Silo là gì? Cách xây dựng cấu trúc Silo cho website chuẩn SEO

Thủy Nguyễn 03/05/2024

Trong lĩnh vực SEO, cấu trúc Silo được xem là một giải pháp tối ưu website tương đối hiệu quả. Vậy cấu trúc Silo là gì? Cách triển khai cấu trúc Silo như thế nào là đúng? Những hướng dẫn sau đây của Bizfly sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó một cách chi tiết nhé!

Cấu trúc Silo là gì trong SEO? 

Cấu trúc Silo trong SEO là phương pháp tổ chức nội dung trên website một cách khoa học và logic, giúp các công cụ tìm kiếm như Google dễ dàng thu thập thông tin, lập chỉ mục và xếp hạng trang web cao hơn. 

Hiểu đơn giản, website của bạn được chia thành các nhóm chủ đề riêng biệt, gọi là Silo. Mỗi Silo sẽ tập trung vào một chủ đề cụ thể và liên quan mật thiết với nhau. Các trang trong cùng một Silo được liên kết với nhau bằng các liên kết nội bộ (internal link) và tập trung một keyword chính.

Cấu trúc Silo là gì trong SEO? 
Cấu trúc Silo là gì trong SEO? 

Cấu trúc Silo trông như thế nào?

Giả sử bạn có một blog làm vườn với mục đích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm liên quan và làm Shopee Affiliate. Từ trang chủ của blog, bạn chia blog của mình thành các danh mục riêng biệt (silo).

Bạn có thể có ba trang danh mục sau:

  • Gieo hạt
  • Chăm sóc cây trồng
  • Thiết bị làm vườn

Mọi thứ bạn viết về hạt giống sẽ nằm trong mục “gieo hạt”. Và bạn sẽ liên kết các bài đăng trong silo này với nhau. Chẳng hạn, bạn có một bài viết về những hạt giống tốt nhất để gieo vào mùa hè. Hãy liên kết nó đến các bài viết về hạt giống tốt nhất để gieo vào mùa xuân, mùa thu và mùa đông.

Cách làm này tương tự đối với các  bài viết trong silo “chăm sóc cây trồng” và “thiết bị làm vườn”. Như vậy, cấu trúc silo trong blog của bạn sẽ trông giống như thế này:

Ví dụ minh hoạ về cấu trúc Silo
Cấu trúc silo cho website chăm sóc cây trồng

Vai trò của cấu trúc Silo trong website 

Trong website cấu trúc Silo đóng vai trò khá quan trọng. Cụ thể: 

Tối ưu hiệu suất SEO 

  • Giúp Google hiểu rõ nội dung website: Khi website được tổ chức theo cấu trúc Silo, Google dễ dàng thu thập thông tin, phân loại chủ đề và hiểu được mối liên hệ giữa các trang. Nhờ vậy, website sẽ được đánh giá và xếp hạng cao hơn trên kết quả tìm kiếm (SERP).
  • Tăng sức mạnh cho các từ khóa mục tiêu: Các trang trong cùng một Silo thường tập trung vào một chủ đề và sử dụng chung từ khóa mục tiêu. Nhờ vậy, sức mạnh của các từ khóa mục tiêu sẽ được tăng cường, giúp website dễ dàng xếp hạng cao cho các từ khóa mục tiêu đó. 

Cải thiện trải nghiệm người dùng

  • Dễ dàng tìm kiếm thông tin: Khi website được tổ chức khoa học theo cấu trúc Silo, người dùng dễ dàng tìm kiếm thông tin mà họ quan tâm một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn. 
  • Tăng thời gian truy cập: Khi người dùng dễ dàng tìm kiếm được thông tin mà họ cần, họ sẽ có xu hướng ở lại website lâu hơn và truy cập nhiều trang trong website hơn.
  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi: Người dùng sẽ có xu hướng thực hiện nhiều hành động hơn trên website từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi như mua hàng, đăng ký nhận tin,...
Vai trò của cấu trúc Silo trong website
Vai trò của cấu trúc Silo trong website

Thu hút nhiều khách truy cập tiềm năng hơn

Website có thứ hạng cao trên SERP sẽ thu hút nhiều khách hàng tiềm năng truy cập nhiều hơn từ các công cụ tìm kiếm. Ngoài ra, cấu trúc Silo còn giúp giảm tỷ lệ thoát trang và tăng tỷ lệ truy cập lại khi người dùng có trải nghiệm tốt trên website của bạn. 

Phân loại cấu trúc Silo 

Hiện nay cấu trúc Silo được phân loại gồm: 

Cấu trúc Silo đơn giản

Với cấu trúc này, các trang con liên kết với trang chủ qua liên kết nội bộ. Đồng thời, các trang con sẽ tập trung vào chủ đề cụ thể và liên kết bằng từ khóa chính.

Cấu trúc Silo theo chủ đề

Cấu trúc này sử dụng các nhóm trang chủ và trang con cùng chủ đề chung. Các trang con lại được sắp xếp theo danh mục và liên kết với trang chủ danh mục. Từ đó, giúp tối ưu trải nghiệm người dùng, tăng thứ hạng SEO.

Phân loại cấu trúc Silo hiện nay
Phân loại cấu trúc Silo hiện nay

Cấu trúc Silo theo sản phẩm/dịch vụ

Cấu trúc này chủ yếu sử dụng cho các trang web bán hàng. Khi đó các sản phẩm, dịch vụ được nhóm lại và tạo thành danh mục. Còn các trang con liên quan đến sản phẩm/dịch vụ sẽ liên kết với trang chủ tương ứng. Vì vậy, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và tối ưu website chuẩn SEO.

Cấu trúc Silo theo địa lý

Cấu trúc này sẽ phù hợp với các website cho địa phương, khu vực. Các trang con sẽ được nhóm dựa theo vị trí địa lý và liên kết với trang chủ khu vực. Điều này sẽ giúp tăng trải nghiệm người dùng, tăng hiển thị trên các kết quả tìm kiếm tại địa phương.

Quy trình xây dựng cấu trúc Silo cho website 

Sau đây, Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn cách xây dựng cấu trúc Silo cho website cực đơn giản và dễ thực hiện, bao gồm các bước sau đây: 

Bước 1: Xác định nội dung/chủ đề chính

Bước này đòi hỏi bạn phải xác định được chủ đề, nội dung gồm các từ khóa chính mà website của bạn sẽ tập trung. Ví dụ, Trung Nguyên Legend - sản xuất/kinh doanh cà phê…. Ngoài ra, bạn phải lưu ý 2 công việc này để thực hiện: 

  • Lựa chọn Domain phù hợp với mục đích chính của website theo tiêu chí đơn giản, ngắn gọn để Google dễ dàng nhận diện. Ưu tiên các từ khóa ngắn có volume cao. 
  • Sử dụng các công cụ hữu dụng trong SEO để phân tích cách xây dựng cấu trúc Silo của đối thủ. 
Xác định nội dung/chủ đề chính
Xác định nội dung/chủ đề chính

Bước 2: Xác định cụ thể các danh mục 

Bước này sẽ lựa chọn các chủ đề lớn và chia nhỏ thành các cụm chủ đề con để làm rõ ngữ cảnh website. Tiến hành lên danh mục sản phẩm/dịch vụ dựa trên những phân tích về các kiến thức liên quan, đối tượng khách hàng,...

Xác định cụ thể các danh mục
Xác định cụ thể các danh mục

Bước 3: Tiến hành thiết lập cấu trúc Silo

Google hay các công cụ tìm kiếm khác sẽ thu thập và đánh giá các thông tin dựa nội dung đã xuất bản cùng với hệ thống backlink. Vì thế, khi xây dựng cấu trúc Silo, bạn phải lên kế hoạch cụ thể về những nội dung có liên quan, xác định nội dung chính/phụ, khối lượng bài sẽ triển khai…

Khuyến khích bạn lựa chọn 1 trong 2 dạng cấu trúc Silo vật lý hoặc Silo ảo. Mặc dù khi sử dụng độc lập 1 trong 2 đều được nhưng nếu muốn phát triển website toàn diện bạn cũng có thể sử dụng cách kết hợp cả hai.

Tiến hành thiết lập cấu trúc Silo
Tiến hành thiết lập cấu trúc Silo

Bước 4: Xây dựng các liên kết để tăng sức mạnh website

Tạo các liên kết tăng sức mạnh cho website là trọng tâm của bước này. Các dạng liên kết dưới đây cần được bạn tâm như:

  • Internal Link: Loại link này sẽ giúp liên kết các nội dung liên quan với nhau trong cùng 1 website. Lưu ý,  những nội dung này cuối cùng phải đảm bảo dẫn dắt người đọc đến được đúng trang đích. Hãy ưu tiên sử dụng các anchor text là từ khoá chính, riêng biệt và thu hút mà bạn muốn tối ưu SEO.
  • Inbound Link: Đây là loại link được đặt trên các website khác trỏ về website của bạn (còn được gọi là backlink). Những liên kết được trỏ về từ website uy tín sẽ giúp tăng thứ hạng từ khóa trên công cụ tìm kiếm và củng cố sức mạnh website tốt hơn. 
  • Outbound Link: Trái ngược với Inbound Link, Outbound Link sẽ là các link được đặt trên website của mình để trỏ sang website khác có nội dung liên quan. 
Xây dựng các liên kết để tăng sức mạnh website
Xây dựng các liên kết để tăng sức mạnh website

Bước 5: Triển khai các nội dung liên quan đến cấu trúc Silo

Từ việc lên được cơ bản cấu trúc Silo sẽ giúp cho bạn dễ dàng trong việc lên các nội dung thuộc cấu trúc đó. Muốn triển khai được những content chất lượng bạn cần phân tích và tham khảo các website của đối thủ để triển khai nội dung của mình tốt hơn. 

Triển khai các nội dung liên quan đến cấu trúc Silo
Triển khai các nội dung liên quan đến cấu trúc Silo

Bước 6: Tối ưu cấu trúc Silo

Bước này chỉ đòi hỏi bạn hãy kiểm tra, điều chỉnh và tối ưu cấu trúc Silo cho phù hợp để tăng trải nghiệm người dùng. Lưu ý rằng phải đảm bảo mỗi một Silo Page đều được hoàn chỉnh trước khi chuyển sang một Silo Page khác. Vì như vậy, sẽ giúp đảm bảo cấu trúc Silo của website được bền vững và tối ưu hơn rất nhiều.

Tối ưu cấu trúc Silo
Tối ưu cấu trúc Silo

Nhược điểm của cấu trúc Silo cần lưu ý

Bên cạnh những vai trò, ưu điểm của cấu trúc Silo mà Bizfly kể trên cũng tồn tại những nhược điểm cần được lưu tâm:

  • Khó khăn trong việc triển khai: Cấu trúc Silo đòi hỏi sự hiểu biết nhất định về SEO và kỹ thuật SEO website. Vì vậy, khi triển khai cấu trúc Silo có thể tốn thời gian và công sức đối với những người chưa am hiểu kỹ về lĩnh vực này. 
  • Khó khăn trong việc quản lý: Khi website có nhiều Silo mẹ và Silo con, việc quản lý nội dung và liên kết có thể trở nên phức tạp. Hơn nữa, bạn cần phải cập nhật thường xuyên để đảm bảo cấu trúc Silo hiệu quả và tối ưu nhất. 
  • Hạn chế sự sáng tạo về nội dung: Nội dung của cấu trúc Silo trên trang web đã được phân chia thành các danh mục cụ thể và chỉ hỗ trợ một chủ đề chính, vì sẽ làm giảm tính đa dạng trên trang web nếu người dùng muốn sáng tạo hoặc thay đổi nội dung. 
  • Khó khăn khi tối ưu từ khóa: Bởi trong cấu trúc Silo, các từ khóa đã được sắp xếp và đặt vào các danh mục tương ứng nên có thể  làm giảm khả năng tối ưu hóa cho các từ khóa phụ ngoài chủ đề chính của website. 
  • Hạn chế với một số lĩnh vực có nội dung phức tạp như các website tin tức hoặc blog chia sẻ đa dạng chủ đề. .
Nhược điểm của cấu trúc Silo cần lưu ý
Nhược điểm của cấu trúc Silo cần lưu ý

Cấu trúc Silo là gì? Cách xây dựng cấu trúc này ra sao đã được Bizfly chia sẻ chi tiết qua những nội dung trên. Mong rằng những kiến thức chúng tôi tập hợp trên đây đã giúp cho bạn có cái nhìn cụ thể về cấu trúc Silo! 

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly