Phalcon là gì? Ưu, nhược điểm và đặc điểm cơ bản của Phalcon

Nguyễn Hữu Dũng 06/04/2021

Framework là một trong những yếu tố không thể thiếu trong phát triển ứng dụng website hiện nay. Với những ai xây dựng, phát triển các ứng dụng web dựa trên cơ sở ngôn ngữ PHP thì học hỏi về Phalcon là điều nhất định phải làm để sử dụng nó tốt hơn.

Trong bài viết dưới đâyBizfly sẽ ​chia sẻ đến bạn đọc phần kiến thức về Phalcon là gì cũng như ưu nhược điểm của framework này.

Phalcon là gì?

Phalcon là một loại PHP framework mã nguồn mở ra mắt năm 2012, được biết bằng ngôn ngữ C và Zephir. Cũng bởi nguyên nhân này mà nó có khả năng tùy chỉnh rất tốt.

Phalcon là gì

Phalcon là gì?

Phalcon có kiến trúc đặc biệt với mã code được biên dịch thành định dạng file dll để nạp vào RAM lúc khởi động máy. Chính bởi vậy mà tất cả các ứng dụng PHP được tạo dựng, phát triển bằng framework này đều có tốc độ cực nhanh. 

Phalcon có vai trò tương tự Laravel, Codeigniter, Yii… song nó sở hữu ưu thế vượt trội về tốc độ. Ngoài ra, Phalcon còn được biết đến như framework đầu tiên có triển khai ORM trong C nhưng người dùng lại không cần hiểu về C để sử dụng nó.

Ưu và nhược điểm của Phalcon

Có nhiều nguyên nhân khiến Phalcon trở thành PHP framework được nhiều nhà phát triển sử dụng. 

Bizfly nêu ra một vài điểm cộng nổi bật của Phalcon như:

Ưu và nhược điểm của Phalcon

Ưu và nhược điểm của Phalcon

  • Tốc độ cực nhanh: Được viết dưới dạng PHP module và sử dụng ngôn ngữ C, Phalcon tận dụng triệt để bộ nhớ RAM và tăng tốc độ load lên nhanh nhất. 
  • Dễ sử dụng: Tuy ngôn ngữ C được dùng để viết Phalcon, song người dùng không cần có kiến thức về C để dùng framework này bởi bạn sẽ làm việc chủ yếu với API. Ngoài ra, các cấu trúc trong Phalcon cũng tương đối đơn giản nên bạn không cần lo lắng quá nhiều
  • Dễ cài đặt: Dung lượng của Phalcon tương đối nhẹ nên việc tải về vô cùng đơn giản. Bên cạnh đó, bạn có thể cài đặt framework này trên máy tính rất nhanh chóng.
  • Nhiều tiện ích: Phalcon cung cấp rất nhiều tiện ích cho người dùng như caching, template engine, ORM, controller, … rất thuận tiện cho việc lập trình, phát triển ứng dụng. 
  • Dễ học: Hệ thống các tài liệu giới thiệu, hướng dẫn sử dụng của Phalcon hiện rất đầy đủ, bạn chỉ cần có trình độ tiếng Anh cơ bản là có thể tự học cách thiết kế, phát triển ứng dụng bằng framework này.

Phalcon sở hữu những ưu điểm rất hấp dẫn, song nó cũng có những phương diện chưa thật sự mạnh, cụ thể:

  • Không hỗ trợ việc shared hosting. Lập trình viên có thể khắc phục vấn đề này bằng VPS.
  • Khó học và debug lỗi hơn so với Laravel, đồng thời yêu cầu quyền root khi cài lên server.

Đặc điểm cơ bản của Phalcon là gì?

Để giúp bạn hiểu về đặc điểm của framework này, Bizfly sẽ xét đến nhiều khía cạnh của Phalcon:

Đặc điểm cơ bản của Phalcon là gì

Đặc điểm cơ bản của Phalcon là gì?

  • Phalcon kết nối đến khá nhiều loại database như MySQL, SQLite, MongoDB, MariaDB, PostgreSQL, Oracle, Memcache DB
  • Database Model bao gồm Relational, Object - oriented, Multidimensional, NoSQL, Document - oriented
  • Template Engine: Sử dụng Volt
  • Sử dụng trong distributed systems, phát triển web, Cloud computing
  • Kích thước thư viện nhỏ gọn
  • Quy mô dự án sử dụng Phalcon phù hợp cho mọi lĩnh vực
  • Có khả năng phục vụ trên 80 yêu cầu/giây
  • Những kỹ năng cần có khi sử dụng: PHP, HTML, CSS
  • Tốc độ cao nhất trong các loại framework cùng tính năng.

Sự khác nhau giữa Phalcon và các Framework khác

Phalcon khá năng động và mạnh mẽ, song bạn có thể cân nhắc thêm một vài framework khác như Laravel, Symfony, Codeigniter. Bizfly sẽ so sánh để làm rõ đặc điểm, sự giống và khác nhau giữa các framework này ngay bên dưới đây.

Sự khác nhau giữa Phalcon và các Framework khác

Sự khác nhau giữa Phalcon và các Framework khác

  • Phalcon và Laravel: Cùng là PHP framework song Laravel được nhiều nhà phát triển lựa chọn hơn bởi tuy không bằng Phalcon về tốc độ, hiệu năng và cả khả năng mở rộng nhưng nó thắng ở sự đơn giản và khả năng debug lỗi dễ dàng. Bên cạnh đó, việc cài lên server ở Laravel cũng đơn giản hơn Phalcon bởi framework này không yêu cầu quyền root.
  • Phalcon và Symfony: Cả hai framework Symfony và Phalcon đều hỗ trợ ORM và thuộc dạng mã nguồn mở. Chúng có CLIs riêng kèm theo hướng dẫn và là extensions của MVC. Xét về tính năng, cả hai không hề kém cạnh nhau song nếu xét về hiệu năng thí Phalcon chiến thắng bởi khả năng xử lý cực kỳ nhanh chóng. Phalcon yếu hơn Symfony trong khâu Debug, quá trình này diễn ra trong Symfony rất đơn giản song với Phalcon, người dùng cần hiểu về code được viết trên C.
  • Phalcon và Codeigniter: Codeigniter là framework PHP được ra đời sớm nhất. Cả Codeigniter và Phalcon cùng có cộng đồng rất lớn và sở hữu nhiều tính năng hữu ích như documentation. Tuy nhiên, cả hai cũng có điểm mạnh và điểm yếu của riêng mình. Phalcon mạnh về tốc độ còn Codeigniter ưu việt hơn về mảng tương thích phần cứng. 

Tốc độ là một trong các yếu tố hàng đầu trong xây dựng và phát triển ứng dụng, hãy cân nhắc đến việc sử dụng Phalcon để tối ưu hóa yếu tố này. Những điều cần biết về Phalcon là gì trong bài đã cho bạn thấy rõ những nét ưu việt nổi bật của framework này.

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly