Nguyên nhân, dấu hiệu và hướng dẫn cách quét mã độc website hiệu quả

Nguyễn Hữu Dũng 21/02/2021

Mã độc là một trong những mối nguy hại mà tất cả các trang web hiện nay đều đang phải đối mặt. Quét mã độc website vì vậy mà trở thành công việc quan tâm hàng đầu của các nhà lập trình viên. Trong bài viết này, Bizfly sẽ cung cấp cho bạn những cách quét mã độc cũng như những công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất.

Dấu hiệu website bị dính mã độc

Trước khi quét mã độc website, bạn cần phải biết trang web của mình hiện có đang bị nhiễm độc không. Hãy lưu ý đến những dấu hiệu sau bởi nó thường xuất hiện khi trang web bị dính mã độc.

Dấu hiệu website bị dính mã độc

Dấu hiệu website bị dính mã độc

  • Trang web bị xoá hoặc giao diện tự động thay đổi.
  • Trang web chuyển hướng đến các website đen
  • Các trình duyệt lớn chặn các truy cập đến trang web của bạn
  • Trang web đột nhiên gián đoạn, không thể truy cập
  • Thông tin về tài khoản đăng nhập bị thay đổi một cách trái phép
  • Trang web bị gắn mác ‘website may be hacked’; cảnh báo liên quan đến nội dung độc hại,...
  • Tập tin có sẵn trên trang web bị xóa bỏ, sửa đổi mà không do các quản trị viên thực hiện. 
  • Traffic tăng hoặc giảm mạnh bất thường.

Nguyên nhân website bị dính mã độc là gì?

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến việc web dính mã độc sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc quét mã độc website. Trang web có thể bị dính mã độc bởi khá nhiều nguyên nhân, dưới đây là những nguyên nhân chính.

Nguyên nhân website bị dính mã độc là gì

Nguyên nhân website bị dính mã độc là gì?

  • Dùng nền tảng là mã nguồn mở: Các nền tảng thiết kế web mã nguồn mở (tiêu biểu là WordPress) cho phép tạo dựng website đơn giản. Tuy nhiên, nó cũng có mặt trái là tiềm ẩn khá nhiều virus và mã độc trong plugin, khiến website bị nhiễm mã độc.
  • Do người sử dụng website: Không kiểm tra hệ thống bảo mật, nâng cấp phiên bản các ứng dụng và công nghệ trong website, không quét virus hoặc dọn dẹp các plugin thừa thường xuyên,... sẽ tạo điều kiện cho các hacker cài đặt mã độc vào trong các lỗ hổng của website. Và hệ quả chính là website bị dính mã độc.

Xem thêm: Tổng hợp các lỗi bảo mật website thường gặp nhất và cách khắc phục

4 cách quét mã độc website hiệu quả

Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nhiễm độc của website mà bạn có thể lựa chọn cách quét mã độc website phù hợp. Phía dưới là 4 cách quét website bị dính mã độc đơn giản và hiệu quả nhất mà bạn có thể tham khảo:

4 cách quét mã độc website hiệu quả

4 cách quét mã độc website hiệu quả

  • Sử dụng công cụ online: Khi nhận thấy website có dấu hiệu bị nhiễm mã độc, bạn nên thử xử lý chúng bằng các công cụ online. Các công cụ được các nhà phát triển khuyên dùng nhiều nhất là Virus Total, Unmask Parasites và Succuri Site Check. Các công cụ này có thể xử lý hầu hết các mã độc thường gặp với tốc độ nhanh mà thao tác lại đơn giản. 
  • Quét mã độc website trong cơ sở dữ liệu: Để quét mã độc website bằng cách này, bạn cần đảm bảo rằng bản thân có kiến thức cơ bản liên quan đến SQL. Sau đó, bạn cần truy cập vào console của CSDL rồi kiểm tra mã độc bằng cách dùng những mẫu chuyên nhận diện mã độc như: eval, gzinflate, base64_decode, shell_exec,...
  • Quét mã độc website trong tệp tin: Để quét mã độc website trong tệp tin, bạn cần dùng đến một vài cú pháp tìm kiếm có trong hệ điều hành server, bao gồm các câu lệnh như FIND hoặc GREP. Đây là cách làm khá khó với cả những người biết về lập trình nên Bizfl không khuyến khích bạn tự mình thao tác. Nếu cần thiết, hãy liên hệ với các công ty dịch vụ về công nghệ. 

Một số công cụ quét mã độc website tốt nhất hiện nay

Để tiến hành quét mã độc website, trước hết, bạn nên chọn cho mình một công cụ phù hợp. Tham khảo thêm thông tin dưới đây nếu bạn còn đang phân vân:

Sucuri SiteCheck

Đây là công cụ quét mã độc website miễn phí khá nổi tiếng và được đánh giá rất cao. Bạn chỉ cần nhập địa chỉ URL trang web của mình và công cụ sẽ tự động kiểm tra và đưa ra một vài gợi ý về bảo mật web. Đặc biệt, công cụ này có phiên bản scan được thiết kế riêng cho WordPress, mang lại kết quả quét tốt hơn hẳn. Sucuri SiteCheck còn cung cấp một vài công cụ bảo mật (tính phí) phù hợp, bạn có thể sử dụng nếu có nhu cầu.

WPScan

WPScan là lựa chọn tuyệt vời nếu trang web của bạn được thiết kế trên nền tảng WordPress. Nó được tạo ra để chuyên phục vụ cho các trang web có nền tảng này. Bạn có thể lựa chọn sử dụng WPScan.io hoặc WPSec để quét mã độc miễn phí trên các theme hay plugin. Do chỉ tập trung vào WordPress nên công cụ này không thể phục vụ cho các trang web thiết kế trên nền tảng khác.

Một số công cụ quét mã độc website tốt nhất hiện nay

Một số công cụ quét mã độc website tốt nhất hiện nay

Mozilla Observatory

Mozila Observatory là một trong những công cụ quét mã độc website hoàn hảo và được các lập trình viên ưu tiên sử dụng. Với công cụ này, website của bạn sẽ được kiểm tra, đánh giá miễn phí về mọi mặt: HTTP Observatory; Third-party Tests; TLS Observatory và SSH Observatory. 

SSLTrust

SSLTrust là công cụ quét mã độc website miễn phí kế tiếp mà Bizfly giới thiệu tới bạn đọc. Trang web của bạn sẽ được kiểm tra, quét Sucuri SiteCheck, OpenPhish, Opera blacklist, Comodo, Google Safe Browsing, Avira... và trả về kết quả chi tiết dựa trên một kho dữ liệu lớn của bên thứ ba. 

Detectify

Công cụ quét mã độc website sau cùng Bizfly giới thiệu đến bạn là Detectify. Điểm trừ của nó là mất phí song bù lại, nó cung cấp khả năng quét mã, xử lý mã độc tuyệt vời mà không công cụ miễn phí nào có thể sánh bằng (phát hiện, báo lỗi trên 1500 lỗ hổng). Bạn cần chi trả khoảng 60$/tháng để sử dụng công cụ tuyệt vời này.

Trên đây là tất cả những điều cần biết về quét mã độc website, cách thực hiện cũng như công cụ quét mã. Tin rằng với những nội dung đã được cung cấp, bạn hoàn toàn có thể xử lý được những sự cố đơn giản do mã độc gây ra.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly