DNS là gì? Chức năng và cách thức hoạt động cơ bản của DNS

Nguyễn Hữu Dũng 11/03/2021

Tên miền, địa chỉ số là những yếu tố quan trọng bậc nhất trong tạo dựng liên kết giữa các thiết bị mạng. Những thuật ngữ liên quan như DNS là gì cũng bởi vậy mà trở thành vấn đề mà bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cần biết. 

Bài viết này, Bizfly giúp bạn định hình một cách rõ ràng hơn về DNS là gì, nguyên tắc làm việc, cách thức hoạt động, cách sử dụng,... của nó. Những thông tin này giúp bạn có được kiến thức cơ bản về hệ thống DNS.

DNS là gì? 

DNS là ký hiệu viết tắt của Domain Name System, nghĩa tiếng Việt là hệ thống phân giải tên miền. Hệ chuyển đổi này được ứng dụng vào Internet năm 1984, với vai trò như một công cụ chuyển đổi tên miền từ dạng URL thành địa chỉ IP và ngược lại. 

Chức năng của DNS là gì?

Như tên gọi của mình, chức năng chính của DNS là ‘phân giải tên miền’. Nói các khác, nó có vai trò ‘phiên dịch’ tên miền từ dạng URL quen thuộc với người dùng thành địa chỉ IP có cấu tạo 4 nhóm số quen thuộc với thiết bị mạng và ngược lại. 

Chức năng của DNS là gì

Chức năng của DNS là gì?

Nhờ sự có mặt của DNS, bạn không cần nhớ địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ được tên miền tương ứng của nó. Khi nhập tên miền, DNS sẽ tự động ‘phiên dịch’ URL bạn nhập thành một dãy IP để kết nối đến trình duyệt và các máy chủ. Ngay sau đó, nó lại ‘truyền đạt thông tin’ mà bạn cần địa chỉ tên miền bạn đã truy cập.

Bạn cũng có thể sử dụng địa chỉ IP thay thế cho tên miền nếu muốn truy cập/ tải một trang web. Bởi về bản chất, cả IP và tên miền là một, chỉ khác về ‘môi trường hoạt động’, một là con người, một là máy tính.

Đọc thêm: Tên miền là gì và hướng dẫn cách lựa chọn tên miền hiệu quả 

Cách thức hoạt động của DNS

Hệ thống DNS này có cách thức hoạt hoạt động dựa theo cấu trúc truy vấn riêng.

Cách thức hoạt động của DNS

Cách thức hoạt động của DNS

Với cấu trúc này, máy chủ DNS sẽ tự động tìm kiếm thông tin đã phân giải tại file hosts của hệ điều hành. Việc tìm kiếm có thể dẫn tới một trong hai kết quả:

  • Không thấy thông tin -> DNS tiếp tục tìm kiếm tại bộ nhớ cache
  • Không nhận được bất cứ thông tin nào -> DNS hiển thị mã lỗi. 

Nguyên tắc làm việc của DNS như thế nào? 

DNS làm việc dựa trên nguyên tắc tra vấn hệ thống DNS server. Mỗi DNS server được vận hành, quản lý bởi một đơn vị cung cấp dịch vụ website. Theo đó, nhà cung cấp có trách nhiệm theo dõi DNS server và tên miền thương ứng. 

Nói một cách dễ hiểu, khi một trình duyệt có nhu cầu tìm kiếm một địa chỉ website nào đó thì chỉ DNS server của tổ chức đang quản lý trang web được tìm kiếm mới có khả năng phân giải tên của trang web này. Trong trường hợp này, DNS server của tên miền giữ vai trò phân giải tên của mọi thiết bị thuộc miền về địa chỉ trên Internet.

Khi các DNS server ngoài cố gắng phân giải tên của website không thuộc quyền quản lý của mình, DNS server của tên miền sẽ đưa ra các động thái thích hợp để trả lời.

Sử dụng DNS như thế nào hiệu quả?

Tiếp theo, Bizfly sẽ cùng bạn khám phá thêm về DNS là gì thông qua cách sử dụng công cụ này hiệu quả. Bạn có thể chọn dùng DNS của các nhà cung cấp mạng hoặc của các máy chủ DNS khác. Với DNS của máy chủ khác, bạn cần điền địa chỉ của máy chủ theo yêu cầu. 

Sử dụng DNS như thế nào hiệu quả

Sử dụng DNS như thế nào hiệu quả?

Thay đổi DNS server là thao tác quan trọng trong sử dụng DNS. Nó bao gồm các bước: Truy cập Control Panel -> chọn ‘Start Menu’ -> nhập ‘Control Panel’ -> chọn ‘View network status and tasks’ -> vào mạng Internet đang dùng -> vào ‘Properties’ -> chọn ‘Internet Protocol Version 4’ -> click vào ‘Use the following DNS server addresses’ -> đổi DNS -> chọn ‘OK’.

Sau khi đổi DNS server, bạn cần tiếp tục đổi DNS trong máy tính bằng cách: Chọn ‘Start’ -> chọn ‘Setting’ -> click ‘Network Connection’ -> click đúp ‘Local Area Connection’ -> nhấp vào ‘Properties’ -> chọn ‘Internet Protocol (TCP/IP)’ -> vào ‘Properties’ -> điền đầy đủ thông số của DNS Server vào ‘Preferred DNS Server’ và ‘Alternate DNS Server’.

Lý do DNS dễ bị hacker tấn công?

DNS có vai trò quan trọng trong mạng máy tính, song nó lại khá dễ bị hacker tấn công bởi hệ thống tên miền phức tạp, nhiều ‘điểm yếu’ có thể tấn công. Để phân tích kỹ càng nguyên nhân khiến DNS thường dễ bị xâm nhập bởi hacker, hãy cùng Bizfly rà soát lại cả quá trình hoạt động của hệ thống này.

Người dùng truy cập vào một tên miền trên Internet -> trình duyệt liên hệ với máy chủ và lấy IP tương ứng. Máy chủ được liên hệ ở đây bao gồm một 2 loại là server tên có thẩm quyền và server tên đệ quy. 

Lý do DNS dễ bị hacker tấn công

Lý do DNS dễ bị hacker tấn công?

Các rủi ro bị tấn công xuất hiện nhiều trong quá trình lưu trữ các kết quả phản hồi ở máy chủ đệ tên đệ quy. Kẻ trung gian có thể cướp email, can thiệp VoIP, đánh cắp các thông tin đăng nhập, mạo danh website, trích xuất dữ liệu của các thông tin mật như thẻ tín dụng,... được lưu trong máy chủ này.

Đọc thêm: Tổng hợp các lỗi bảo mật website thường gặp nhất và cách khắc phục

Các DNS phổ biến nhất hiện nay 

Hiện có khá nhiều DNS đang được sử dụng trên Internet. Trong bài này, Bizfly giới thiệu đến bạn 6 dịch vụ DNS phổ biến nhất cùng địa chỉ IP của nó. 

  • DNS Google: Là DNS của Google, có Preferred DNS server là 8.8.8.8 và Alternate DNS server là 8.8.4.4
  • DNS OpenDSN: Là DNS xây dựng trên nền tảng của điện toán đám mây, có địa chỉ IP là 208.67.222.222 hoặc 208.67.222.220
  • DNS Cloudflare: Là DNS có khả năng điều phối dựa trên lớp CloudFlare, có địa chỉ IP là 1.1.1.1 hoặc 1.0.0.1
  • DNS VNPT: DNS mới được phát triển bởi VNPT với địa chỉ IP là 203.162.4.191 hoặc 203.162.4.190
  • DNS Viettel: Là DNS của Viettel, có IP là 203.113.131.1 hoặc 203.113.131.2
  • DNS FPT: Được quản lý, điều hành bởi FPT với địa chỉ IP 210.245.24.20 hoặc 210.245.24.22

Có thể nói, DNS giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quản trị mạng Internet và cả website. Với những thông tin về DNS là gì trong bài, tin rằng bạn đã hiểu được vị trí, tầm quan trọng cũng như cách dùng của công cụ này.

Nguồn tham khảo:

BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly