Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm và các tiêu chí quan trọng cần có

Thủy Nguyễn 28/04/2022

Đánh giá nhân viên không những giúp các nhà quản trị có thể xem xét và nhìn nhận lại toàn bộ cấu trúc của doanh nghiệp mà còn nắm rõ được sức mạnh nhân lực trong công ty là như thế nào từ đó có phương án xây dựng nhân sự vững mạnh.

Các chuyên gia Bizfly sẽ chia sẻ các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá nhân sự hiệu quả nhất. Bạn có thể tham khảo tại đây.

Đánh giá nhân viên là gì?

Đánh giá nhân viên là quá trình đánh giá hiệu suất, kỹ năng, đóng góp liên quan đến công việc của một nhân viên trong tổ chức. Quá trình đánh giá này thường được thực hiện bởi cấp trên hoặc các bộ phận quản lý của tổ chức để đánh giá hiệu suất nhân viên, nhằm mục đích đưa ra các quyết định về thưởng, khuyến khích và phát triển kỹ năng cho nhân viên.

Các tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả

Hiệu suất công việc là một trong các tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả

Tiêu chí đánh giá nhân viên văn phòng bao gồm thái độ làm việc, năng lực làm việc và một số kỹ năng mềm.

Việc đánh giá nhân viên cần phải được thực hiện một cách công bằng và minh bạch và phải dựa trên Thái độ làm việcNăng lực làm việc. Dưới đây là một số các tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả được sử dụng ở hầu hết các doanh nghiệp hiện nay:

1. Thái độ làm việc

Một nhân sự có tính trung thực trong công việc, giữ thái độ tích cực không những được cấp trên và đồng nghiệp yêu quý mà còn được tin tưởng giao phó thực hiện các công việc quan trọng. Đây cũng là yếu tố quan trọng khi bắt đầu tuyển dụng nhân sự vào công ty được nhiều nhà quản trị coi trọng.

Tinh thần làm việc

Tinh thần tích cực, đam mê và chăm chỉ trong công việc giúp nhân sự tập trung và tận tâm, nâng cao năng suất làm việc hiệu quả. 

Đối với doanh nghiệp, khi nhân sự có tinh thần làm việc tốt góp phần tạo ra môi trường làm việc tích cực, giúp nhân viên cảm thấy động lực hơn để phát triển sự nghiệp của mình.

Tinh thần hợp tác

Nhân viên có tinh thần hợp tác, giúp đỡ đồng nghiệp và đóng góp tích cực vào công việc của nhóm. Khi nhân viên hợp tác với nhau, họ sẽ có xu hướng chia sẻ kiến ​​thức và kinh nghiệm. Điều này giúp tăng cường kiến thức và sự hiểu biết của cả nhóm, đồng thời giúp giải quyết các vấn đề nhanh hơn. 

Bên cạnh đó, tinh thần hợp tác giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và hỗ trợ bởi những người cùng làm việc với mình. Tạo môi trường làm việc tích cực, giảm thiểu căng thẳng mệt mỏi.

Kiên trì và chịu khó

Nhân sự có tính kiên trì và chịu khó thường có thể hoàn thành công việc một cách chính xác và đúng hạn, giúp tăng năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Bên cạnh đó, họ có thể đối mặt với những thách thức khó khăn, tìm cách giải quyết vấn đề và vượt qua thời gian khó khăn trong quá trình làm việc. 

Yếu tố này có khả năng phát triển nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai cho nhân sự sở hữu nó. Họ cũng có khả năng truyền cảm hứng và trở thành một nguồn động lực cho đồng nghiệp khác trong công việc.

Tinh thần tự giác

Nhân viên có tinh thần tự giác, chủ động và đam mê trong công việc, không chỉ làm đủ mà còn cố gắng vượt qua các mục tiêu đề ra. Một số lợi ích khi nhân sự có tinh thần tự giác cao như:

  • Đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ: Tính tự giác giúp nhân viên chú trọng đến các chi tiết nhỏ trong quá trình sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ.
  • Khả năng tự quản lý: Nhân viên có tính tự giác sẽ có khả năng tự quản lý bản thân tốt hơn, từ đó giúp đạt được mục tiêu và kế hoạch công việc.
  • Khả năng học tập và phát triển bản thân: Nhân viên tự giác có xu hướng tìm kiếm và học hỏi kiến thức mới, kỹ năng mới để phát triển bản thân, giúp nâng cao năng lực và đóng góp tích cực cho tổ chức.

2. Năng lực làm việc 

Đánh giá năng lực nhân viên bằng kỹ năng chuyên môn, đóng góp cho tổ chức và khả năng học hỏi.

 Kỹ năng chuyên môn

Người quản lý hay doanh nghiệp có thể thực hiện những bài kiểm tra kiến thức, đánh giá kết quả công việc, phản hồi đồng nghiệp và cấp trên hoặc để nhân sự tự đánh giá khả năng làm việc của mình. 

Trong đó, phương pháp đánh giá dựa trên kết quả công việc thường được áp dụng đặt KPI để có thể dễ đo lường hiệu quả hơn. Kết quả này có thể được đo bằng các chỉ số hiệu suất, số liệu hoặc báo cáo công việc.

Đóng góp cho tổ chức

Đây là phương pháp đánh giá dựa trên các thành tựu và kết quả cụ thể mà nhân viên đã đạt được trong quá trình làm việc.

Doanh nghiệp sẽ đưa ra các tiêu chí đánh giá bao gồm: Hiệu quả công việc, đóng góp cho tổ chức, tương tác với đồng nghiệp và khách hàng, sáng tạo và khả năng phát triển bản thân. Những giá trị doanh nghiệp nhận được sau cống hiến của nhân sự sẽ được phản hồi và đề xuất thưởng, phạt phù hợp. 

Khả năng học hỏi

Là phương pháp hữu ích để đánh giá khả năng tiềm năng và khả năng thích nghi của nhân viên với các thay đổi trong công việc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng khả năng học hỏi chỉ là một trong nhiều yếu tố cần được xem xét khi đánh giá năng lực của một nhân viên.

Việc đánh giá khả năng học hỏi của nhân viên có thể được thực hiện thông qua việc quan sát cách họ tiếp nhận thông tin mới, làm việc với những công nghệ mới hay đưa ra các giải pháp sáng tạo trong công việc. Khả năng học hỏi không phải là chỉ số đánh giá năng lực duy nhất. Các yếu tố khác như kinh nghiệm, kỹ năng mềm, năng lực lãnh đạo và sự cam kết cũng cần được xem xét để đánh giá năng lực của một nhân viên. Do đó, khi đánh giá năng lực của nhân viên, cần phải sử dụng một loạt các tiêu chí để đảm bảo tính khách quan và đầy đủ của kết quả đánh giá.

5 điều cần lưu ý khi thực hiện đánh giá nhân viên

1. Cân nhắc cả các khía cạnh tích cực và tiêu cực của hoạt động của nhân viên

Bạn cần đánh giá công việc của nhân viên dựa trên nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thành tích, kỹ năng, đóng góp, tinh thần làm việc, thái độ và khả năng tương tác với đồng nghiệp và khách hàng. Việc chỉ nhìn vào điểm tốt sẽ khiến việc quản lý gặp khó khăn trong việc thúc đẩy phát triển cho nhân sự, hoặc ngược lại nếu chỉ nhìn vào nhược điểm, bạn sẽ không thể khai thác thêm các yếu tố bứt phá của nhân sự đó. 

2. Đưa ra phản hồi chính xác và cụ thể

Hãy trình bày những gì nhân viên làm tốt và những vấn đề cần cải thiện một cách cụ thể và chi tiết. Tránh các nhận xét chung chung hoặc không rõ ràng.

Ví dụ: Đề nghị nên tìm hiểu thêm về các phương pháp sáng tạo khác nhau, tham gia các khóa học đào tạo hoặc thảo luận với đồng nghiệp để tìm ra cách giải quyết các vấn đề phát sinh một cách sáng tạo và hiệu quả hơn.

3. Tập trung vào hành động thay vì tính cách:

Những lời đánh giá và phản hồi nên tập trung vào hành động của nhân viên thay vì tính cách của họ. Tránh đánh giá và phán xét về những đặc điểm tính cách hoặc những vấn đề cá nhân của nhân viên.

4. Tạo không gian cho phản hồi hai chiều:

Hãy đưa ra những câu hỏi để khuyến khích nhân viên nói về cảm nhận của họ và những đóng góp của họ để cải thiện công việc. Tạo một môi trường mở, trung thực và chuyên nghiệp cho phản hồi hai chiều.

5. Lên kế hoạch cho phát triển tương lai:

Đánh giá và phản hồi cũng cần đưa ra kế hoạch và hướng dẫn cụ thể cho nhân viên về cách cải thiện và phát triển bản thân. Hãy giúp họ đặt ra các mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch để đạt được chúng.

Mẫu đánh giá nhân viên cuối năm chính xác cao

Bạn có thể tạo mẫu đánh giá nhân viên bằng Excel với các gợi ý dưới đây: 

Mẫu 1

Mẫu đánh giá kiến thức của nhân viên

Mẫu đánh giá kiến thức của nhân viên 

Mẫu 2:

Mẫu đánh giá nhân viên theo KPI

Mẫu 3: 

Bảng đánh giá năng lực nhân viên sau thời gian thử việc

Mẫu 4:

Phiếu đánh giá nhân viên tổng quan với các tiêu chí năng lực, chất lượng, ý thức

Mẫu tiêu chí đánh giá nhân viên

Mẫu 5:

Phiếu đánh giá nhân viên chi tiết với các kết quả xếp hạng cụ thể

Phiếu đánh giá nhân viên chi tiết với các kết quả xếp hạng cụ thể

Mẫu 6

Mẫu đánh giá kiến thức chuyên môn và thái độ làm việc của nhân viên

Form đánh giá nhân viên dựa trên tiêu chí đánh giá kiến thức chuyên môn và thái độ làm việc của nhân viên

 

>> Xem thêm: 5 sai lầm trong việc đánh giá hiệu suất của nhân viên

Quản lý đội ngũ bán hàng - Bứt phá doanh thu cùng BizCRM
"Đo lường KPI chính xác 100% - nhanh chóng - đầy đủ - minh bạch"

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly