, nhiều chuyên gia cho rằng C2C còn rất nhiều tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Vậy C2C là gì? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết được các chuyên gia của Bizfly chia sẻ tại đây.

C2C là gì?

C2C (Consumer To Consumer) là một hình thức kinh doanh mà các cá nhân có thể tự giao dịch với nhau. Những giao dịch này sẽ được thực hiện trực tuyến thông qua bên thứ ba, đó là các trang mạng xã hội hoặc những trang web đấu giá trung gian. Tuy nhiên, họ sẽ không cung cấp các dịch vụ thanh toán, giao nhận mà sẽ liên kết với các đơn vị khác để tăng sự thuận tiện trong quá trình trao đổi hàng hóa. 

Mô hình C2C là gì

Mô hình C2C được hiểu là Người tiêu dùng tới người tiêu dùng

Đặc điểm cơ bản của mô hình C2C

C2C là thị trường giao thương giữa người tiêu dùng với nhau, không có sự tham gia của các doanh nghiệp. Do đó, nó cũng có những đặc điểm riêng như:

  • Tính cạnh tranh về mặt hàng kinh doanh: Thành phần tham gia C2C không phải doanh nghiệp mà là những cá thể riêng biệt. Những sản phẩm của họ bán có sự giới hạn, thậm chí nhiều loại đã không còn xuất hiện trên thị trường nên có sức hút rất cao.
  • Tối ưu lợi nhuận cho người bán: Sử dụng mô hình kinh doanh C2C, người bán không cần bỏ ra một khoản đầu tư cho phí mặt bằng. Hơn nữa, cá nhân người bán cũng được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao do không có những sự tác động của doanh nghiệp sản xuất.
  • Không thể kiểm tra chất lượng sản phẩm: Vì đây là một hình thức giao dịch cá nhân, không có sự kiểm tra, rà soát của doanh nghiệp sản xuất hay bất cứ một nhà bán nào nên các sản phẩm sẽ không được đảm bảo về chất lượng. 

Có thể bạn quan tâm: Mô hình kinh doanh là gì? Top 15 mô hình kinh doanh nổi bật hiện nay

Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh C2C

Sau đây là những ưu điểm và nhược điểm mà mô hình C2C mang lại cho doanh nghiệp:

Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh C2C

Ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh C2C

Ưu điểm

  • Khai thác tối đa giá trị sản phẩm: Trong mô hình C2C, người bán không chỉ có cơ hội kinh doanh những sản phẩm mới mà còn có thể bày bán những mặt hàng đã qua sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng. Nhờ vậy, giá trị của sản phẩm vẫn tiếp tục được tận dụng còn người bán cũng sẽ kiếm thêm được thu nhập.
  • Thuận tiện cho cả người mua và người bán: Do kinh doanh không có sự can thiệp của bộ phận trung gian nên giá thành không bị ràng buộc như cách định giá truyền thống. Người bán và người mua có thể tự do trao đổi về mức giá mong muốn.

Nhược điểm

Không có sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm: Bản chất của mô hình này là buôn bán trao đổi tự do giữa những người tiêu dùng nên sẽ không có bên thứ ba nào quản lý, kiểm tra chất lượng C2C là gì g sản phẩm. Đôi khi, điều này làm cho người mua nhận được mặt hàng không đúng với chất lượng quảng cáo.

Dễ bị “bom hàng” và khó đảm bảo an toàn về mặt thanh toán: Không có đơn vị, cá nhân nào đảm bảo rằng người mua sẽ chắc chắn trả tiền. Vì thế, phía người bán cũng có thể sẽ gặp nhiều rủi ro nếu người mua sẽ tìm cách không nhận hàng hoặc không trả tiền.

Hiện nay, để đảm bảo hoạt động bán hàng online được đảm bảo hầu hết mọi người đều chọn một phần mềm quản lý bán hàng có chức năng lọc nội dung spam hay các tin nhắn mà độ uy tín kém, khách hàng không tiềm năng. Và trên thị trường hiện nay chỉ có BizShop của Bizfly là có tích hợp công nghệ AI để thực hiện chức năng này.

Với BizShop, các chủ cửa hàng hoặc doanh nghiệp SMEs có thể kiểm soát số lượng hàng hóa trong kho hiệu quả với tính năng cảnh báo số lượng hàng hóa trong quản lý kho, dự báo sản phẩm đang được khách hàng quan tâm cũng như tự động lọc tin nhắn spam, xác định tính tiêu cực trong đoạn hội hoại với khách hàng.

Tìm hiểu thêm về BizShop tại đây: https://bizfly.vn/giai-phap/giai-phap-quan-ly-ban-hang-bizshop.html

Các hình thức kinh doanh áp dụng C2C

  • Mua bán sản phẩm cũ: Các cá nhân có thể bán các sản phẩm cũ không còn sử dụng được cho những người khác. Ví dụ: trang web eBay, Craigslist, Facebook Marketplace,...
  • Chia sẻ dịch vụ: Các cá nhân có thể cung cấp dịch vụ và chia sẻ chúng với những người khác. Ví dụ: trang web Airbnb, Uber, Grab,...
  • Kinh doanh thương mại điện tử: Các cá nhân có thể tạo các cửa hàng trực tuyến để bán sản phẩm của họ cho khách hàng trên toàn cầu. Ví dụ: trang web Etsy, Poshmark, Depop,...
  • Trung gian giao dịch: Các cá nhân có thể hợp tác với nhau để đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ mà một người không thể cung cấp đầy đủ hoặc không muốn cung cấp. Ví dụ: trang web TaskRabbit, Fiverr, Freelancer,...
  • Chia sẻ kiến thức: Các cá nhân có thể chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ với những người khác thông qua các nền tảng trực tuyến như blog, diễn đàn, video hướng dẫn,...

Các hình thức kinh doanh áp dụng C2C cho phép các cá nhân tạo ra thu nhập bổ sung hoặc tạo ra một công việc đầy đủ thời gian mới, đồng thời cũng cung cấp cho khách hàng một lựa chọn đa dạng và tiết kiệm chi phí hơn.

Phân biệt mô hình kinh doanh C2C và B2B

Nếu C2C là mô hình kinh doanh giữa cá thể với cá thể thì B2B lại là mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp với nhau. Cụ thể: B2B phục vụ hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ của hai công ty hoặc hai doanh nghiệp khác nhau. Với mô hình này, các doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều trang web có chức năng khác nhau để phù hợp với từng mục đích riêng. 

Ngược lại, C2C lại là mô hình kinh doanh giữa những cá nhân với nhau mà không có bất cứ sự can thiệp nào của doanh nghiệp sản xuất. Thông qua các trang web, người tiêu dùng có thể tự do buôn bán những mặt hàng của mình mà không bị giới hạn về số lượng.

Phân biệt mô hình kinh doanh C2C và B2B

Phân biệt mô hình kinh doanh C2C và B2B

Một số mô hình kinh doanh C2C phổ biến tại Việt Nam

Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng được mở rộng và phát triển. Trong đó, nổi bật nhất là các mô hình sau:

Shopee

Đây là sàn thương mại điện tử được ra mắt vào năm 2015 tại Singapore và hiện nay đang có mặt tại nhiều các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ưu điểm lớn nhất của nó là giao diện thân thiện, dễ sử dụng, mặt hàng đa dạng. Ngoài ra, Shopee có nhiều kế hoạch quảng bá hình ảnh và chương trình khuyến mãi lớn nên rất thu hút người tiêu dùng. 

Lazada

Lazada là sàn thương mại lớn thứ 2 Việt Nam. Trên nền tảng này cũng được bày bán rất nhiều mặt hàng với giá cả cạnh tranh khác nhau. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể sẽ mua phải những mặt hàng kém chất lượng. Do vậy, hãy lựa chọn Lazada Mall, nơi bày bán những mặt hàng của thương hiệu lớn. 

Một số mô hình kinh doanh C2C phổ biến tại Việt Nam

Một số mô hình kinh doanh C2C phổ biến tại Việt Nam

Tiki

Đây là sàn thương mại của Việt Nam, được thành lập vào tháng 3 năm 2020. Khi mới bắt đầu, Tiki chỉ bán những mặt hàng sách và văn phòng phẩm. Nhưng đến nay, bạn đã có thể sử dụng tiki để đặt mua những sản phẩm khác như quần áo, giày dép, mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ điện tử,...

C2C không phải là một mô hình kinh doanh mới nhưng nó vẫn có rất nhiều tiềm năng để khai thác trong tương lai. Vì vậy, hiểu rõ C2C là gì sẽ giúp bạn trở thành người buôn bán bản lĩnh hoặc người tiêu dùng thông minh trên các sàn thương mại điện tử

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly