Phpmyadmin là gì? Phần mềm này có các tính năng nổi bật gì mà nhiều người sử dụng đến vậy? Các ưu nhược điểm cũng như cách sử dụng của phần mềm này như thế nào? Nếu như bạn là người mới, chắc chắn trong đầu bạn sẽ bắt gặp hàng loạt câu hỏi như trên.
Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Bizfly để hiểu sâu hơn về phần mềm Phpmyadmin.
Phpmyadmin là một phần mềm có mã nguồn mở được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. Người sử dụng phần mềm này thường là nhà quản trị các cơ sở dữ liệu, các database administrator, thiết kế website (web designer)....
Nhờ vào việc sử dụng phần mềm này, người dùng có thể quản lý các dữ liệu MySQL thông qua giao diện web thay vì sử dụng giao diện cửa sổ dòng lệnh truyền thống.
PHPmyadmin là gì?
Cài đặt Phpmyadmin trên Windows, Ubuntu, Mac giúp cho người dùng dễ dàng thực hiện được nhiều tác vụ khác nhau như cập nhật, tạo mới, sửa đổi hoặc xóa bỏ cơ sở dữ liệu, bản ghi hoặc bảng, thực hiện các báo cáo SQL, phân quyền và quản lý người dùng,...
Bạn có biết, Phpmyadmin tình đến nay đã có hàng triệu lượt sử dụng và con số đó vẫn không ngừng tăng lên. Vậy ở phần mềm này có những tính năng hữu ích gì mà nhiều người lựa chọn sử dụng đến vậy? Cùng đến ngay với mục tiếp theo để tìm hiểu nhé!
Để hiểu rõ hơn về phần mềm Phpmyadmin, hãy đến ngay với mục ưu nhược điểm ngay dưới đây.
Hiệu quả về quản lý cơ sở dữ liệu: Phpmyadmin được xem là một công cụ hoàn hảo để duyệt cơ sở dữ liệu, thực hiện các truy vấn SQL, quản lý các đặc quyền của người dùng. Từ đó, nó giúp tăng hiệu quả trong công tác quản lý các cơ sở dữ liệu.
Hơn nữa, nhờ vào khả năng sao lưu MySQL tự động, bạn có thể vừa làm việc với một đối tượng, vừa kịp thời xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra. Ví dụ như SQL injection, lỗi người dùng và các trường hợp database corruption khác.
Ưu điểm và nhược điểm của Phpmyadmin
Tài nguyên lớn: Phpmyadmin là một mã nguồn mở nên phần mềm này có một kho tài nguyên vô cùng rộng lớn. Nó được phát triển bởi cộng đồng của rất nhiều lập trình viên trên toàn thế giới. Nên nếu gặp vấn đề gì khi sử dụng, bạn đều có thể nhờ hỗ trợ cũng như bất kỳ lập trình viên nào cũng có thể đóng góp mã lệnh của mình.
Đa ngôn ngữ: Phần mềm có khoảng 64 ngôn ngữ khác nhau được duy trì bởi The phpMyAdmin Project.
Chi phí: Cài đặt Phpmyadmin và sử dụng phần mềm này là công cụ hoàn toàn miễn phí.
Bảo mật Phpmyadmin: Đây là phần mềm có mã nguồn mở và bất kỳ ai cũng có thể thêm bớt, chỉnh sửa, đóng góp mã lệnh của mình. Vậy nên, vấn đề lớn nhất của công cụ này chính là tính bảo mật. Bạn nên hạn chế truy cập vào URL của Phpmyadmin từ địa chỉ IP cố định để tránh khỏi sự tham lam của những hacker xấu tính.
Sao lưu dữ liệu: Phần mềm còn có một vài thiếu sót trong chức năng export/import như việc lập kế hoạch chưa thể tự động xuất các cơ sở dữ liệu, các bản sao lưu chỉ cho vào các local drive có sẵn trên hệ thống thông qua Save As… trên trình duyệt, dung lượng lưu trữ khá lớn cộng thêm việc lưu dưới dạng text files phổ biến nên cũng không an toàn.
Có thể bạn quan tâm: Symfony là gì? Cấu trúc cơ bản và so sánh với ngôn ngữ Laravel
Cách vào phpmyadmin không hề phức tạp, người dùng hoàn toàn có thể được cung cấp sẵn trong các gói đăng ký thuê Hosting. Dưới đây là cách cài đặt phpmyadmin nhanh chóng mà bạn có thể tham khảo.
Bước 1: Đăng nhập tài khoản Cpanel
Phpmyadmin cho phép người dùng thực hiện các thiết lập quan trọng liên quan đến cơ sở dữ liệu và người dùng nên bạn cần phải có tài khoản quản trị MySQL để đăng nhập hoặc sử dụng tại khoản từ Cpanel.
Bước 2: Sử dụng cơ sở dữ liệu Database Operations
Database Operations là nơi cung cấp các thao tác để sử dụng quản lý dữ liệu. Sau khi đăng nhập tài khoản, bạn chọn tab Database, chọn một database bất kỳ và chọn tab Operations trên thanh công cụ.
Tại đây sẽ có các tính năng như sau: Create table ( tạo bảng mới cho cơ sở dữ liệu), Rename database to ( Đổi tên cơ sở dữ liệu), Copy database to ( tương tự như Rename database to mà không cần phải xóa database cũ), Collation ( Kiểu mã hóa ký tự).
Bước 3: Thao tác trên bảng cơ sở dữ liệu Database Table Operations
Sau khi truy cập vào Phpmyadmin, bạn chọn Database và chọn tiếp Table để tạo bảng. Nhấn chọn tab Operations và sử dụng các tính năng sau đây: Move table to ( di chuyển bảng với một tên mới), Table options ( các tác vụ đổi tên, nhận xét, đối chiếu và đổi công cụ lưu trữ), Copy table to ( sao chép bảng có tên mới trong database hiện tại).
Bạn có thể sử dụng phần mềm này từ các gói dịch vụ Hosting được cung cấp sẵn thông qua Cpanel như đã chia sẻ bên trên.
Truy cập tài khoản vào Phpmyadmin
Ấn chọn Tab Database -> Create để tạo cơ sở dữ liệu. Kết quả sẽ có một Database mới xuất hiện ở cột bên trái.
Quản lý cơ sở dữ liệu
Nhấp vào Database vừa tạo ở cột bên trái -> Tìm dòng Create Table để điền tên và số trường của table bạn muốn tạo -> Nhấn Go.
Quản lý bảng dữ liệu
Kết quả là một bảng sẽ hiện ra và cho phép bạn nhập các thông tin trường như tên, kiểu, thuộc tính, giá trị,... Sau khi hoàn tất cả nội dung bạn nhớ ấn Save để lưu lại bảng mình cần.
Hướng dẫn Quản lý bảng dữ liệu
Chọn các bảng từ cột bên trái để xem câu lệnh SQL để thực hiện truy vấn -> Chọn cơ sở dữ liệu viết lệnh -> Chèn câu lệnh -> Ấn Go.
Thực hiện truy vấn
Phpmyadmin cho phép người dùng xuất toàn bộ dữ liệu ra các cú pháp MySQL để khôi phục khi cần. Bạn chọn Database -> ấn Tab Export -> Chọn định dạng SQL và kiểu sao lưu là Quick.
Sao lưu cơ sở dữ liệu
Song song với chức năng sao lưu bên trên đó là phục hồi dữ liệu. Bạn ấn tên file muốn phục hồi ở cột bên trái -> Ấn Tab Import -> Chọn tệp để tìm file sao lưu -> Chọn đúng kiểu file là SQL -> Nhấn Go.
Phục hồi cơ sở dữ liệu
Vừa rồi là tổng hợp những thông tin hữu ích về Phpmyadmin là gì, các ưu nhược điểm và hướng dẫn sử dụng cho người mới. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về công cụ thú vị Phpmyadmin này cũng như cách sử dụng nó. Chúc bạn luôn thành công!
BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP