Khái niệm dropshipping nội địa tại thị trường Việt những năm gần đây không còn quá xa lạ nữa. Xu hướng kinh doanh online hiện nay tại Việt Nam đều hoạt động dựa trên quy trình dropshipping. Nếu bạn chưa rõ dropshipping trong nước là gì thì tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây của Bizfly nhé.
Dropshipping nội địa là mô hình kinh doanh nguồn hàng có sẵn tại địa phương mình ở. Theo đó người kinh doanh sẽ dựa theo nguồn hàng đang có sẵn ở quốc gia hay tỉnh thành mình ở để bán dropship. Điều này sẽ tối ưu hơn so với việc bạn làm dropshiping xuyên quốc gia, lấy hàng từ các sàn Aliexpress hay Amazon,... Bạn sẽ chỉ cần tạo kênh, chọn sản phẩm sau đó có khách mua hàng bạn chỉ cần thông báo tới nhà cung cấp để họ chuyển tới người mua.
Lợi nhuận bạn thu được chính là khoản chênh lệch giữa giá sản phẩm bạn lấy ở nhà cung cấp và giá mình bán cho khách hàng (đã trừ cả chi phí của đơn vị vận chuyển). Nếu bạn kinh doanh online theo hình thức này thì bạn là Dropshipper.
Lĩnh vực “make money online” của Dropshipper đang là xu hướng kinh doanh mới trong thời đại công nghệ 4.0. Nhiều thống kê cho thấy, lợi nhuận của nhiều Dropshipper có thể đạt tới vài trăm % khi tìm được nhà cung cấp giá rẻ, bán đúng sản phẩm dễ sinh lời. Còn những sản phẩm thông thường thì lợi nhuận bình quân của họ sẽ dao động trong khoảng 30-60%.
Để bạn hiểu rõ về cách thức hoạt động của Dropshipper, dưới đây chúng tôi đã chia sẻ chi tiết quy trình mà dropshipping nội địa kiếm tiền:
Đầu tiên Dropshipper phải chọn sản phẩm mình muốn bán. Sau đó tìm kiếm nhà cung cấp sản phẩm đó, chú ý 2 bên phải đàm phán về giá cả để chốt được mức giá thấp nhất nhằm tối ưu lợi nhuận khi bán. Tiếp theo cả 2 phải chốt được hình thức vận chuyển giao hàng phù hợp với nhà cung cấp sản phẩm, đồng thời vẫn tối ưu được chi phí gửi hàng cho Dropshipper.
Dropshipper lúc này cần chọn cho mình kênh bán hàng thương mại điện tử thực sự uy tín. Để marketing sản phẩm và tiếp cận được càng nhiều khách hàng càng tốt, bạn nên đăng sản phẩm lên Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,… hoặc website bán hàng bạn tự lập.
Khách hàng khi tìm kiếm từ khóa liên quan tới sản phẩm tại các kênh bán hàng thương mại điện tử sẽ thấy sản phẩm của bạn hiện lên. Nếu mức giá phù hợp thì khách sẽ trực tiếp mua hàng, thanh toán qua Internet banking, Momo, Shopee Pay, Zalo Pay, Viettel Pay…
Bạn kiểm tra đơn hàng, dùng tiền mà khách đã trả để qua nhà cung cấp mua hàng và yêu cầu họ vận chuyển sản phẩm tới tận tay cho khách hàng.
Nhà cung cấp sản phẩm sẽ đóng gói hàng và gửi hàng cho khách. Lúc này bạn có thể theo dõi lộ trình gửi đơn hàng qua các ứng dụng mua hàng trực tuyến. Bạn cần phụ trách việc chăm sóc khách hàng nếu khách có thắc mắc, vấn đề xảy ra. Đơn hàng giao tới tay khách, khách đồng ý nhận đơn là quy trình bán hàng giữa các bên đã diễn ra thành công.
Hiện nay mô hình kinh doanh dropshipping đang là xu hướng hot bởi đơn vị bán lẻ không cần bỏ quá nhiều vốn, tuy nhiên vẫn kinh doanh tốt. Việc tiết kiệm chi phí thuê kho, nhập hàng… cũng là yếu tố chính quyết định giá bán phải chăng. Khách sẽ mua được sản phẩm mình cần với giá tốt. Đương nhiên bên cạnh ưu điểm trên thì dropshipping nội địa vẫn có nhược điểm nhất định, cụ thể:
Mỗi ngày trôi qua xu hướng kinh doanh dropshipping tại Việt Nam lại ngày càng hot. Nếu bạn muốn sở hữu nhóm khách hàng tiềm năng, có lợi nhuận đều đặn thì đừng bỏ qua các nguồn dropshipping nội địa chất lượng dưới đây:
Google là công cụ tìm kiếm được dùng phổ biến số 1 thế giới. Đây chính là nguồn dropshipping nội địa chất lượng mà bạn nên tận dụng để tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng. Khi họ lên Google và gõ tên mặt hàng muốn tìm, muốn mua họ sẽ nhận được nhiều kết quả (trong kết quả đó có bạn).
Hiện nay các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok đều là những nền tảng quảng bá sản phẩm vô cùng hữu ích. Bạn nên xây dựng những trang cộng đồng (page) hoặc tài khoản, gian hàng thương mại trên các nền tảng này để phủ sóng thương hiệu. Khách hàng có thể theo dõi, cập nhật thông tin sản phẩm bạn bán thông qua mạng xã hội.
Tại Việt Nam bạn có thể chọn 1 trong các sàn thương mại điện tử uy tín như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo. Việc lựa chọn các sàn thương mại điện tử này sẽ giúp bạn thực hiện mô hình kinh doanh dropshipping dễ dàng và khởi nghiệp dù vốn không nhiều.
Hy vọng bài viết này của Bizfly đã giúp bạn hiểu chính xác về mô hình kinh doanh dropshipping nội địa đang là xu hướng ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nếu bạn có ý định quyết định kinh doanh theo mô hình này thì “bắt tay” thực hiện ngay bây giờ đi nhé.
Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp