CSS là gì, phân biệt CSS với HTML và vai trò của nó trên website

Nguyễn Hữu Dũng 11/05/2021

Là một ngôn ngữ lập trình tạo kiểu và phong cách cho trang web, CSS có lẽ không phải là cái tên quá xa lạ với các lập trình viên và nhà quản trị web. Tuy nhiên, khái niệm về CSS không phải ai cũng hiểu và biết đến.

Nhằm giúp bạn hiểu hơn những kiến thức về CSS, trong bài viết này, Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn thuật ngữ "CSS là gì?". Sự khác nhau giữa CSS với HTML và vai trò của nó trên website như thế nào?

CSS là gì? 

CSS (Cascading Style Sheets) là ngôn ngữ được sử dụng với mục đích tìm và định dạng các phần tử được tạo ra bởi ngôn ngữ đánh dấu như HTML. CSS có thể làm cho các phần tử đó trở nên phong phú và nổi bật bằng cách trang trí thêm màu sắc, thay đổi màu chữ hoặc bố cục, cấu trúc của trang.

CSS là gì

CSS là gì? 

Ngoài ra, CSS còn giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho những nhà thiết kế website bởi khả năng điều khiển định dạng của nhiều trang web và phân biệt cách hiển thị của website đó.

Dựa trên lý thuyết thì CSS là một yếu tố không cần thiết phải có. Nhưng nếu thiếu đi CSS thì trang web sẽ chỉ là một trang chứa văn bản và thiếu đi sự chuyên nghiệp, thu hút và hấp dẫn khách hàng. Nó cũng khiến cho việc phát triển web front end không được đồng bộ và hiển thị tốt trên các thiết bị. 

Bố cục và cấu trúc của CSS 

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về thuật ngữ CSS, Bizfly sẽ giới thiệu thêm đến bạn bố cục cũng như cấu trúc của nó.

Trước tiên là bố cục của CSS. Thường chủ yếu dựa vào hình hộp, mỗi hộp của CSS đều chiếm những khoảng không gian trống trên trang web của bạn bằng các thuộc tính dưới đây:

  • Padding: Bao gồm những không gian xung quanh nội dung (đoạn văn bản, hình ảnh, video,..) của trang web.
  • Border: Là đường liền nằm ngay phía bên ngoài của phần đệm.
  • Margin: Là khoảng cách xung quanh những phần bên ngoài của phần tử.

Tiếp theo là về cấu trúc. Mỗi một đoạn CSS sẽ bao gồm 4 phần như sau:

  • Bộ chọn: Là mẫu phân tử HTML mà bạn có nhu cầu định nghĩa phong cách.
  • Khai báo: Một khối khai báo có thể chứa một hay nhiều khai báo được phân tách bằng dấu chấm phẩy. Mỗi một khai báo sẽ bao gồm tên và giá trị đặc tính của CSS.
  • Thuộc tính: Là những cách mà bạn sử dụng để cho phần tử HTML.
  • Giá trị thuộc tính: Sau dấu hai chấm phía bên phải của thuộc tính chính là giá trị thuộc tính mà bạn có thể sở hữu.

Cách thức hoạt động của CSS 

CSS tạo ra một bộ các quy tắc bằng cách sử dụng cấu trúc tiếng anh đơn giản mà bạn có thể tận dụng. Syntax của CSS bao gồm phần block chọn và block khai báo rất dễ sử dụng.

Cách thức hoạt động của CSS

Cách thức hoạt động của CSS

Dưới đây là một số quy tắc cần nhớ:

  • Khi bạn cần tạo phong cách cho trang web, selector sẽ trỏ về yếu tố HTML. Block khai báo này sẽ gồm một hay nhiều khai báo và chúng sẽ được cách nhau bằng dấu chấm phẩy.
  • Mỗi khai báo sẽ gồm một tên CSS và một giá trị và chúng sẽ được cách nhau bởi dấu hai chấm.
  • Khai báo CSS sẽ được kết thúc bằng dấu chấm phẩy.
  • Block khai báo sẽ được đặt trong dấu ngoặc nhọn.

Vai trò của CSS trên website là như thế nào? 

CSS là ngôn ngữ định dạng nội dung web được hầu hết các lập trình viên cũng như những nhà thiết kế web ưa chuộng sử dụng. Điều đó không phải ngẫu nhiên. Họ hiểu được CSS và vai trò của nó đối với website như thế nào.

  • Khả năng giải quyết vấn đề lớn: Khi không có CSS, bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian và công sức để định dạng các thẻ như phông chữ, kiểu nền, màu sắc, cách sắp xếp phần tử ở mỗi trang, kích thước, đường viền lặp đi lặp lại ở mỗi trang. Nhưng mọi thứ đều được giải quyết với sự xuất hiện của CSS.
  • Tiết kiệm: Bạn có thể dễ dàng lưu các tệp CSS bên ngoài. Vì vậy, bạn hoàn toàn có khả năng thay đổi toàn bộ trang web bằng cách thay đổi một tệp duy nhất. Điều đó giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian và công sức. Ngoài ra, khi sử dụng CSS, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát các lỗi không đáng có bằng cách làm code ngắn lại và thực hiện toàn bộ việc lặp lại mô tả cho từng thành phần thay cho bạn.
  • Cung cấp thuộc tính: Để định nghĩa giao diện của trang web, CSS cung cấp cho bạn nhiều thuộc tính hơn nhiều so với HTML. Bạn có thể dễ dàng thiết kế, định dạng nhiều styles trên web HTML và khả năng điều chỉnh là vô hạn.

Phân biệt CSS và HTML 

Khái niệm CSS được đề cập khá nhiều nhưng do vẫn còn nhiều người không tìm hiểu và biết về CSS sẽ dẫn đến việc nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ CSS và HTML. Tuy nhiên, trên thực thế nó là hai khái niệm hoàn toàn khác biệt.

Phân biệt CSS và HTML

Phân biệt CSS và HTML

HTML (HyperText Markup Language) là loại ngôn ngữ siêu văn bản có chức năng xác định cấu trúc nội dung của trang web như tiêu đề, đoạn văn hay hình ảnh. Trong khi đó, CSS lại là ngôn ngữ giúp định dạng kiểu hiển thị nội dung của website.

Mặc dù là hai ngôn ngữ hoàn toàn độc lập nhưng HTML và CSS lại được sử dụng để bổ trợ cho nhau với mục đích tạo ra sự hoàn hảo, trực quan và đa dạng cho giao diện website. Có thể thấy rằng, HTML là đại diện cho nội dung còn CSS là đại diện cho sự xuất hiện của nội dung.

Cách nhúng CSS vào website 

Để có thể viết CSS cũng như giúp CSS hoạt động được trên website thì bạn nên biết thêm các cách nhúng CSS vào trang web nữa.

Có hai cách để nhúng:

  • Inline Styles: Nhúng trực tiếp CSS vào tài liệu HTML. Cách này rất thích hợp để chèn một vài đoạn CSS ngắn và giúp cho trình duyệt không tốn thời gian trong quá trình tải tệp tin.
  • External Styles: Tạo tệp tin CSS riêng và nhúng vào tài liệu HTML. Cách này rất dễ quản lý và phù hợp với việc chèn nhiều đoạn CSS. Tuy nhiên, cách này sẽ rất tốn thời gian để tải tệp tin.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức cũng như thông tin có liên quan đến CSS mà Bizfly cung cấp để bạn có thể hiểu hơn cũng như có cái nhìn toàn diện hơn CSS là gì và bố cục, cách thức hoạt động của nó. Hy vọng, bạn sẽ thấy chúng hữu ích và có cách áp dụng CSS vào thực tiễn một cách hiệu quả. 

 

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly