Earned Media là một thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong Digital Marketing bởi nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp nhanh chóng đến khách hàng của mình. Vậy cụ thể, Earned Media là gì, hình thức này mang đến điều gì cho doanh nghiệp? Các chuyên gia của Bizfly sẽ chia sẻ nội dung này trong bài viết sau để bạn đọc tham khảo.
Earned Media là một hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu mà không cần trả bất kỳ một khoản phí nào. Các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp sử dụng hình thức tiếp thị này không có khả năng can thiệp trực tiếp vào mà khi khách hàng phát hiện một nội dung hấp dẫn thì họ sẽ chia sẻ, đưa ra ý kiến về nó từ đó tạo thành dư luận về thương hiệu.
Ví dụ về Earned Media, chúng ta có những bài đánh giá, bình luận, bài báo, phỏng vấn, video, hình ảnh hay các nội dung chia sẻ trên mạng xã hội hay website, blog của người dùng. Các nội dung này thường nhận được sự tin tưởng từ người dùng hơn là các nội dung được đưa ra trực tiếp từ doanh nghiệp vì vậy các doanh nghiệp thường cố gắng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ tốt để thu hút chú ý và đánh giá tích cực từ người dùng.
Earned Media là hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ mà không cần trả tiền cho kênh truyền thông
Sau đây là những ưu nhược điểm của hình thức quảng cáo Earned Media mà mọi người có thể tham khảo:
Bên cạnh ưu điểm thì hình thức quảng cáo Earned Media này cũng có những nhược điểm như sau:
Ưu và nhược điểm của hình thức Earned Media
Có thể bạn muốn biết: Social Media là gì và 6 lợi ích khổng lồ mà hoạt động Social Media mang lại
Chắc chắn bạn không thể bỏ qua các loại hình Earned Media phổ biến được chia sẻ dưới đây.
Khi doanh nghiệp cung cấp cho các Blogger nổi tiếng các sản phẩm miễn phí hoặc trả tiền để đổi lấy các bài viết nhận xét, đánh giá tích cực sẽ được coi là hình thức truyền thông mất phí. Việc blogger viết bài hoặc tạo video để đánh giá sản phẩm, người dùng sẽ tin tưởng hơn và đưa ra quyết định mua hàng nhanh hơn.
Một loại Earned Media phổ biến mà bạn có thể dễ dàng nhận diện chính là thương hiệu của doanh nghiệp được một nhà báo hay phóng viên đề cập trên tin tức, tạp chí, bài báo hay thậm chí là trên TV. Đây được xem là loại hình đáng tin cậy mà bạn có thể ứng dụng.
Doanh nghiệp có thể thuê một influencer có tầm ảnh hưởng nhất định tham gia vào chiến dịch quảng bá sản phẩm của bạn. Các lượt thích, bình luận, chia sẻ hay nhắn tin sẽ được coi là phương tiện trả phí. Việc chia sẻ và retweets là lý tưởng bởi nội dung, thương hiệu mà bạn cung cấp sẽ nhanh chóng được người dùng nhìn thấy và họ sẽ sẵn sàng quảng bá nó cho bạn bè và người thân.
Chia sẻ từ người có ảnh hưởng (influencer)
Thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm là một loại hình Earned Media phổ biến. Để được tính là một phương tiện truyền thông kiếm được thì nội dung bài viết cần phải có được thứ hạng nhất định một cách hữu cơ. Tức là, vị trí nổi bật không thể mua bằng tiền được.
Có thể bạn quan tâm: SEO là gì? Lý do doanh nghiệp cần chú trọng vào SEO Website
Earned, Paid và Owned Media là một trong những mô hình kết hợp của 3 kênh truyền thông bao gồm truyền thông lan truyền, trả phí và sở hữu. Việc kết hợp 3 hình thức quảng cáo này chính là nhằm mục đích tối ưu hóa quá trình phân phối nội dung trong một chiến dịch Digital Marketing của doanh nghiệp.
Trong bối cảnh mà các phương tiện truyền thông trở nên bão hòa và phân mảnh như hiện này thì mô hình POEM này cung cấp một cách thức tiếp cận thị trường mới hơn. Doanh nghiệp sẽ dựa trên điểm mạnh mà mỗi loại phương tiện mang lại từ đó xác định những điểm tiếp xúc khách hàng nhằm đạt hiệu suất truyền thông tối ưu.
Cùng Bizfly đi tìm hiểu kỹ hơn về hai hình thức truyền thông Paid Media và Owned Media để hiểu rõ hơn về mô hình này:
Paid Meida là các kênh hoặc công cụ truyền thông mất phí doanh nghiệp sử dụng để truyền tải thông điệp về thương hiệu đến nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu hơn. Các hoạt động trong Paid Media bao gồm quảng cáo hiển thị, quảng cáo truyền hình, quảng cáo tài trợ hoặc tìm kiếm. Hiện tại, Paid Media được sử dụng rộng rãi trong việc thúc đẩy lưu lượng truy cập trên các kênh tiếp thị trực tuyến như website, mạng xã hội...
Ưu điểm của Paid Media nằm ở khả năng kiểm soát và nhanh chóng. Với những vị trí quảng cáo được đảm bảo thì việc tiếp cận khách hàng mục tiêu sẽ trở nên nhanh chóng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được nội dung, cách truyền tải thông điệp phù hợp nhất.
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này chính là độ uy tín của thương hiệu trên các kênh truyền thông lại không được đảm bảo từ đó gây ra sự khó chịu, phiền nhiễu cho người dùng. Ngoài ra, chi phí cao cũng là điểm bất lợi của hình thức này.
Mô hình Earned Media, Paid Media và Owned Media
Owned Media là tập hợp tất cả những công cụ, kênh truyền thông mà thương hiệu sở hữu ví dụ như là website, blog, app, mạng xã hội...Vai trò của Owned Media đó là giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nuôi dưỡng khách hàng mới, hiện tại và biến họ thành khách hàng trung thành của tổ chức.
Giống với hình thức Paid Media thì Owned Media cũng giúp doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát nội dung theo đó nội dung xuất hiện trên website hay mạng xã hội có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt đồng thời không mất bất kỳ chi phí nào.
Điểm bất lợi đối với hình thức Owned Media này chính là khách hàng sẽ không thể tìm thấy hoặc không biết được sự tồn tại của doanh nghiệp nếu không được truyền thông. Chính vì vậy, khi sử dụng Owned media, mọi người cần phải kết hợp với các phương tiện khác như Paid Media hay Earned Media để giúp nâng cao nhận thức của khách hàng và hướng họ đến với nội dung mà doanh nghiệp muốn truyền tải.
Earned Media được xem là phương tiện truyền thông hữu ích có khả năng gia tăng mức độ tin cậy và thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp. Qua bài viết mà Bizfly chia sẻ, bạn đã hiểu hơn Earned Media là gì cũng như ưu, nhược điểm và loại hình Earned Media phổ biến để đưa ra loại hình phù hợp nhất với thương hiệu hay doanh nghiệp của mình.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại