Tổng hợp chi phí bán hàng trên các trang thương mại điện tử

Thủy Nguyễn 19/08/2023

Có bao nhiêu loại phí bán hàng trên các trang thương mại điện tử? Ngày nay, e-commerce (sàn thương mại điện tử - TMĐT) đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các cá nhân và doanh nghiệp. Để có được một kế hoạch tài chính khi tiếp cận kênh bán hàng này, hãy cùng Bizfly điểm qua một các loại phí bán hàng trên các trang TMĐT. 

Những loại phí bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee 

Shopee có thể nói là một trong những sàn thương mại điện tử phổ biến với những chương trình săn sale bùng nổ, với rất nhiều tài khoản bán hàng từ cá nhân cho đến những gian hàng chính hãng Shopee Mall của các doanh nghiệp lớn. 

Khi triển khai bán hàng trên sàn TMĐT Shopee, bạn cần nắm rõ những chi phí cũng như quy tắc tính toán dưới đây để có cho mình một kế hoạch bán hàng chỉn chu. 

Shopee là sàn thương mại điện tử phổ biến với lượt người dùng cao, cùng nhiều cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp

Shopee là sàn thương mại điện tử phổ biến với lượt người dùng cao, cùng nhiều cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp 

Phí thanh toán của Shopee 

Phí thanh toán của Shopee là khoản phí mà tất cả người bán tại kênh này cần phải chi trả trên mỗi đơn hàng được giao thành công. Nghĩa là khoản phí này sẽ được Shopee trừ ví thanh toán của chủ gian hàng sau khi đơn hàng được hoàn thành. Đây là phí cố định được áp dụng cho tất cả các đơn vị đăng ký bán hàng tại Shopee. 

Công thức tính phí thanh toán của Shopee như sau: 

Phí thanh toán Shopee = (Tổng số tiền thu được của đơn hàng + Phí vận chuyển - Tiền khuyến mãi khách đã áp dụng) x 2,5% 

Phí cố định của Shopee 

Phí cố định của Shopee sẽ là 1,5% (đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) trên mỗi đơn hàng được giao thành công hoặc trường hợp Shopee hoặc người bán chấp nhận hoàn tiền hoặc trả hàng. 

Đối với gian hàng Shopee Mall, mỗi đơn vị sẽ có mức phí cố định khác nhau, được trích ra từ phần tiền hoa hồng trên mỗi sản phẩm. Mức phí cố định tại Shopee Mall tại mỗi ngành hàng là khác nhau. Để tính được mức phí cố định dành cho gian hàng Shopee Mall, bạn áp dụng công thức: 

Phí cố định Shopee Mall = Tổng giá trị đơn hàng x Tỷ lệ phần trăm mức phí cố định của ngành hàng  

Phí dịch vụ Shopee 

Một trong các phí bán hàng trên các trang thương mại điện tử không thể thiếu đó chính là phí dịch vụ. Phí dịch vụ Shopee là những mức phí dành cho các hoạt động của Shopee để hỗ trợ bên bán hàng tăng lượng khách hàng mua sắm tại gian hàng. Hiện tại, Shopee đang có 02 chương trình hỗ trợ cho đơn vị bán hàng và khách hàng bao gồm: “Hoàn Xu Xtra” và “Freeship Xtra”. 

Hai chương trình này được tạo ra nhằm thúc đẩy khách hàng, cũng như hỗ trợ người bán tăng doanh số. Các đơn vị có thể lựa chọn và đăng ký sử dụng 2 chương trình này tại gian hàng của mình. Từ đó, ứng với mỗi chương trình, Shopee sẽ có mức phí dịch vụ tương ứng. 

Hoàn Xu Xtra 

Đây là những mã áp dụng vào đơn hàng, để khi khách hàng áp dụng mã này sẽ được nhận khoản hoàn xu tương ứng. Khi tích càng nhiều xu, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội nhận các mã ưu đãi riêng. Đối với các shop có nhiều mã hoàn xu, cơ hội mua hàng của khách cũng sẽ tăng theo. 

Để sử dụng Hoàn Xu Xtra, chủ shop sẽ phải chi cho những khoản phí sau: 

  • Phí đăng ký: 20,000 VNĐ 
  • Phí dịch vụ: 04% trên mỗi sản phẩm áp dụng hoàn xu  (tối đa 20,000 trên mỗi sản phẩm) 

Freeship Xtra 

Gói Freeship Xtra là những mã ưu đãi giảm tiền ship khi khách hàng mua tại gian hàng Shopee của bên bán. Đây có thể nói là một trong những mã luôn được săn đón và sử dụng nhiều nhất tại sàn TMĐT này. Để sử dụng Freeship Xtra, chủ gian hàng sẽ phải chi những khoản sau: 

  • Phí đăng ký: 20,000 VNĐ 
  • Phí dịch vụ: 06% trên mỗi sản phẩm áp dụng Freeship Xtra (tối đa 20,000 trên mỗi sản phẩm. 

Bên cạnh đó, nếu đơn vị bán hàng đăng ký cả 2 gói Hoàn Xu Xtra và Freeship Xtra, mức phí dịch vụ của gói miễn phí vận chuyển sẽ giảm xuống còn 05%. 

Các loại chi phí bán hàng trên Lazada 

Là một đối thủ cạnh tranh trực tiếp với sàn Shopee, Lazada cũng là một trong các sàn TMĐT được ưa chuộng hiện nay. Với định hướng sàn TMĐT hướng đến những sản phẩm cao cấp và chính hãng, Lazada trở thành cái tên nổi bật trong cuộc đua các trang e-commerce hiện nay. Vậy, các đơn vị khi triển khai gian hàng tại Lazada cần lưu ý những mức phí nào? 

Lazada là sàn TMĐT được ưa chuộng với nhiều thương hiệu cao cấp, cùng loạt mã ưu đãi

Lazada là sàn TMĐT được ưa chuộng với nhiều thương hiệu cao cấp, cùng loạt mã ưu đãi 

Phí thanh toán trên Lazada 

Phí bán hàng trên các trang thương mại điện tử hiện nay thường sẽ áp dụng phí thanh toán dựa trên mỗi đơn hàng được hoàn thành. Tại Lazada, mức phí này được tự động trừ vào doanh thu dựa trên mỗi đơn được khách hàng xác nhận là đã nhận hàng. Dưới đây là công thức để tính phí thanh toán tại sàn Lazada: 

Phí thanh toán = 2,002% x (giá của sản phẩm - chi phí tài trợ cho bên bán + phí vận chuyển) 

Chi phí tài trợ là các phí mà bên bán được tài trợ bởi nhà cung cấp như: phiếu giảm giá số lượng lớn, khuyến mãi LazCoin, quà tặng kèm, sản phẩm dùng thử. Bên cạnh đó, tại Lazada còn áp dụng bồi thường cho những đơn bị thất lạc hoặc hư hỏng dựa trên khiếu nại của khách hàng và bên bán. 

Chi phí cố định trên Lazada 

Chi phí cố định trên Lazada sẽ được áp dụng cho các đơn vị tại Laz Mall - gian hàng chính hãng của Lazada. Mức phí này là khoản hoa hồng dựa trên giá niêm yết của từng sản phẩm. Để tính được chi phí cố định dành cho các gian hàng Laz Mall, bạn áp dụng công thức sau: 

Phí cố định = Tiền hoa hồng trên mỗi sản phẩm x 1,1 x ( giá bán của sản phẩm - chi phí tài trợ từ bên bán).

Phí bán hàng trên trang thương mại điện tử Tiki 

Bên cạnh các mức phí bên bán cần chi trả mỗi đơn hàng, Tiki còn áp dụng mức phạt khi bên bán không thực hiện đúng cam kết

Bên cạnh các mức phí bên bán cần chi trả mỗi đơn hàng, Tiki còn áp dụng mức phạt khi bên bán không thực hiện đúng cam kết 

Tiki là một trong những startup về thương mại điện tử của Việt Nam. Khởi điểm là một website bán sách online cho đến nay, Tiki góp mặt trong sân chơi e-commerce trong nước với nhiều hoạt động ấn tượng: chiến dịch Đi Cùng Tiki, mua hàng tích điểm Astra… Để có thể tiếp cận kênh bán hàng Tiki, doanh nghiệp cần lưu ý các chi phí sau: 

  • Phí chiết khấu: đây là khoản phí sẽ phụ thuộc vào ngành hàng và danh mục hàng hóa của bên bán. Doanh nghiệp sẽ được Tiki thông báo mức chiết khấu riêng khi đăng ký gian hàng. 
  • Phí thanh toán: Bên bán sẽ phải chi 1% trên mỗi đơn hàng được hoàn thành. 
  • Phí chuyển hoàn: Phí sẽ được tính đối với các đơn hàng giao không thành công hoặc các đơn hàng thuộc danh mục hàng hóa cồng kềnh. 

Bên cạnh các chi phí bên bán cần chi trả, Tiki còn có các khoản phí phạt mà doanh nghiệp cần lưu ý: 

  • Phí phạt cho việc xuất hóa đơn VAT chậm trễ: áp dụng cho hóa đơn trễ hơn 07 ngày làm việc kể từ khi giao hàng thành công là 50,000 VND  
  • Phí phạt khi giao hàng trễ hơn 04 giờ làm việc, tính từ thời gian đơn hàng chuyển trạng thái chờ: 50,000 VNĐ 
  • Phí phạt khi đăng tải sản phẩm vi phạm vào quy định Pháp luật và Tiki: 500,000 VND 
  • Phí phạt khi hàng hóa không được đảm bảo, không cam kết chính hãng hoặc không tuân theo quy định hàng hóa tại Tiki: 10,000,000 VND  

Có thể thấy, phí bán hàng trên các trang thương mại điện tử là khác nhau và còn có phát sinh những loại chi phí khác. Để quản lý dòng tiền khi tiếp cận những sàn TMĐT với nhiều mức phí như Tiki, doanh nghiệp có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm quản lý bán hàng, giúp cập nhật toàn bộ hoạt động từ các điểm bán, kênh bán hàng, từ đó giúp bạn quản lý tài chính tốt hơn. 

Phí bán hàng trên trang thương mại điện tử Sendo 

Sendo là sàn thương mại điện tử phổ biến tại các vùng sâu vùng xa, với chính sách hỗ trợ các thương hiệu Việt

Sendo là sàn thương mại điện tử phổ biến tại các vùng sâu vùng xa, với chính sách hỗ trợ các thương hiệu Việt 

Là một trang thương mại điện tử được sáng lập tại Việt Nam, Sendo cũng là một trong các lựa chọn của người dùng khi mua sắm online. Tuy không phổ biến như các thương hiệu kể trên, nhưng nếu bạn muốn mở rộng đa dạng kênh bán hàng, doanh nghiệp cũng cần lưu các mức phí khi mở gian hàng tại sàn Sendo: 

  • Phí thanh toán: 2% trên đơn hàng được tạo tại Sendo Shop 
  • Phí khai giá: Mức phí này được tính khi người bán khai giá cho các đơn hàng có từ 3,000,000. Đây là chi phí giúp đảm bảo hàng hóa sẽ được đền bù nếu xảy ra các sự cố trong quá trình vận chuyển. 
  • Phí Shop+: Mức phí được áp dụng khi bên bán đăng ký dịch vụ Shop+ - tạo đơn trước, trừ phí sau, nhằm hỗ trợ bên bán thúc đẩy doanh số. Phí Shop+ được tính là 5% trên mỗi đơn hàng hoàn thành (tối đa 25,000) 
  • Phí trả góp: Phí sẽ được phát sinh khi người mua chọn phương thức thanh toán “Mua trước trả sau”. Phương thức này chỉ áp dụng với đơn vị đăng ký Shop+ 
  • Phí truy thu đơn hàng: Đối với các đơn hàng bị chuyển hoàn/ đổi trả, sai lệch so với trọng lượng hoặc bên bán vi phạm quy định, Sendo sẽ xem xét và quyết định mức phí truy thu cho bên bán. 

Quản lý chi phí bán hàng trên đa kênh tốt hơn với BizShop 

Ta có thể thấy được có rất nhiều dạng phí bán hàng trên các trang thương mại điện tử, vì thế mà doanh nghiệp cần nắm rõ từng mức phí, cũng như trang bị đầy đủ những kế hoạch và kịch bản tài chính khi mở rộng kênh bán hàng đến các sàn TMĐT. Thông thường, các doanh nghiệp khi quản lý từ hai điểm bán hàng trở lên, việc theo dõi và rà soát lượng lớn thông tin từ các kênh là không thể tránh khỏi. Từ đó, còn dẫn đến một số rủi ro như: nắm bắt thông tin về chi phí không chuẩn xác khiến việc quản lý dòng tiền bị ảnh hưởng, hay mỗi kênh là có chi phí vận hành khác nhau khiến việc thống kê doanh thu để lập kế hoạch mới trở nên khó khăn… 

BizShop không chỉ mang đến giải pháp quản lý bán hàng đa kênh, mà còn giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền và hoạch định kế hoạch tài chính hiệu quả.

BizShop không chỉ mang đến giải pháp quản lý bán hàng đa kênh, mà còn giúp doanh nghiệp quản lý dòng tiền và hoạch định kế hoạch tài chính hiệu quả. 

Hiểu được những trăn trở đó, Bizfly giới thiệu đến các doanh nghiệp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh BizShop - với khả năng quản lý tập trung nhiều kênh chỉ trong một giao diện, giúp bạn dễ dàng theo dõi toàn bộ hoạt động bán hàng. Với BizShop, bạn sẽ không mất thời gian rà soát đơn hàng trên từng nền tảng, mà chỉ cần tích hợp tại phần mềm, mọi báo cáo, các thống kê đều được trình bày rõ ràng và gửi đến bạn một cách nhanh chóng. Từ đó, việc quản lý chi tiết về doanh số, các hoạt động thu-chi tại từng sàn thương mại điện tử sẽ trở nên dễ dàng và việc lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp sẽ chuẩn xác hơn. 

Thông qua bài viết vừa rồi, Bizfly đã giới thiệu sơ lược về mức phí bán hàng trên các trang thương mại điện tử phổ biến hiện nay, cũng như gợi ý cho doanh nghiệp về giải pháp phần mềm BizShop giúp quản lý chi phí hiệu quả hơn. Hy vọng khách hàng sẽ có thông tin hữu ích. 

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của +3,500 Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly