Data Storytelling được sử dụng nhiều trong kinh doanh, tiếp thị hay tài chính. Những ngành nghề có đặc thù phát triển bởi những con số đồ sộ bởi tỷ lệ đo lường và sự biến động. Một người kể chuyện bằng dữ liệu giỏi sẽ tạo ra những cảm xúc hấp dẫn người nghe từ những logic đơn giản.
Đây là một kỹ năng cần thiết mà nhà phân tích kinh doanh phải thành thạo ngày nay. Trong bài viết sau đây, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ về kỹ năng này và ứng dụng nó trong báo cáo hay thực hiện các chiến lược Marketing.
Data Storytelling là quá trình chuyển đổi những phân tích dữ liệu thành một câu chuyện có cấu trúc hợp lý và dễ hiểu, nhằm tác động đến quyết định của người nghe.
Phương pháp này giúp trình bày các kết quả phân tích dữ liệu theo ngôn ngữ thông thường, nâng cao sự hiểu biết và tương tác từ nhiều đối tượng khác nhau. Điều này không chỉ làm cho thông tin trở nên trực quan hơn mà còn giúp thúc đẩy sự hiểu biết chung về dữ liệu.
Data Storytelling được cấu tạo bởi ba phần chính: Dữ liệu, Cốt truyện (Narrative), Hình ảnh.
Con người thường nhớ thông tin lâu hơn khi được trình bày dưới dạng câu chuyện, đối với dữ liệu cũng vậy. Data Storytelling giúp nội dung các thông tin dưới dạng số hóa, thuyết phục và hấp dẫn hơn đối với những khán giả chưa quen với các chi tiết được chia sẻ.
Chắc hẳn, bạn sẽ đặt ra câu hỏi tại sao không sử dụng biểu đồ/đồ thị trực quan để trình bày thông tin. Bạn vẫn có thể sử dụng nó, nhưng cần biết rằng một câu chuyện xoay quanh dữ liệu đó mới có thể cho người đọc hiểu tại sao những biến động, xu hướng đó lại xảy ra và tầm quan trọng của chúng.
Bạn sẽ mất nhiều thời gian đầu tư vào chất lượng cho kế hoạch Data Storytelling, song việc làm này tiết kiệm đáng kể thời gian và ngân sách trong việc ra quyết định. Đặc biệt, nó trở nên thuyết phục hơn khi bạn trình bày ý tưởng, tạo điều kiện loại bỏ các yếu tố dữ liệu gây nhiễu, thông tin mang tính logic và quyết đoán hơn.
Nếu không sử dụng kỹ thuật kể chuyện bằng dữ liệu, có nguy cơ cao rằng thông tin quan trọng từ các phân tích và khoa học dữ liệu có thể bị mất đi hoặc được hiểu sai, gây thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp.
Kể chuyện bằng dữ liệu cần nhiều hơn một bộ sưu tập hình ảnh để trực quan hóa dữ liệu. Các bức ảnh có thể làm cho Data Storytelling thu hút sự chú ý và mang lại sự gắn kết về mặt cảm xúc đối với nhân viên nội bộ hay khách hàng.
Nếu bạn muốn tìm kiếm những bức ảnh mang lại cảm giác chân thực hoặc thực tế cho Data Storytelling của mình. Tốt nhất nên tìm hình ảnh liên quan đến sản phẩm, khách hàng hoặc hoạt động cụ thể thay vì tìm một hình ảnh chung chung.
Chọn biểu đồ, đồ thị và đồ họa thông tin thích hợp để minh họa các điểm dữ liệu của bạn. Chúng thể hiện dữ liệu với các mục đích cụ thể như so sánh, thể hiện xu hướng hay sự thay đổi theo thời gian. Những sự biến đổi này sẽ tương ứng với cốt truyện mà bạn xây dựng.
Sử dụng màu sắc, hình dạng và kích thước biểu đồ một cách hiệu quả để làm nổi bật những thông tin chi tiết đó trong tổng thể Data Storytelling.
Mặc dù việc sử dụng lại đồ họa trên nhiều nền tảng có thể tạo tính đồng nhất nội dung, nhưng bạn đừng phụ thuộc quá khi xây dựng câu chuyện của mình. Ngày nay có quá nhiều lỗ hổng kỹ thuật số và việc đăng lại cùng một biểu đồ trên nhiều nền tảng sẽ khiến thông điệp của bạn kém hiệu quả hơn khi một trong những định dạng không phù hợp với nền tảng.
Các nền tảng khác nhau có các yêu cầu khác nhau về kích thước, độ phân giải và định dạng hình ảnh. Một biểu đồ đẹp mắt trên Instagram sẽ không có sức hấp dẫn tương tự trên Facebook. Do đó, bạn cần kiểm tra chất lượng biểu đồ khi thực hiện đăng tải nội dung trong quá trình thực hiện kế hoạch tiếp thị.
Không thể phủ nhận sức mạnh của việc kể chuyện bằng Infographics giúp tạo ra các đồ họa thông tin với sức ảnh hưởng mạnh mẽ và gây được tiếng vang với khán giả. Các nghiên cứu chỉ ra rằng con người nhớ 80% những gì họ thấy và làm, so với 20% những gì họ đọc và 10% những gì họ nghe.
Do đó, Data Storytelling trở nên thu hút và tạo ấn tượng lâu dài hơn khi kết hợp xây dựng bởi Infographics. Về bản chất, Infographics được tạo ra bởi những cốt truyện nhỏ. Khi thực hiện Data Storytelling, việc xây dựng các điểm nội dung và cốt truyện nhỏ giúp nối các thông tin khác nhau thành một câu chuyện mở rộng. Chi tiết câu chuyện được thể hiện thông qua Infographics truyền đạt một cách rõ ràng và thú vị. Việc này không chỉ làm cho thông điệp trở nên hiệu quả hơn mà còn giúp khán giả dễ dàng nhớ và hiểu sâu hơn về nội dung.
Hãy tưởng tượng một tình huống khi bạn trình bày dữ liệu về doanh số bán hàng tăng. Để làm cho thông tin trở nên rõ ràng hơn, việc cung cấp bối cảnh về chiến dịch tiếp thị gần đây hoặc về đợt ra mắt sản phẩm có thể là chìa khóa. Thông qua câu chuyện này, bạn có thể đưa ra thông tin chi tiết về lý do đằng sau sự gia tăng doanh số bán hàng, như chiến lược tiếp thị đặc biệt, phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm mới hoặc các chiến dịch khuyến mãi đặc biệt đã thực hiện, tác động đến biến đổi đó.
Các câu chuyện được phát triển thông qua Data Storytelling không chỉ đơn giản là việc truyền đạt dữ liệu một cách sinh động mà còn làm cho những sự thật khô khan trở nên sống động và có tính liên kết cao. Bằng cách này, thông điệp trở nên mạnh mẽ hơn và tác động sâu sắc đến tâm trí của người nghe hay khách hàng. Điều này thể hiện tính chuyên gia và sự sáng tạo trong việc sử dụng dữ liệu để kể một câu chuyện ý nghĩa.
Trong lĩnh vực marketing, việc áp dụng Data Storytelling vào bản tin email (Newsletter) giúp tạo nên sự hiểu biết toàn diện về dữ liệu doanh số bán hàng, chia sẻ trải nghiệm khách hàng đến những xu hướng và thống kê ngành.
Việc tích hợp Data Storytelling vào bản tin email không chỉ tạo sự tương tác cao mà còn làm cho thông điệp trở nên chi tiết và thú vị. Điều này giúp xây dựng mối liên kết mạnh mẽ hơn với độc giả, giúp họ hiểu rõ hơn về thương hiệu.
Áp dụng phương pháp Data Storytelling vào báo cáo để làm cho thông tin trở nên sinh động, dễ hiểu và tăng cường ảnh hưởng. Hãy lưu ý rằng, mong muốn của người nhận báo cáo luôn là số liệu. Nên bạn đừng quá tập trung vào câu chuyện, khiến nội dung trở nên lan man. Xác định câu chuyện chính bạn muốn kể thông qua báo cáo. Điều này có thể là một chiến dịch tiếp thị thành công, xu hướng quan trọng hoặc bất kỳ thông tin nào mà bạn muốn đưa ra sự chú ý.
Chúng tôi sẽ làm rõ trên một ví dụ cụ thể: Sau khi phân tích dữ liệu tiếp thị, bạn phát hiện công ty đang tạo ra nhiều khách hàng tiềm năng hơn thông qua một kênh cụ thể. Thay vì việc chỉ thông báo thông tin này qua các kênh truyền thông truyền thống, bạn quyết định sử dụng kênh trò chuyện để chia sẻ thông điệp. Có thể tạo một video ngắn giới thiệu về những kết quả tích cực và ảnh hưởng của nó.
Từ video này bạn sẽ khiến thông tin được nhân sự đón nhận tích cực hơn với những thông báo email thông thường. Điều này cũng tạo ra một giá trị đặc biệt cho những con số hay chủ đề mà bạn đang muốn nhấn mạnh. Tạo động lực cho nhân sự phát triển toàn diện.
Việc làm cho người đọc “hoang mang” bởi lượng lớn thông tin là một sai lầm phổ biến trong Data Storytelling. Mặc dù việc đưa vào mọi điểm dữ liệu có thể tạo ra sự hấp dẫn, nhưng điều quan trọng là phải phân biệt được điều gì là quan trọng đối với câu chuyện cụ thể. Cung cấp quá nhiều dữ liệu có thể dẫn đến sự nhầm lẫn và làm mất hứng thú của khán giả.
Chỉ trình bày các con số mà không giải thích hoàn cảnh hoặc yếu tố ảnh hưởng đến chúng có thể dẫn đến nhiều sai lầm tai hại. Bắt nguồn từ việc hiểu sai từ người nghe hoặc nội dung Data Storytelling thiếu dữ liệu.
Dữ liệu là trung tâm của nhiều quyết định và hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, dữ liệu thô không thể tự thực hiện công việc làm rõ cho khách hàng/người đọc hiểu được nó. Bạn không thể chỉ cung cấp cho khán giả một số bảng tính với các hàng số và hy vọng rằng họ sẽ hiểu được thông điệp chính của bạn hoặc hành động. Data Storytelling sẽ giúp bạn trình bày mọi thông tin theo cách hấp dẫn người đọc nhất. Bizfly chia sẻ bốn kỹ thuật kể chuyện dữ liệu giúp bạn thực hiện kế hoạch này tốt hơn, nâng cao khả năng truyền tải nội dung chất lượng.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại