Với mô hình kinh doanh thương mại điện tử, các doanh nghiệp có thể tạo ra và quản lý các trang web, gian hàng thương mại điện tử, cho phép khách hàng truy cập và mua sắm trực tuyến. Cùng Bizfly tìm hiểu ngay 6 loại mô hình phổ biến qua bài viết dưới đây.
Dưới đây là thông tin chi tiết về 6 loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay:
Mô hình B2C (Business-to-Customer) tập trung vào việc kinh doanh trực tiếp từ doanh nghiệp đến thẳng người tiêu dùng. Trong mô hình này, các doanh nghiệp xây dựng và quản lý các trang web, ứng dụng di động hoặc nền tảng trực tuyến khác để bán hàng trực tiếp cho các khách hàng cá nhân.
Người tiêu dùng có thể truy cập vào các trang web hoặc ứng dụng này để tìm kiếm và mua các sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ quan tâm, thoải mái trong việc lựa chọn sản phẩm và thực hiện mua hàng với các thao tác nhanh chóng, sản phẩm được giao tới tận nhà, không mất thời gian đi lại.
Trong lĩnh vực B2C, một số sàn thương mại điện tử lớn như Shopee, Lazada, Tiki đã trở thành địa điểm bán hàng hiệu quả cho các doanh nghiệp muốn cung cấp sản phẩm của mình ra thị trường, tới tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trong mô hình B2B (Business-to-Business), thay vì bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, các doanh nghiệp này chủ yếu tập trung vào việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các doanh nghiệp khác.
Các giao dịch trong mô hình B2B thường có quy mô lớn hơn và có thể bao gồm việc đàm phán hợp đồng dài hạn, mua bán hàng hóa theo số lượng lớn và tương tác với các hệ thống quản lý tài chính và kho hàng phức tạp hơn.
Theo một nguồn dữ liệu từ Statista, doanh số thương mại điện tử B2B trên thế giới dự kiến đạt khoảng 21,8 nghìn tỷ USD vào năm 2027 Con số này cho thấy mô hình B2B đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng hàng đầu đối với các hoạt động kinh doanh toàn cầu trong tương lai.
Có rất nhều mô hình kinh doanh thương mại điện tử cho doanh nghiệp lựa chọn
Mô hình C2C (Consumer to Consumer) hoặc P2P tập trung vào việc kết nối trực tiếp giữa người tiêu dùng với nhau. Trong mô hình này, người tiêu dùng có thể mua và bán hàng hóa hoặc dịch vụ với nhau thông qua các nền tảng trực tuyến, các nền tảng C2C cung cấp một môi trường an toàn và thuận tiện để người dùng trao đổi sản phẩm và thanh toán trực tuyến.
Ví dụ phổ biến của mô hình này là: Facebook marketplace, Chợ tốt, Sendo, eBay…
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử C2C mang lại sự linh hoạt và tiện lợi cho khách hàng, giúp họ tiếp cận trực tiếp với các sản phẩm và giao dịch, trao đổi trực tiếp với tất cả mọi người trong cộng đồng mua sắm trực tuyến.
Mô hình B2G (Business to Government) tập trung vào việc kinh doanh giữa các doanh nghiệp và chính phủ. Trong mô hình này, doanh nghiệp sẽ cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho các cơ quan chính phủ thông qua các nền tảng thương mại điện tử.
Các giao dịch B2G thường liên quan đến việc cung cấp các sản phẩm/dịch vụ như: phần mềm quản lý tài chính, hệ thống quản lý nhân sự và đào tạo, giải pháp an ninh thông tin, hệ thống quản lý dự án và công trình, công nghệ trí tuệ nhân tạo và thiết bị công nghệ cho các cơ quan chính phủ.
Mô hình B2G đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định và quy trình pháp lý liên quan đến giao dịch với chính phủ.
Ví dụ về mô hình B2G là các công ty công nghệ lớn như Microsoft và IBM, cung cấp các giải pháp công nghệ cho các cơ quan chính phủ.
Mô hình D2C (Direct-to-Consumer) tập trung vào việc doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà không thông qua các kênh trung gian.
Trong mô hình này, các doanh nghiệp xây dựng và quản lý các nền tảng trực tuyến như trang web, ứng dụng di động hoặc cửa hàng trực tuyến để tiếp cận và tương tác trực tiếp với khách hàng.
Mô hình D2C cho phép các doanh nghiệp kiểm soát toàn bộ trải nghiệm mua hàng và tương tác trực tiếp với người tiêu dùng, từ việc tiếp cận khách hàng đến quảng cáo, bán hàng và chăm sóc sau bán hàng.
Mô hình kinh doanh D2C khá phổ biến trong thương mại điện tử
Mô hình C2B (Consumer to Business) là mô hình kinh doanh, trong đó người tiêu dùng tạo ra giá trị và cung cấp sản phẩm/dịch vụ cho các doanh nghiệp tiêu thụ các giá trị đó.
Bên cạnh đó, mô hình C2B còn đảo ngược vị trí truyền thống giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, khiến người tiêu dùng trở thành nguồn cung cấp giá trị cho doanh nghiệp.
Ở đây, người tiêu dùng sẽ tạo ra và chia sẻ nội dung, sản phẩm/dịch vụ của họ thông qua các nền tảng trực tuyến. Các doanh nghiệp sau đó đánh giá và mua sản phẩm hoặc dịch vụ từ người tiêu dùng.
Mô hình C2B thường xuất hiện trong các ngành công nghệ và sáng tạo, nơi người tiêu dùng có thể tạo ra phần mềm, nội dung truyền thông hoặc thiết kế và cung cấp cho các doanh nghiệp.
Để lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp, một số yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần nắm được như: khách hàng mục tiêu, thế mạnh của mình, kênh bán hàng phù hợp.
Bạn cần tìm hiểu và nắm bắt rõ ràng về đặc điểm, nhu cầu và yêu cầu của khách hàng mục tiêu. Xác định độ tuổi, giới tính, địa lý, sở thích và thu nhập của khách hàng giúp bạn hiểu rõ hơn về họ và tạo ra một mô hình kinh doanh phù hợp.
Ví dụ, nếu khách hàng mục tiêu của bạn là người trẻ tuổi sành điệu và thích mua sắm trực tuyến, bạn có thể lựa chọn mô hình B2C
Thử tìm hiểu xem điều gì làm nên sự khác biệt của bạn so với các đối thủ cạnh tranh? Điều gì làm bạn đáng tin cậy và đáng để khách hàng mua hàng từ bạn?
Xác định các yếu tố khác biệt như: chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, giá cả cạnh tranh, hoặc sự đổi mới công nghệ giúp bạn lựa chọn được mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp nhất.
Doanh nghiệp cần hiểu rõ thế mạnh của mình khi chọn mô hình kinh doanh
Hãy tìm hiểu và nghiên cứu các đối thủ của bạn để đưa ra được lý do tại sao sản phẩm/dịch vụ của bạn tốt hơn? Tại sao khách hàng nên lựa chọn doanh nghiệp bạn?
Tất cả các yếu tố về chất lượng sản phẩm, hoạt động tiếp thị, chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp bạn cần thể hiện được sự khác biệt và mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng.
Có nhiều kênh bán hàng thương mại điện tử khác nhau như cửa hàng trực tuyến, mạng xã hội, tiếp thị liên kết và quảng cáo trực tuyến,... Nhưng còn tùy thuộc vào quy mô, ngân sách và mục tiêu của doanh nghiệp để lựa chọn kênh phù hợp.
Hy vọng qua những thông tin trên mà Bizfly cung cấp, sẽ hữu ích cho bạn và doanh nghiệp trong quá trình lựa chọn mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp.
Tạo dựng dấu ấn thương hiệu với website đẳng cấp từ BizWebsite
Uy tín - Chuyên nghiệp - Thân thiện với người dùng