Motion Graphic không chỉ đơn thuần là các hình ảnh động, mà còn là sự kết hợp tinh tế giữa đồ họa, âm thanh và chuyển động để tạo nên những tác phẩm động đầy ấn tượng. Nó dần trở thành xu hướng thiết kế mà mọi designer mong muốn tìm hiểu và ứng dụng. Trong bài viết sau đây, Bizfly sẽ làm rõ hình thức thiết kế này và những loại hình Motion Graphic chính giúp bạn hiểu rõ hơn về sức mạnh và độ linh hoạt của nó trong truyền thông đa phương tiện.
Motion Graphic tạo ra những chuyển động cho các thiết kế đồ họa của bạn
Motion Graphic là hình thức thiết kế đa phương tiện tạo ra những chuyển động cho các thiết kế đồ họa của bạn. Motion Graphic giúp các thiết kế đồ họa dạng tĩnh trở nên sống động hơn thông qua việc di chuyển tiêu đề, phông chữ, chuyển đổi biểu trưng, hoạt ảnh đơn giản trong bản trình bày, hoạt ảnh các bước của video hướng dẫn,...
Bắt nguồn từ nhu cầu về truyền hình, phim ảnh tăng cao kéo theo sự phát triển của Motion Graphic. Nó có thể giúp người thiết kế phổ biến lượng lớn thông tin với những chuyển động lôi cuốn cho sản phẩm, nâng cao trải nghiệm người dùng lên một tầm cao mới.
Thay đổi trong sự tập trung của người dùng cũng là một tác động lớn khiến Motion Graphic bùng lên như một hiện tượng, mức độ chú ý trung bình bây giờ chỉ còn chưa đầy 8 giây và việc thu hút khán giả trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Để giải quyết vấn đề này, các nhà tiếp thị và nhà làm phim hoạt hình đang đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn để nâng cao trải nghiệm hình ảnh, cuối cùng góp phần tạo ra các xu hướng mới.
Designer có thể phát triển nhiều phong cách thiết kế khác nhau, một số xu hướng Motion Graphic được áp dụng phổ biến kể đến như 3D Motion Graphics, Dark Mode và Neon Colors, Typography Animation, Liquid Motion và nổi bật gần đây không thể bỏ qua xu hướng tích hợp Motion Graphic vào thế giới ảo (VR), thực tế ảo (AR).
Thói quen tiếp cận dần trở nên tối giản cùng những tác động kể trên khiến nhiều công ty chuyển mình, đây cũng là lúc Motion Graphics Designer sẽ ngày càng được săn đón.
Với mức lương trung bình dao động từ khoảng 12 triệu đến 25 triệu/tháng, Motion Graphics Designer đang trở thành một trong những nghề hot tại thị trường lao động hiện nay. Đối mặt với bối cảnh phát triển mạnh mẽ của ngành này, đây không chỉ là một công việc sáng tạo, mà còn là cơ hội để cá nhân phát triển sự nghiệp với tiềm năng lớn.
Motion Graphic dường như đã trở thành xu hướng thiết kế hiện nay, nó giúp mọi dự án thể hiện mạnh mẽ thông điệp và tạo ra trải nghiệm động độc đáo. Tuy nhiên, cũng như các công cụ khác, Motion Graphic cũng mang theo những ưu điểm và nhược điểm đặc trưng, cụ thể:
5 ưu điểm của Motion Graphic
Motion Graphic tạo điều kiện cho người thiết kế phối hợp linh hoạt các chuyển động, điều này không chỉ giúp tác phẩm trở nên có hồn mà còn mở ra không gian sáng tạo, kích thích ý tưởng thiết kế mới. Ngoài ra, một số ưu điểm nổi trội dưới đây của Motion Graphic giúp nó trở thành lựa chọn hàng đầu:
Một số nhược điểm nhỏ của Motion Graphic sẽ là trở ngại cho người mới làm quen với thuật ngữ này. Cụ thể như sau:
Kinetic Typography là chữ động, được hiểu là một kỹ thuật tích hợp chuyển động với văn bản. Với loại hình Motion Graphic này, văn bản hoặc nội dung chữ cái của bạn trở nên sống động hơn. Nó có thể co lại, mở rộng, di chuyển thay đổi màu sắc, biến dạng hoặc phải tuân theo bất kỳ kỹ thuật sáng tạo nào mà nhà thiết kế đồ họa muốn sử dụng.
Ngược lại với văn bản tĩnh, Kinetic Typography có khả năng thu hút sự chú ý của người xem hơn. Thao tác và chuyển đổi văn bản bằng chuyển động có thể tạo ra điểm nhấn ở nơi mong muốn, nó có thể truyền tải cảm xúc và gợi lên ý tưởng cho người xem, đồng thời nó có thể biến văn bản đơn giản thành một thông điệp mạnh mẽ. Giới hạn duy nhất mà bạn cần vượt qua đó là sự sáng tạo của chính mình.
Explainer Video được tạo bởi Motion Graphics là một video dạng ngắn thường được sử dụng cho mục đích tiếp thị hoặc bán hàng nhằm làm nổi bật sản phẩm, dịch vụ hoặc ý tưởng kinh doanh của công ty một cách hấp dẫn, thu hút nhất. Hầu hết các doanh nghiệp đều đặt Explainer Video trên landing page hoặc trên trang chủ website.
Thông qua những hình ảnh động, biểu đồ, hiệu ứng Motion Graphics các yếu tố tương tác sẽ được đẩy mạnh, tác động trực tiếp tới khách hàng. Nó mang lại hiệu quả đặc biệt đối với nội dung quảng cáo, bán hàng, mang tính chất kêu gọi hành động cao.
Animated Infographic thường được sử dụng với mục đích tối ưu số liệu phức tạp
Sự trực quan và nổi bật của Animated Infographic được quyết định bởi cách mà bạn sử dụng Motion Graphics như: Hiệu ứng thú vị, chuyển động đặc sắc. Thường được áp dụng để làm rõ hóa dữ liệu, Animated Infographic không chỉ giới thiệu một cách trực quan mà còn tận dụng chuyển động và hiệu ứng để làm nổi bật những mối quan hệ và xu hướng ẩn sau dữ liệu phức tạp. Những yếu tố này không chỉ làm cho thông tin trở nên sống động mà còn giúp người xem nắm bắt thông điệp chính một cách hiệu quả và đầy thuyết phục.
How-to videos thường mang tính chất hướng dẫn, giáo dục, do đó nó cần phải thật sự rõ ràng, dễ hiểu để người xem có được giải pháp cho mình. Việc ứng dụng Motion Graphics giúp cắt bớt sự phức tạp, tăng cường thông tin hướng dẫn chi tiết cho người xem một cách trực quan.
Tạo video hướng dẫn từ loại hình Motion Graphics này cũng giúp các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí dựng video hiệu quả. So với việc quay video truyền thống, tạo video hướng dẫn từ Motion Graphics giảm thiểu cần thiết phải có đoàn làm phim, đèn sáng, và thiết bị quay. Điều này giúp giảm chi phí về đội ngũ sản xuất và thiết bị.
UI Animations cũng tương tự như video hướng dẫn, nó giúp người xem hiểu được từng bước sử dụng hoặc thực hiện một việc gì đó qua nội dung hướng dẫn. Nhưng đặc biệt hơn How-to videos ở chỗ nó được thiết kế dành riêng cho các thương hiệu đang phát triển trang web, cửa hàng thương mại điện tử hoặc ứng dụng.
Do đó, dạng Motion Graphic UI Animations có khả năng tạo ra hoạt ảnh giao diện người dùng vô cùng chân thực, tương tự như việc quay và ghi lại màn hình thực tế. Điều này giúp giải quyết mọi thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả, mang lại trải nghiệm thực tế và sinh động về cách sản phẩm hoạt động.
Được sử dụng phổ biến trong nhiều trường hợp khác nhau, song Motion Graphic có tác dụng tăng cường sức hút của nội dung khi ứng dụng vào các trường hợp thiết kế như sau:
5 trường hợp nên sử dụng Motion Graphic để nâng cao chất lượng nội dung
Hiện nay, nghệ thuật kể chuyện, hoạt hình không chỉ giới hạn trong việc mang lại giải trí cho khán giả, đặc biệt là đối tượng trẻ em, mà còn trở thành một phương tiện mạnh mẽ giúp truyền tải những thông điệp nhân văn, cuộc sống và thông tin liên quan đến sản phẩm kinh doanh.
Sử dụng Motion Graphics trong việc làm mới phong cách của phim hoạt hình truyền thống, với nét vẽ trẻ trung và sáng tạo, kết hợp với sự hiện đại và tối giản trong sử dụng màu sắc, giúp làm nổi bật những thông điệp quan trọng.
Thực tế, không ai có thể phủ nhận sức hút của xu hướng "Draw my life" mà đông đảo Youtuber đang áp dụng. Thông điệp được truyền đạt qua từng nét vẽ đơn giản và âm thanh thân thiện, đã tạo nên một trải nghiệm tự nhiên và gần gũi. Người xem không chỉ nhanh chóng hiểu rõ nội dung mà còn tận hưởng một cách tự nhiên hơn so với việc ngồi nghe ai đó kể chuyện trong thời gian dài.
Một slide chỉ chứa chữ sẽ mang lại cảm giác ngột ngạt cho người đón nhận thông tin và đây cũng là trở ngại khiến người đọc khó nhớ được thông tin khái niệm trong bài thuyết trình. Bạn có thể cung cấp một ví dụ để khán giả của mình hiểu được khái niệm đó, song việc kết hợp với Motion Graphics sẽ giúp bạn truyền đạt một cách đầy đủ và toàn vẹn. Bởi nó có khả năng làm cho khái niệm trở nên dễ hiểu hơn bằng những hình ảnh trực quan,
Sự linh hoạt của Motion Graphics cung cấp còn có thể giúp hệ thống đồ họa của bạn sống động, tạo ra những ấn tượng mạnh mẽ trong cảm nhận người đọc, đồng thời giải nghĩa gọn gàng mọi tầng ẩn ý có trong khái niệm.
Tận dụng Motion Graphics để củng cố và phát triển thương hiệu của mình đòi hỏi sự khéo léo nhất định và tư duy thiết kế có chiều sâu. Bởi nếu bạn sử dụng tốc độ chuyển động không phù hợp sẽ làm mất đi sự thanh lịch, nét đặc trưng vốn có của thương hiệu.
Nhiều nhà thiết kế đã nhận ra được vấn đề này và tạo ra những Banner, Poster mới, có tính tiếp cận cao khi làm chậm chuyển động và nhấn mạnh chuyển động vào những yếu tố chính.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng màu sắc, hình ảnh và âm thanh đặc trưng của thương hiệu trong Motion Graphics để củng cố nhận diện thương hiệu và tạo ra một "ngôn ngữ" thương hiệu nhất quán.
Luôn được đón nhận tích cực bởi người dùng nên việc sử dụng Motion Graphics làm nổi bật thông tin giới thiệu sản phẩm là không thể thiếu. Khách hàng không chỉ nhận được thông tin một cách nhanh chóng mà còn được đắm chìm trong một trải nghiệm đa giác quan, tạo ra một liên kết mạnh mẽ giữa họ và sản phẩm.
Với khả năng dễ điều chỉnh của các hiệu ứng, bạn có thể tạo ra nhiều phiên bản khác nhau của thông điệp, giúp nó phù hợp với nhiều kênh truyền thông sản phẩm khác nhau.
Motion Graphic hỗ trợ Motion Graphic Designer tạo ra những hình ảnh chuyển động, hiệu ứng đặc sắc, và trải nghiệm động độc đáo. Nó không chỉ là một công cụ, mà còn là ngôn ngữ thị giác mạnh mẽ, làm tăng giá trị và sức thu hút cho mọi nội dung. Bizfly hy vọng với bài viết trên, bạn có thể hiểu rõ về nội dung này và có định hướng phát triển tốt nhất.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng với UI/UX ấn tượng từ BizWebsite
Tối ưu mọi tương tác - Cá nhân hóa mọi điểm chạm