Media là gì? Các kênh Media phổ biến và hiệu quả hiện nay

Thủy Nguyễn 25/07/2021

Với mục đích mô tả các kênh giao tiếp mà thương hiệu doanh nghiệp ứng dụng để tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu, Media hiện nay đã được sử dụng như một từ ngữ phổ biến trong hệ thống các từ ngữ Việt Nam.

Vậy cụ thể, Media là gì? Cùng Bizfly tìm hiểu 4 kênh Media thịnh hành nhất trong thời buổi công nghệ hiện nay mà nhất định bạn phải biết đến.

Media là gì?

Media là công cụ được các doanh nghiệp sử dụng với mục đích truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng hoặc lưu trữ và cung cấp các dữ liệu của khách hàng.

Media là gì

Media là gì?

Media có thể kết hợp được với các công ty truyền thông đại chúng, các phương tiện truyền thông như nhiếp ảnh, in ấn và báo chí, truyền thông điện ảnh hoặc quảng cáo, xuất bản, truyền hình hay điểm bán hàng.

Media bao gồm các phương tiện thu hẹp và phát sóng như báo, tạp chí, biển quảng cáo, truyền hình, thư trực tiếp, internet, điện thoại,...

Đọc thêm: Các hình thức quảng cáo trên website phổ biến hiện nay

Làm media là làm gì? 

Sau đây bạn sẽ không thể bỏ qua các hoạt động trong công tác làm media mà Bizfly muốn chia sẻ tới bạn.

Nghiên cứu truyền thông (Communication Studies) 

Người thuộc lĩnh vực nghiên cứu truyền thông sẽ phải là người có khả năng quan sát những hiện tượng xảy ra hàng ngày trong cuộc sống có liên quan đến truyền thông. Sau đó họ sẽ phải tiến hành nghiên cứu tài liệu để tìm ra được những lý thuyết nói về hiện tượng này.

Nghiên cứu truyền thông là công việc quan trọng khi làm Media

Nghiên cứu truyền thông là công việc quan trọng khi làm Media

Tiếp theo họ sẽ sử dụng kiến thức nền của mình để tạo ra các câu hỏi, phỏng vấn người tham gia trực tiếp vào quá trình truyền thông để tìm ra nguyên nhân và đối chiếu với lý thuyết để chính sửa cho đúng thực tế.

Truyền thông báo chí (Journalism) 

Công việc chủ yếu của truyền thông báo chí bao gồm các mảng phỏng vấn, phóng viên đi lấy tin, quay phim, chụp ảnh, ghi âm, viết bài,... Nhiệm vụ và đặc thù của họ chính là tìm kiếm, xác nhận, đánh giá và cung cấp những thông tin, sự kiện mà công chúng cần được biết.

Truyền thông kinh doanh (Corporate Communication) 

Truyền thông kinh doanh xuất hiện và phát triển một cách mạnh mẽ tại Việt Nam. Ngành này phục vụ cho mục đích của các tổ chức, doanh nghiệp trong việc truyền thông sản phẩm, thay đổi thói quen của người tiêu dùng,.. mang tính chất thương mại.

Truyền thông kinh doanh (Corporate Communication) ​

Truyền thông kinh doanh (Corporate Communication) ​

Truyền thông thực hành (Communication practice) 

Học truyền thông thực hành chủ yếu giúp người học có thêm kỹ năng để đi làm trong thực tế. Truyền thông thực hành còn được chia thành nhiều nhóm nhỏ khác bao gồm truyền thông kinh doanh, truyền thông mục đích phi lợi nhuận và quan hệ công chúng.

Quan hệ công chúng (PR) 

Ngành quan hệ công chúng là nhánh công việc chuyên làm việc với báo chí (khác hoàn toàn với việc làm quảng cáo hay tổ chức sự kiện) và thông qua các kế hoạch, chiến lược truyền thông để các bên có thể hiểu nhau hơn.

Quan hệ công chúng (PR)

Quan hệ công chúng (PR)

Truyền thông Media (digital Media) 

Những người làm truyền thông Media phải là người luôn cập nhật xu hướng, sáng tạo và nhanh nhạy trong mọi công việc. Ngành này có thể bao gồm TVC quảng cáo, nhà sản xuất phim, Mv ca nhạc, phim tài liệu hoặc các đồ họa infographic.

Các hình thức Media phổ biến 

Hiện nay, có rất nhiều cách để giúp bạn phân loại hình thức của media nhưng khi tìm hiểu Media là gì thì bạn có thể chia theo các hình thức phổ biến như sau:

Truyền thông trả phí là hình thức Media mà thương hiệu phải trả tiền để các kênh này có thể thực hiện theo yêu cầu của mình. Một số Paid Media có thể kể đến như Social Ads, SEO, PR, KOLs,..

Paid Media (Truyền thông trả phí)

Các hình thức Media phổ biến hiện nay là gì?

Ưu điểm:

  • Khả năng thực hiện yêu cầu của doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp.
  • Nhận được hiệu quả ngay lập tức.
  • Độ bao phủ rộng rãi, tăng khả năng đánh đúng vào đối tượng mục tiêu.
  • Kiểm soát dễ dàng.

Nhược điểm:

  • Tỷ lệ phản hồi thấp.
  • Quá trình trao đổi, làm việc có thể lộn xộn do sự tham gia của bên thứ 3.

Owned Media (truyền thông sở hữu) 

Truyền thông sở hữu là hình thức bao gồm các kênh mà thương hiệu có quyền sở hữu. Ví dụ Micro-site, Website, Blog, Landing Page,...

Owned Media (truyền thông sở hữu)

Owned Media (truyền thông sở hữu) 

Ưu điểm:

  • Thông tin, nội dung, thời gian, bảo mật của bài đăng được dễ dàng kiểm soát.
  • Hiệu quả về mặt chi phí.
  • Vì các kênh được sở hữu bởi doanh nghiệp mà nó có tính lâu dài.
  • Là công cụ linh hoạt và tiếp cận được lượng lớn đối tượng khách hàng.

Nhược điểm:

  • Không nhận được sự tin tưởng của đa số khách hàng bởi họ cảm thấy những thông tin được doanh nghiệp đưa ra không chính xác và cần có sự tham gia của bên thứ 3 để báo chứng.
  • Tốn thời gian tiếp cận được với công chúng nếu không chạy quảng cáo.

Social Media (Truyền thông xã hội) 

Social Media (Truyền thông xã hội) là hình thức được các thương hiệu, doanh nghiệp ứng dụng với mục đích tương tác với cộng đồng và khách hàng trên các kênh của bên thứ ba. Có thể thấy được hình thức này ở Instagram, Facebook, Youtube, Forum,...

Social Media (Truyền thông xã hội)

Một trong những hình thức media phổ biến hiện nay - Social Media
 

Ưu điểm:

  • Tiết kiệm chi phí hiệu quả.
  • Linh hoạt trong việc tìm hiểu nhu cầu của cộng đồng và khách hàng.
  • Giúp cho hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trở nên gần gũi và cá nhân hoá.

Nhược điểm:

  • Khó có thể kiểm soát.
  • Có thể khiến cho điểm yếu của thương hiệu, doanh nghiệp bị lộ rõ.

=> Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về hình thức media này thì hãy tham khảo bài viết sau: Social Media là gì và 6 lợi ích khổng lồ mà hoạt động Social Media mang lại

Earnes Media (Truyền thông lan truyền) 

Truyền thông lan truyền là việc mà công chúng và khách hàng tự truyền thông, lan truyền những thông tin về thương hiệu, dịch vụ hay sản phẩm của doanh nghiệp. Ví dụ như Viral, WOM, Testimonials, Thảo luận,..

Earnes Media (Truyền thông lan truyền)

Earnes Media (Truyền thông lan truyền) 

Ưu điểm: 

  • Nhận được sự tin tưởng của khách hàng.
  • Giữ vai trò quan trọng có tác động nhất định đến quá trình tương tác và mua hàng của khách hàng.
  • Sống động và minh bạch.

Nhược điểm:

  • Do nguồn tin không được doanh nghiệp chủ động yêu cầu nên rất khó kiểm soát.
  • Hình thức này có thể bao gồm cả những tin tiêu cực với quy mô lớn.
  • Khó có thể đo lường hiệu quả.

Top 4 kênh Media phổ biến trong thời đại công nghệ số 

Bạn có thể tham khảo thêm một số kênh Media phổ biến nhất trong thời đại công nghệ số hiện nay để đưa ra cho mình sự lựa chọn tối ưu nhất.

Báo chí online 

Báo chí trực tuyến có thể kết hợp với nhiều loại phương tiện truyền thông khác để hỗ trợ người dùng có thể tìm kiếm và truy cập vào trang một cách dễ dàng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể thông qua các tính năng nhận xét để tương tác với những tờ báo trực tuyến.

Báo chí online là một kênh Media phổ biến hiện nay

Báo chí online là một kênh Media phổ biến hiện nay

Chính sự trực tuyến đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành báo chí.

Công nghệ thực tế ảo (AR) 

Công nghệ thực tế ảo AR mô phỏng môi trường cùng với sự trải nghiệm giác quan người dùng và sự hiện diện của vật lý. Tất cả mọi công nghệ có trong AR đều mang lại khả năng nhập vai và những trải nghiệm tương tác để người dùng có thể sống trong môi trường sống động mặc dù nó chỉ là hư cấu. 

Blog 

Blog là một hình thức mới của Media, người dùng có thể truy cập và tìm kiếm những thông tin có trong blog một cách dễ dàng và những thông tin đó thường được tổ chức một cách tự nhiên.

Hình thức Media phổ biến - Blog

Hình thức Media phổ biến - Blog

Blog giúp doanh nghiệp có khả năng tương tác tự nhiên với người dùng nhưng nó không mạnh mẽ bằng các trang xã hội khác.

=> Xem thêm bài viết: Blog là gì? Lợi ích và lý do nên tạo blog cá nhân cho riêng mình

Game online 

Game online là một phần của nền văn hoá phương tiện đã dần mở ra một không gian văn hoá đầy vui vẻ và thú vị. Kênh Media này được phát triển dựa trên yếu tố cộng đồng và tương tác để tạo ra một số dòng game mang tính chất ổn định và tiếp tục trong việc mở rộng tác động và bản chất của họ.

Ngoài ra, chúng còn mang tính xã hội, nghệ thuật và khả năng cho phép lượng người tham gia cùng lúc là rất lớn.

Hiểu rõ về khái niệm Media là gì cùng những nội dung kiến thức có liên quan mà Bizfly sẽ giúp bạn nắm bắt được thêm các công cụ truyền thông mới để từ đó doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng sử dụng và tối ưu các kênh truyền thông của mình một cách hiệu quả.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly