Doanh nghiệp B2B nên chi bao nhiêu cho marketing? Cách xây dựng ngân sách hiệu quả 2024

Thủy Nguyễn 15/05/2024

Khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp B2B hiện đang dành khoảng 10% cho hoạt động Marketing. Con số này có thật sự mang lại hiệu quả như mong đợi? Doanh nghiệp B2B cần chi bao nhiêu tiền cho Marketing là đủ? Cùng Bizfly tìm kiếm câu trả lời ngay sau đây.

Doanh nghiệp B2B nên chi bao nhiêu tiền cho marketing?

Theo Percepture, các doanh nghiệp B2B dự kiến ​​sẽ đầu tư khoảng 10% doanh thu công ty vào hoạt động Marketing trong năm 2024. Tuy nhiên, việc phân bổ ngân sách Marketing sẽ không chỉ đơn giản là việc chia đều số tiền này cho các phương thức Marketing khác nhau. Trong đó, các doanh nghiệp B2B nên đầu tư 50% doanh thu cho các hoạt động Digital Marketing và 50% cho các phương thức Marketing truyền thống.

Trong khi triển khai các hoạt động Digital Marketing, doanh nghiệp B2B nên tập trung vào ba lĩnh vực chính. Đối với chiến lược nội dung, doanh nghiệp nên dành khoảng 40-50% tổng ngân sách Marketing. Theo sau đó là chi tiêu quảng cáo với khoảng 30-40% tổng ngân  sách. Phần ngân sách còn lại sẽ dành cho các hoạt động khác như truyền thông xã hội, Marketing qua email và CRM.

Doanh nghiệp B2B chi bao nhiêu tiền cho marketing
Các doanh nghiệp B2B thường dành 10% doanh thu cho hoạt động Marketing

4 bước cần thiết để xây dựng ngân sách tiếp thị B2B

Tùy thuộc vào quy mô, mục tiêu hay khách hàng mục tiêu, các doanh nghiệp sẽ có sự phân bổ ngân sách khác nhau. Tuy nhiên, với 4 bước sau đây, bạn sẽ có thể xây dựng ngân sách tiếp thị B2B phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình: 

Bước 1: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Bằng cách phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn có thể hiểu rõ hơn về những gì đối thủ của mình đang làm. Điều này đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực như quảng cáo trả tiền trên các nền tảng tìm kiếm và hiển thị hình ảnh. Khi phân tích đối thủ, bạn cần tập trung vào các yếu tố sau:

  • Sản phẩm và dịch vụ

Xem xét các sản phẩm và dịch vụ mà đối thủ cung cấp. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về sức mạnh và điểm yếu về sản phẩm của đối thủ trong thị trường.

  • Giá cả

​​​​​​​Tìm hiểu về mức giá của đối thủ cho các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự. Điều này sẽ giúp bạn xác định được sự cạnh tranh và chênh lệch về giá với đối thủ, từ đó xây dựng ngân sách tiếp thị phù hợp.

  • Kênh phân phối

​​​​​​​Bạn sẽ tiến hành điều tra các kênh phân phối mà đối thủ sử dụng để tiếp cận khách hàng. Việc này sẽ giúp bạn hiểu được cách bạn tiếp cận thị trường và tìm ra những kênh phân phối hiệu quả. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách chung.

  • Chiến lược tiếp thị

​​​​​​​Bạn cần xem xét các chiến lược tiếp thị mà đối thủ đang sử dụng, bao gồm cả các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, sự kiện,... Điều này giúp doanh nghiệp  lựa chọn và phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp và hiệu quả hơn.

Để thu thập thông tin về chiến lược quảng cáo kỹ thuật số của đối thủ, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ như Semrush, Google Ads Transparency Center và MediaRadar. Đây là những công cụ giúp bạn xem xét chi tiết về quảng cáo PPC, các quảng cáo cụ thể mà đối thủ đang chạy. Đồng thời, bạn cũng có thể biết được tổng chi phí quảng cáo của đối thủ.

Phân tích đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh trên nhiều phương diện

Bước 2: Thiết lập mục tiêu, thiết lập mô hình chiến lược kinh doanh

Mục tiêu chính đối với hầu hết các công ty B2B thường là thu hút khách hàng tiềm năng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Bên cạnh đó để xác định mục tiêu, bạn có thể sử dụng mô hình chiến lược kinh doanh dựa trên ba số liệu chính sau:

  • Giá trị hợp đồng trung bình: Đây là giá trị trung bình của mỗi hợp đồng hoặc giao dịch mà doanh nghiệp của bạn đã thực hiện. Hiểu được giá trị tài chính của mỗi hợp đồng sẽ giúp bạn đánh giá được giá trị tổng thể của các thỏa thuận này đối với doanh nghiệp của bạn.
  • Tỷ lệ chốt: Đây là tỷ lệ mà một khách hàng tiềm năng được chuyển đổi thành hợp đồng cuối cùng. Thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về hiệu quả của các hoạt động Marketing và bán hàng của bạn.
  • Tổng doanh thu: Đây là tổng thu nhập mà doanh nghiệp của bạn đã tạo ra trước khi trừ đi mọi chi phí. Kết hợp tỷ lệ chốt với tổng doanh thu sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng thể về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Thiết lập mục tiêu, mô hình, chiến lược
Mục tiêu doanh nghiệp cần có tính SMART

Bước 3: Xác định ngân sách

Xác định ngân sách bao gồm tính toán chi phí cho các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi và các nguồn lực khác một cách hợp lý. Thông thường, phần trăm ngân sách phân bổ cho hoạt động Marketing sẽ phụ thuộc vào doanh thu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm này có thể thay đổi tùy thuộc vào ngành, điều kiện thị trường và mục tiêu kinh doanh cụ thể của bạn.

Theo đó, Gartner cho biết ngân sách tiếp thị B2B trung bình là khoảng 11,2% doanh thu của công ty. Trong khi đó, BDC tiết lộ các công ty B2B nên dành 2-5% doanh thu cho Marketing. Mặt khác, HubSpot nhận thấy rằng các doanh nghiệp B2B chi khoảng 7,8% doanh thu cho tiếp thị, trong khi các dịch vụ B2B chỉ phân bổ 5,9%.

Xác định ngân sách
Nhãn

Bước 4: Chuẩn bị đầy đủ các cơ sở để triển khai chiến lược marketing

Để triển khai chiến lược marketing một cách hiệu quả, việc chuẩn bị đầy đủ các cơ sở là rất quan trọng. Chiến lược của bạn bao gồm nhiều thành phần khác nhau như trang web, sản xuất nội dung, sự kiện, truyền thông mạng xã hội,.. Mỗi thành phần đều cần có sự phân bổ ngân sách hợp lý với tình hình của doanh nghiệp.

Ngoài ra, bạn cũng cần dự trù ngân sách bổ sung cho nhu cầu và mong muốn của CEO để đảm bảo tính linh hoạt và khả năng đáp ứng các ưu tiên chiến lược của công ty. Đồng thời, bạn nên trình bày kế hoạch ngân sách của doanh nghiệp với các bên liên quan như bộ phận tài chính - kế toán, các nhân viên phụ trách marketing và quản lý chiến lược marketing,... 

Chuẩn bị cơ sở triển khai chiến lược marketing
Chiến lược Marketing của doanh nghiệp B2B bao gồm nhiều yếu tố 

Với những thông tin chi tiết nêu trên, hy vọng bạn đã có câu trả lời cho việc doanh nghiệp B2B cần chi bao nhiêu tiền cho Marketing. Đây là một phần vô cùng quan trọng trong việc lập kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất thực hiện. Ngoài ra, nếu còn bất kỳ câu hỏi nào khác, liên hệ ngay Bizfly để được giải đáp nhanh chóng nhé!

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly