Paid Search là gì? Vai trò và cách phân biệt Paid Search với Organic Search

Thủy Nguyễn 03/05/2024

Paid Search được xem là hình thức quảng cáo khá hữu hiệu dù có trả phí. Trên thực tế, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn khi nói về Paid Search và Organic Search. Vì vậy, với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực Marketing, Bizfly sẽ chia sẻ đến bạn về định nghĩa Paid Search là gì cũng như cách phân biệt với Organic Search. 

Paid search được hiểu là tìm kiếm trả phí. Đây là hình thức quảng cáo mà doanh nghiệp phải trả tiền cho các công cụ tìm kiếm để mua một vị trí cao hơn cho landing page của họ trên trang kết quả. Paid search là yếu tố thuộc SEM (Search Engine Marketing) với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy lưu lượng truy cập vào website.

Định nghĩa Paid Search là gì ?
Định nghĩa Paid Search là gì ?

Để có thực hiện chiến dịch Paid Search hiệu quả, thu hút khách hàng tiềm năng và tăng doanh thu, bạn cần quan tâm đến những yếu tố sau:

Chọn lựa và đấu thầu từ khóa:

  • Xác định các từ khóa liên quan mật thiết đến sản phẩm, dịch vụ hoặc thương hiệu
  • Tham gia "đấu giá" cho những keyword tiềm năng để thu hút người đọc
  • Vị trí quảng cáo trên trang kết quả tìm kiếm (SERP) càng cao sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều người dùng hơn.

Các tiện ích quảng cáo:

Trên thực tế, vị trí đặt quảng cáo trên SERP của bạn có thể bị tác động bởi các tiện ích mở rộng quảng cáo. Do đó, để “chiếm dụng” được nhiều vị trí nhất trên thanh tìm kiếm, bạn cần phải thêm các tiện ích như: Cung cấp chi tiết các thông tin như số điện thoại, link về website, hoặc các bài viết để hướng người dùng đến những nội dung liên hoặc về trang chủ. 

Các yếu tố trong Paid Search 
Các yếu tố trong Paid Search 

Điểm chất lượng và Landing Page:

  • Google sẽ đánh giá điểm chất lượng (Quality Score) cho quảng cáo của bạn.
  • Điểm chất lượng càng cao càng giúp bạn tiết kiệm được chi phí và cải thiện vị trí quảng cáo.
  • Landing Page chất lượng, cung cấp thông tin hữu ích và liên quan đến quảng cáo sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Lựa chọn từ khóa tiềm năng:

  • Sử dụng từ khóa có lượt volume lớn, chính xác và liên quan đến nội dung website của bạn được chọn lựa từ các công cụ như Keyword Tool.io, SEMrush, Google Keyword Planner, Moz Keyword Explorer, Ahref,... 
  • Tần suất sử dụng từ khóa hợp lý, tự nhiên tránh nhồi nhét keyword.
  • Tối ưu chuẩn SEO về tiêu đề, mô tả và nội dung để sử dụng từ khóa hiệu quả. Điều này sẽ giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung website và liên kết nó với các kết quả tìm kiếm phù hợp.

Vai trò của Paid Search trong Marketing

Như đã đề cập ở trên, Paid Search có vai trò khá quan trọng trong chiến lược Marketing bởi những công dụng sau: 

Tiếp cận đối tượng khách hàng nhanh chóng

Việc mua một vị trí quảng cáo ở bảng đầu và Top 1 sẽ tăng khả năng để khách hàng nhìn thấy website của bạn và nhấp vào đó. Trên thực tế, Paid Search sẽ phù hợp với các website mới thành lập hoặc các website có khả năng cạnh tranh thấp với các website lâu đời và có độ uy tín của domain cao. 

Thúc đẩy quyết định mua hàng từ khách hàng

Thường thì người dùng sẽ cảm thấy phiền toái khi gặp các video quảng cáo hoặc ép họ mua hàng một cách bị động. Song với hình thức Paid Search, khách hàng chỉ cần nhấp chuột vào kết quả quảng cáo chứa nội dung mà họ quan tâm và có dự định sẽ tìm hiểu và mua hàng. 

Thúc đẩy quyết định mua hàng từ khách hàng
Thúc đẩy quyết định mua hàng từ khách hàng

Hãy nhớ rằng, khi khách hàng nhìn thấy quảng cáo của bạn ở vị trí đầu tiên và nhấp vào xem là lúc tỷ lệ chuyển đổi đối với website càng cao hơn. Do vậy, các kết quả của Paid Search còn phản ánh một điều rằng khách hàng không chỉ truy cập vào website để tham khảo mà trong họ đã nhen nhóm ý định mua hàng trực tuyến. 

Tăng sự nhận diện thương hiệu

Paid Search giúp tăng sự nhận diện thương hiệu bằng cách tăng khả năng hiển thị giúp quảng cáo của bạn xuất hiện vị trí cao trên kết quả tìm kiếm, tạo chú ý với khách hàng. 

Khi đạt được vị trí top đầu, sẽ thu hút nhiều người truy cập website của bạn, biết đến thương hiệu bạn kỹ hơn. Hơn nữa khi nhìn thấy quảng cáo của bạn nhiều lần, khách hàng sẽ liên tưởng ngay đến thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp 

Hơn nữa, với các doanh nghiệp đang cần gia tăng sức ảnh hưởng, Paid Search thực sự là chiến lược nên được áp dụng để nhanh chóng chiếm được vị trí tốt và thúc đẩy nhận diện thương hiệu mạnh mẽ. 

Một số khái niệm thông dụng trong Paid Search cần được bạn quan tâm để sử dụng công cụ cho hiệu quả bao gồm: 

CPC - Cost Per Click

CPC  là một thuật ngữ chỉ về chi phí mà bạn phải trả cho mỗi nhấp chuột vào quảng cáo. Hình thức này được áp dụng cho cả Paid Search và quảng cáo hiển thị bằng hình ảnh trên các nền tảng quảng cáo như Google Shopping và GDN (Google Display Network). 

CPC
CPC - Cost Per Click

CPM - Cost Per Mile

CPM là chi phí cho mỗi 1000 lần hiển thị quảng cáo. CPM với CPC ở chỗ mô hình quảng cáo CPM được tính dựa trên số lần hiển thị quảng cáo (theo đơn vị nghìn) mà không dựa vào số lượt nhấp chuột thực tế. Mô hình CPM phù hợp nhất với các công ty muốn tăng cường nhận diện thương hiệu mà không cần phải tạo ra doanh số bán hàng trực tiếp.

CPM
CPM - Cost Per Mile

PPC -  Pay Per Click

Pay Per Click (PPC)  là mô hình quảng cáo phổ biến trên công cụ tìm kiếm và thường được sử dụng để nói đến các quảng cáo trả phí nói chung. PCC thịnh hành trên mọi nền tảng trực tuyến bao gồm nền tảng mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram,…) và các website khác. 

PPC -  Pay Per Click
PPC -  Pay Per Click

Mục đích chính của Pay Per Click là tăng nhận diện thương hiệu và biến đối tượng khách hàng tiềm năng sẽ trở thành khách hàng mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Trên thực tế, thuật ngữ PPC có liên quan chặt chẽ đến CPC, do đó bạn cần phải phân biệt rõ để tránh sự nhầm lẫn. 

PLA - Product Listing Ads

PLA (Product Listing Ads) là quảng cáo dạng hình ảnh hiển thị khi người dùng tìm kiếm sản phẩm trên công cụ tìm kiếm. Mục đích của PLA là cung cấp cho người dùng nhiều lựa chọn hơn cho cùng một sản phẩm, dịch vụ.

PLA - Product Listing Ads
PLA - Product Listing Ads

SEM - Search Engine Marketing

SEM là viết tắt của Search Engine Marketing, chỉ sự kết hợp SEO và PPC. Đây được xem là hình thức marketing chuyên nghiệp và khá toàn diện giúp tối ưu toàn bộ các công cụ tìm kiếm. Nếu vận dụng SEM hợp lý thì website của doanh nghiệp sẽ đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm của Google.

SEM - Search Engine Marketing
SEM - Search Engine Marketing

Các bước thiết lập Paid Search Campaign

Các bước thực hiện thiết lập chiến dịch Paid Search cụ thể như sau: 

Bước 1: Thiết lập vị trí quảng cáo

Bước này cho phép bạn lựa chọn chọn nơi hiển thị quảng cáo của mình theo tiêu chí quốc gia, mã zip hoặc thành phố nơi bạn mong muốn quảng cáo được xuất hiện. Trên thực tế các cài đặt này thường sẽ chọn đặt theo địa chỉ của trụ sở công ty hoặc khách hàng có thể nhận được sản phẩm. 

Thiết lập vị trí quảng cáo
Thiết lập vị trí quảng cáo

Bước 2: Lựa chọn từ khóa tiềm năng

Việc lựa chọn từ khóa rất quan trọng quyết định bạn có tiếp cận được với khách hàng tiềm năng hay không. Khi đó, từ khóa được lựa chọn phải đảm bảo liên quan đến doanh nghiệp,  phản ánh sản phẩm, dịch vụ hoặc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Lựa chọn những từ khóa có volume cao,  được  người tiêu dùng  tìm kiếm thường xuyên. 

Lựa chọn từ khóa tiềm năng
Lựa chọn từ khóa tiềm năng

Khuyến khích bạn nên sử dụng các công cụ lên kế hoạch từ khóa như: Google Keyword Planner, SEMrush Keyword Magic Tool, Ahrefs Keywords Explorer để phân tích tiềm năng cũng như giá tiền đấu thầu của mỗi từ khóa. 

Trên thực tế, nếu sắp xếp theo cấp độ ưu tiên sử dụng thì Google Keyword Planner sẽ thịnh hành nhất do mức độ chính xác rất cao từ việc lấy dữ liệu từ Google, hơn nữa công cụ này lại được sử dụng miễn phí. Tiếp đó là SEMrush Keyword Magic Tool và Ahrefs Keywords Explorer là công cụ trung gian do đó mức độ chính xác ở mức tương đối và người dùng phải trả phí nếu sử dụng lâu dài.  

Bước 3: Đối sánh các gói thầu từ khóa

Trước khi chọn giá thầu cho từ khóa cho chiến dịch quảng cáo PPC, bạn cần phải chọn loại đối sánh phù hợp. Bởi loại đối sánh sẽ quyết định mức độ “khớp” giữa quảng cáo với truy vấn tìm kiếm của người dùng. Google Ads sẽ cung cấp 3 loại đối sánh chính:

  • Đối sánh rộng: Tiếp cận đối tượng rộng lớn, khám phá từ khóa mới.
  • Đối sánh cụm từ: nhằm mục tiêu cụ thể hơn về từ khóa tiếp cận, thu hút khách hàng tiềm năng liên quan.
  • Đối sánh chính xác: Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi, nhắm đến đối tượng khách hàng mục tiêu có ý định mua cao.

Hãy lựa chọn loại đối sánh sao cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng và ngân sách chiến dịch của bạn! 

Đối sánh các gói thầu từ khóa
Đối sánh các gói thầu từ khóa

Bước 4:Triển khai chiến dịch quảng cáo 

Đến đây, bạn sẽ bắt tay vào việc  tạo một bản sao quảng cáo thu hút đối tượng mục tiêu để hướng dẫn họ chọn quảng cáo của bạn thay vì các quảng cáo khác xuất hiện trên trang. Quảng cáo này phải đáp ứng các yếu tố sau:

  • Sử dụng lời kêu gọi hành động rõ ràng (CTA) để thúc đẩy hành động.
  • Đưa vào từ khóa liên quan để thu hút đối tượng mục tiêu.
  • Content độc đáo và thu hút sự chú ý.

Và quảng cáo phải tránh các yếu tố như: 

  • Từ khóa đã được đăng ký nhãn hiệu.
  • Dấu chấm than trong tiêu đề.
  • Khoảng cách không cần thiết.
  • Biểu tượng dùng để gây chú ý.
  • Viết hoa toàn bộ.

Bằng cách tuân thủ các nguyên tắc này, chắc chắn bạn sẽ tạo ra được những quảng cáo PPC thu hút và hiệu quả, giúp thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Triển khai chiến dịch quảng cáo
Triển khai chiến dịch quảng cáo

Bước 5: Đặt giá thầu quảng cáo

Giá thầu là số tiền bạn sẵn sàng trả cho mỗi lần nhấp chuột vào quảng cáo của mình.  Bạn có thể đặt số giá thầu khác nhau cho mỗi từ khóa hoặc cụm từ khóa. Nền tảng quảng cáo sẽ sử dụng giá thầu của bạn để cạnh tranh với các nhà quảng cáo khác khi có người dùng tìm kiếm từ khóa đó. Điều này đồng nghĩa rằng quảng cáo của người trả giá cao nhất sẽ hiển thị ở vị trí cao nhất hoặc thường xuyên nhất. 

Ví dụ: Google đề xuất giá 30.000đ cho từ khóa, nhưng bạn chỉ muốn tối đa 15.000đ khi đó bạn hoàn toàn có thể đặt giá 15.000đ. 

 

Đặt giá thầu quảng cáo
Đặt giá thầu quảng cáo

Bước 6: Thêm tiện ích mở rộng cho quảng cáo

Tiện ích mở rộng cho quảng cáo là những chi tiết có thể bổ sung thêm vào quảng cáo của nhằm cung cấp thêm thông tin và tính năng khác cho người dùng. Một số tiện ích mở rộng nhằm cung cấp thông tin bạn có thể tham khảo: 

  • Giá cả: Hiển thị chi phí sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Cuộc gọi: Cho phép khách hàng gọi điện trực tiếp cho bạn.
  • Địa điểm: Hiển thị địa chỉ doanh nghiệp của bạn.
  • Liên kết tới trang web: Dẫn khách hàng đến website cụ thể của doanh nghiệp
  • Số điện thoại: Cung cấp số điện thoại để khách hàng dễ dàng liên hệ.

Ngoài ra, bạn có thể thêm một số các thuộc tính bổ sung về sản phẩm như đánh giá, nhận xét về chất lượng sản phẩm của khách hàng cũ để tạo sự tin tưởng hơn đối với họ. 

Thêm tiện ích mở rộng cho quảng cáo
Thêm tiện ích mở rộng cho quảng cáo

Phân biệt Paid Search & Organic Search dựa vào những yếu tố sau đây: 

Tiêu chí

Paid Search 

Organic Search

Chi phí

Tuy có trả phí nhưng kết quả sẽ hiển thị ngay lập tức khi quảng cáo được cài đặt

Không trả phí (MIỄN PHÍ)

Cách hoạt động

dựa theo gói đấu giá từ khóa

dựa theo các thuật toán xếp hạng của công cụ tìm kiếm

Hiệu quả 

  • Tỷ lệ ROI cao
  • Tăng khả năng chuyển đổi
  • Có thúc đẩy tăng nhận diện thương hiệu 
  • Tiếp cận gần hơn với khách hàng đang có dự định mua sản phẩm/dịch vụ 
  • Tăng traffic 
  • Tăng nhận diện thương hiệu
  • Hấp dẫn với khách hàng tiềm năng

Thông tin cung cấp 

Đa dạng thông tin về từ khóa SEO

Đa dạng dữ liệu về actionable

Khác

Có thể sử dụng kết hợp với các kênh Marketing khác

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Bizfly tổng hợp và chia sẻ nhằm giải thích cho câu hỏi paid search là gì? Các bước thiết lập paid search và cách phân biệt với organic search. Hi vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ thực sự hữu ích cho việc tìm kiếm của bạn! 

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly