Những cách gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên thương mại điện tử hiệu quả

Thủy Nguyễn 04/09/2023

Gia tăng tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử hiện nay là một thách thức không nhỏ đối với mọi đơn vị kinh doanh. Bởi mức độ đa dạng sản phẩm ngày một nhiều, xu hướng tiếp cận sản phẩm của người dùng thay đổi theo chu kỳ ngắn hơn. 

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng Bizfly làm rõ những phương pháp hiệu quả để  nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trong thương mại điện tử, thúc đẩy doanh số kinh doanh vượt trội. 

Đánh giá tỷ lệ chuyển đổi chuẩn trên TMĐT

Tỷ lệ chuyển đổi chuẩn TMĐT thường trung bình khoảng 2,5% đến 3%

Tỷ lệ chuyển đổi chuẩn TMĐT thường trung bình khoảng 2,5% đến 3%

Theo một báo cáo gần đây cho biết Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ lệ người thực hiện mua sắm hàng hóa trực tuyến hàng tuần ở  mức trên 60%, cao hơn mức trung bình toàn cầu 57,6%.  

Mặt khác, theo các nhà lãnh đạo trong ngành, tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử trung bình là khoảng 2,5% đến 3%. Bằng việc khéo léo áp dụng các chiến thuật gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, khả năng chỉ số này vẫn còn có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.

Tỷ lệ chuyển đổi bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố quan trọng như: Ngành hàng, chiến lược tiếp thị, chiến lược sản phẩm và nội dung,... Vì vậy, trong trường hợp tỷ lệ chuyển đổi của bạn quá thấp. Bạn có thể bắt đầu từ những yếu tố nhỏ và tối ưu hóa nó. Đặc biệt cần lấy trải nghiệm người dùng làm mục tiêu phát triển chung, với định hướng rõ ràng này bạn sẽ có được những quyết định đúng đắn nhất. 

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi trên thương mại điện tử

Riêng trên nền tảng thương mại điện tử, nếu ai đó đề cập đến tỷ lệ chuyển đổi, phần lớn sẽ là đề cập đến tỷ lệ của đơn hàng tại một cửa hàng. Do đó, tỷ lệ này còn có tên gọi là tỷ lệ giao dịch, tỷ lệ đặt hàng. 

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi trên thương mại điện tử:

Tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử = Số đơn đặt hàng/Lượt truy cập vào trang web của bạn * 100%

Ví dụ: Nếu gian hàng của bạn có 1000 lượt truy cập, trong đó có 50 đơn đặt hàng thành công. 

=> Tỷ lệ chuyển đổi TMĐT = 50/1000*100%= 5%

Mẹo: Sử dụng tính năng báo cáo và phân tích tổng quan của các phần mềm quản lý bán hàng để hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn. Nên thực hiện đo lường dựa theo một đơn vị thời gian cụ thể, so sánh các thời điểm kinh doanh khác nhau để phát hiện xu hướng, tận dụng cơ hội và thúc đẩy quá trình thực hiện chiến lược phát triển mới. 

Những cách gia tăng tỷ lệ chuyển đổi trên thương mại điện tử hiệu quả

Thay đổi nội dung bài viết, hình ảnh sản phẩm 

Tối ưu nội dung mô tả sản phẩm và thông tin liên quan giúp khách hàng đến gần hơn với hàng hóa cụ thể

Tối ưu nội dung mô tả sản phẩm và thông tin liên quan giúp khách hàng đến gần hơn với hàng hóa cụ thể

Nội dung là một trong những tác động chính khiến người dùng chú ý đến một sản phẩm, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử rõ rệt nhất. Vì vậy, đối với nội dung mô tả sản phẩm trên các nền tảng bán hàng online bạn cần phải làm rõ nội dung theo một vài tiêu chí sau: 

  • Nội dung phục vụ cho nhóm khách hàng nào?
  • Sở thích của nhóm khách hàng là gì?
  • Vấn đề khó khăn mà khách hàng đang gặp phải?
  • Mong muốn của khách hàng khi tìm mua sản phẩm?
  • Nội dung mô tả sản phẩm và ảnh như thế nào sẽ thu hút được khách hàng?

Với một vài câu hỏi và tiêu chí đánh giá trên, nội dung của bạn sẽ có được định hướng cụ thể làm bật lên những lợi ích, ưu điểm của sản phẩm giúp cho khách hàng quan tâm, tin tưởng vào sản phẩm tốt hơn. 

Ngoài ra, bên cạnh tối ưu chất lượng màu sắc, độ phân giải video và hình ảnh. Nội dung ảnh cũng cần được tinh tế mang đến cho khách hàng những góc nhìn rõ ràng nhất, thể hiện được kích thước sản phẩm, màu sắc sản phẩm và chất liệu chân thực, gia tăng tăng trải nghiệm mua sắm trực tuyến tốt nhất cho người dùng. 

Thêm đề xuất sản phẩm 

Đề xuất thêm sản phẩm ở mục sản phẩm tương tự giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, kích thích mua sắm nhiều hơn

Đề xuất thêm sản phẩm ở mục sản phẩm tương tự giúp khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn, kích thích mua sắm nhiều hơn

Trên các nền tảng thương mại điện tử, ở mỗi trang sản phẩm đều có phần nội dung để người bán hàng thêm “Top sản phẩm nổi bật” của cửa hàng. Thông thường, những sản phẩm tương tự sản phẩm chính sẽ được gợi ý cho người tiêu dùng, để họ có thể tham khảo nhiều mẫu mã khác nhau và các sản phẩm có liên quan trước khi đưa ra quyết định mua cuối cùng.

Hiện nay một số nền tảng thương mại điện tử nổi bật như Shopee đã có tính năng hỗ trợ người bán hàng tối ưu mục top sản phẩm nổi bật dựa trên đề xuất của hệ thống và nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thứ tự hiển thị của sản phẩm sẽ được sắp dựa trên công nghệ AI của Shopee. Ngoài ra, nếu bạn muốn tự thực hiện tối ưu theo chiến lược riêng của mình, thì vẫn có thể chỉnh sửa, sắp xếp lại vị trí sản phẩm tùy ý. 

Thông thường, những đơn vị kinh doanh có đầu tư bài bản thường thiết lập hệ thống sản phẩm gợi ý theo chiến lược đẩy bán riêng của mình. Dựa vào doanh số bán hàng, sản phẩm muốn đẩy bán, thói quen mua sắm của khách hàng của riêng cửa hàng để cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử. Một số phần mềm quản lý bán hàng online sẽ giúp mọi người có được những dữ liệu người dùng chi tiết nhất về các tiêu chí trên. 

Phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến thông minh sẽ thu thập và phân tích dữ liệu từ hành vi của khách hàng. Cung cấp thông tin sản phẩm họ thường mua, thời gian mua sắm, các sản phẩm đang xem và thậm chí cả những sản phẩm bị bỏ lại trong giỏ hàng. Dữ liệu này được sử dụng để tạo ra các gợi ý sản phẩm phù hợp cho từng nhóm khách hàng, tạo dựng kế hoạch cá nhân hóa kích thích khách hàng mua sắm thêm.

Tối ưu nhận xét, đánh giá

Phần tối ưu nhận xét đánh giá rất quan trọng khi mọi người kinh doanh TMĐT, bởi đây là yếu tố mà khách hàng thường quan tâm mỗi khi mua sắm online. Họ sẽ tham khảo trước những đánh giá để nhận định chất lượng sản phẩm, hình ảnh sản phẩm thực tế của người mua hàng trước đó cung cấp. 

Ở góc nhìn khác, tối ưu nhận xét cũng là phương pháp cung cấp nội dung giá trị về sản phẩm cho người dùng tham khảo

Ở góc nhìn khác, tối ưu nhận xét cũng là phương pháp cung cấp nội dung giá trị về sản phẩm cho người dùng tham khảo

Có một số thủ thuật kinh doanh bạn có thể thực hiện nhằm tối ưu nhận xét, đánh giá như seeding chéo, đi chéo đơn. Nhưng để phát triển lâu dài, bạn không thể phụ thuộc vào những mẹo tối ưu mà cần xây dựng hệ thống chăm sóc và giải quyết vấn đề khách hàng chuyên nghiệp ở phần đánh giá của gian hàng. Công việc này vừa giúp cho khách hàng đã mua sản phẩm có thêm thiện cảm và đồng thời mang lại sự uy tín trong nhận định khách hàng mới. 

Chiến lược giá cả 

Một chiến lược giá thông minh sẽ giúp bạn có được lợi thế cạnh tranh cao nhất, đặc biệt trước thói quen tham khảo giá trước khi mua của khách hàng trên mọi nền tảng kinh doanh online. 

Một mức giá rẻ cũng không phải là giải pháp tối ưu, khách hàng sẽ có xu hướng nghi ngờ chất lượng sản phẩm nếu nó có mức giá thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung. Vì vậy, hãy tham khảo những sự thay đổi trong cách điều chỉnh giá và các chiến dịch tiếp thị của đối thủ để điều chỉnh giá của mình ở mức phù hợp với thị trường. 

Thực hiện chiến lược giá thông minh có thể đẩy cao lợi ích khách hàng và doanh số cửa hàng

Thực hiện chiến lược giá thông minh có thể đẩy cao lợi ích khách hàng và doanh số cửa hàng

Một vài chiến lược giá cả trực tuyến như: Giảm giá, ưu đãi,chương trình khách hàng thường xuyên, định giá động có khả năng thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện cải thiện rõ rệt và đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Khách hàng có thể bị kích thích để mua sắm trực tuyến khi nhận thấy lợi ích tài chính hoặc giá trị gia tăng được đề xuất từ sản phẩm. 

Đọc thêm: Công thức tính giá bán trên Shopee chuẩn và mẹo điều chỉnh giá 

Thực hiện SEO thương mại điện tử 

Chiến lược SEO thương mại điện tử luôn có mặt ở hầu hết đơn vị kinh doanh online hiện nay, đặc biệt trong thời kì hoàng kim của thương mại điện tử. Người người nhà nhà tập trung vào đẩy thứ hạng sản phẩm, gian hàng trên các website thương mại điện tử. 

Cơ hội cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thương mại điện tử rộng mở hơn khi loạt sản phẩm của bạn xuất hiện thuộc top đầu của trang sản phẩm sau khi khách hàng thực hiện truy vấn tìm kiếm sản phẩm. 

Bên cạnh việc tối ưu kỹ thuật phức tạp cho link sản phẩm, thì những yếu tố như đặt tên sản phẩm chuẩn SEO, mô tả thân thiện với người dùng và thuật toán của nền tảng nên được tối ưu đạt chuẩn theo checklist cụ thể. 

Với thông tin những phương pháp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi mà Bizfly cung cấp trong bài viết trên, hy vọng bạn có thể tạo ra một mô hình kinh doanh trực tuyến mạnh mẽ và hiệu quả. Lưu ý rằng, xu hướng kinh doanh và trải nghiệm khách hàng luôn thay đổi, nên hãy theo dõi thường xuyên kết hợp để chiến lược kinh doanh đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao nhất. 

Quản lý bán hàng - Bứt tốc doanh thu nhờ BizShop - Phần mềm quản lý bán hàng Online
Lựa chọn hàng đầu của 5600+ Doanh nghiệp

Dùng thử ngay Tìm hiểu thêm

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly