Cloudflare là gì? Hướng dẫn cài đặt Cloudflare cho website hiệu quả

Nguyễn Hữu Dũng 22/10/2020

Cloudflare là dịch vụ đang được rất nhiều nhà quản trị website quan tâm bởi khả năng tăng tốc độ truy cập và bảo mật website. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu rõ Cloudflare là gì cũng như cách sử dụng nó ra sao.

Để tìm hiểu sâu hơn về dịch vụ này, hãy cùng Bizfly tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây,

Cloudflare là gì?

Cloudflaredịch vụ phân giải tên miền (DNS) trung gian. Chức năng chính của dịch vụ này là điều phối lượng truy cập qua lại giữa server và các client dựa trên tầng bảo vệ Cloudflare. 

Cloudflare là gì

Cloudflare là gì?

Nói cách khác, nếu website sử dụng dịch vụ Cloudflare, người dùng sẽ không truy cập vào website một cách trực tiếp qua hệ thống phân giải tên miền mà phải qua bên thứ 3 là Cloudflare.

Khi người dùng truy cập website, yêu cầu truy cập sẽ được gửi đến máy chủ của Cloudflare, máy chủ sẽ tự động phân giải tên miền và hiển thị dữ liệu (đã được lưu trữ trước đó) của website cho người dùng. 

Ngoài hiển thị thông tin cho người truy cập, Cloudflare còn chặn lượt truy cập từ “attacker” và “Crawler and bots”. Chức năng này giúp website được bảo vệ thông tin ở cấp độ cao hơn. 

Ưu, nhược điểm của Cloudflare

Cloudflare sở hữu nhiều ưu điểm mà các dịch vụ phân giải tên miền khác không có, nhưng nó cũng có khá nhiều nhược điểm. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết các ưu, nhược điểm của hệ thống này ngay dưới đây.

Ưu điểm

Ưu, nhược điểm của Cloudflare

Ưu, nhược điểm của Cloudflare

  • Bảo mật thông tin cho website: Sử dụng Cloudflare đồng nghĩa với việc địa chỉ IP website của bạn được bảo mật. Điều này đồng nghĩa với việc hacker không thể xâm nhập và đánh cắp thông tin. Bên cạnh đó, dịch vụ này còn cung cấp SSL, CDN miễn phí, có thể chặn spam, hạn chế sự tấn công của DDos, SPDY,... nhờ vào tường lửa.
  • Tốc độ truy cập tăng nhanh: Cloudflare lưu thông tin website trên các bộ nhớ đệm và phân bố chúng đến máy chủ ở các trung tâm data. Khi có lượt truy cập vào website, Cloudflare sẽ xác nhận vị trí của người dùng và trung tâm data gần nhất sẽ tự động hiển thị thông tin cho người truy cập. Các dữ liệu tĩnh được nén lại và gửi đi dưới dạng tệp zip. Những cơ chế này giúp tăng tốc độ truy cập lên đến tối đa, giảm thời gian chờ khi truy cập của người dùng.
  • Tiết kiệm không gian băng thông: Cloudflare định hướng người dùng không truy cập trực tiếp vào website mà thông qua máy chủ của dịch vụ để lấy thông tin. Nhờ vậy mà lượng dữ liệu lưu tại băng thông sau khi trang web sử dụng Cloudflare trở nên khá ít ỏi.

Nhược điểm

  • Tốc độ truy cập trang nhanh, chậm phụ thuộc vào chất lượng đường truyền quốc tế, vậy nên nếu ở khu vực có chất lượng đường truyền kém thì tốc độ tải trang sẽ chậm lại.
  • Khi sử dụng dịch vụ này, thời gian hoạt động liên tục của website phụ thuộc thời gian hoạt động liên tục của máy chủ Cloudflare. Điều này đồng nghĩa với việc một khi Cloudflare down thì việc truy cập website của bạn cũng sẽ bị gián đoạn.
  • Có thể xảy ra trường hợp tường lửa hosting của website hiểu lầm Cloudflare là địa chỉ đang tấn công trang web.
  • Nếu hệ thống bảo mật không tốt, website vẫn có thể bị tấn công bằng nhiều hình thức. Và hiển nhiên, lúc này tồn tại của Cloudflare lại là tác nhân khiến bạn không thể biết IP thực của người tấn công trang web.

Xem thêm: Tên miền là gì và hướng dẫn cách lựa chọn tên miền hiệu quả

Có nên sử dụng Cloudflare?

Câu trả lời của phần đông nhà quản trị web trong trường hợp này là có. Dù còn một vài nhược điểm nhưng không thể phủ nhận rằng, nó mang lại nhiều ưu điểm hơn. Thêm vào đó, dịch vụ này đang được cải tiến và ngày càng ổn định hơn. Hiện dịch vụ này có hơn 130 trung tâm data phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Ở châu Á, trung tâm data của Cloudflare được đặt ở Philippines, Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Campuchia. Tuy Việt Nam nằm trong vùng có chất lượng đường truyền quốc tế kém nhưng với khoảng cách khá gần như vậy thì tốc độ truy cập không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Có nên sử dụng Cloudflare

Có nên sử dụng Cloudflare?

Lưu ý, nên sử dụng Cloudflare cho website trong những trường hợp sau:

  • Không muốn tiết lộ địa chỉ IP mà máy chủ website đang sử dụng
  • Website đặt tại máy chủ nước ngoài nhưng phần lớn lưu lượng traffic đều khai thác tại Việt Nam.

Cách cài đặt Cloudflare 

Cloudflare mang lại rất nhiều tiện ích cho việc quản trị web. Sử dụng kỹ thuật này cũng là xu thế tất yếu đối trong tương lai.

Để cài đặt Cloudflare cho website, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Truy cập địa chỉ https://www.cloudflare.com/ và đăng ký tài khoản.
  • Sau khi đăng ký xong, bạn hãy đăng nhập tài khoản, màn hình sẽ hiển thị giao diện để cài đặt Cloudflare.
  • Nhập địa chỉ website vào ô “Site” sau đó nhấn “Add site” và chờ khoảng 1 phút.
  • Sau 1 phút, màn hình hiển thị các gói dịch vụ, nhấn chọn gói miễn phí và click vào “continue”.
  • Sau khi chọn gói dịch vụ, Cloudflare tiến hành quét DNS trong domain của bạn. Nếu website đã tạo record DNS, Cloudflare sẽ hiện thị chúng ra; nếu trang web chưa tạo record DNS, hệ thống sẽ hỗ trợ bạn tạo bằng cách hiển thị bảng khai báo thông tin. Bạn hãy khai báo theo yêu cầu rồi nhấn “Add record” 
  • Đổi DNS đang dùng thành DNS Cloudflare -> Click “Done, check nameservers”
  • Cloudflare sẽ mất khoảng 1 - 2 giờ đồng hồ để xác nhận DNS đã đổi thành công.

Sau khi cài đặt Cloudflare thành công, website của bạn sẽ được bảo vệ, đồng thời tối ưu hóa tốc độ truy cập.

Vì những lợi ích mà bản thân mang lại, Cloudflare hiện đang được rất nhiều nhà quản trị mạng trong và ngoài nước tin dùng. Nếu muốn website của bạn có tốc độ truy cập nhanh, công tác bảo mật tốt, hãy nhanh chóng cài đặt dịch vụ này nhé! 

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly