Social Media không chỉ bao gồm nhiều nền tảng xã hội khác nhau mà nó còn bao gồm nhiều nhóm khác như diễn đàn, blog… Đây là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong hoạt động marketing.
Tuy nhiên cũng không thể tránh được những thất bại trong các chiến dịch Social Media. Dưới đây Bizfly chia sẻ 9 lý do dẫn đến chiến dịch social media thất bại mà nhiều tiếp thị viên đã gặp phải.
Việc thực hiện một chiến dịch social media thành công không phải là điều dễ dàng với mỗi doanh nghiệp, bởi bạn có một ý tường hay và độc đáo chưa chắc là đủ. Sau đây các chuyên gia Bizfly chia sẻ tới độc giả 9 nguyên nhân vì sao chiến dịch Social Media thất bại, để từ đó rút ra kinh nghiệm cho quá trình kinh doanh sau này.
9 lý do khiến cho chiến dịch Social Media thất bại
Một trong những lý do khiến cho chiến dịch Social Media thất bại chính là sự chuẩn bị và thực hiện chiến lược quá vội vàng mà không có sư đo đạc, nghiên cứu sâu về thị trường, về tính cách, hành vi của khách hàng và đối thủ cạnh tranh…
Nhiều nhà quản lý tiếp thị thường lựa chọn kênh quảng cáo dựa theo cảm tính. Ví dụ, bạn cảm thấy việc sử dụng kênh Instagram sẽ hiệu quả hơn trong khi kênh này không phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng mà bạn đang hướng tới.
Xây dựng mục tiêu luôn là bước quan trọng nhất trước khi tiến hành thực hiện bất cứ chiến dịch nào. Tuy nhiên, không phải mục tiêu nào cũng mang lại hiệu quả, mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng và nên được thiết lập dựa theo tiêu chí SMART.
Nguyên nhân dẫn đến việc quản lý cộng đồng chưa tốt đó chính là lạm dụng quá nhiều vào việc trả lời tự động mà không có bất cứ sự thay đổi nào để phản hồi lại khách hàng và điều này cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu suất của chiến dịch. Thay vào đó hãy cá nhân hóa câu trả lời của bạn bởi nó sẽ giúp cho mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu trở nên tốt hơn.
Xác định sai KPI thường xảy ra khi không có mục tiêu cụ thể. Ví dụ mục tiêu về số lần hiển thị sẽ không phù hợp nếu mục tiêu của chiến lược là lưu lượng truy cập trang hay số lượt cài đặt. Do đó, khi đã biết được mục tiêu là gì, hãy xây dựng KPI phù hợp.
Nhiều chiến lược Marketing đã tạo được tiếng vang trong khi lại không để lại nhiều ấn tượng trong tâm trí khách hàng. Điều này là do việc tập trung quá nhiều và Buzz Marketing.
Tập trung quá nhiều vào Buzz Marketing
Khách hàng có thể thích thiết kế và quảng cáo, tuy nhiên lại không thể nhớ được tên của thương hiệu và thông điệp mà nó truyền tải. Chính vì thế không nên quá tập trung vào mục tiêu tương tác mà quên đi việc gây ấn tượng về thương hiệu đối với khách hàng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chiến dịch Social Media đó là chỉ chăm chăm tập trung vào số lượng mà không để ý tới chất lượng. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang thực hiện chạy quảng cáo cho sản phẩm bất kỳ và nhận được rất nhiều lượt tương tác và click vào, sau đó, bạn lại tiếp tục chạy thêm quảng cáo cho những sản phẩm khác.
Nhưng đa số những khách hàng tiếp cận đều không có ý định mua sản phẩm của bạn. Việc tập trung quá nhiều vào số lượng sẽ chẳng mang lại cho bạn lợi ích gì nếu nó không giúp hoàn thành được mục tiêu đề ra.
Việc thu hút được sự quan tâm chắc chắn là điều cần thiết để mang tới thành công cho một chiến dịch Social Media, tuy nhiên nó chưa phải là yếu tố duy nhất. Nội dung rõ ràng và mang lại giá trị cho khách hàng cũng là yếu tố quan trọng không kém.
Thương hiệu không chỉ đơn giản là một cái logo mà còn là kết quả của một quá trình tiếp thị lâu dài giúp ghi lại dấu ấn của bạn trong tâm trí khách hàng. Không có sự nhất quán trong tiếng nói thương hiệu là do quá trình thực hiện chuyển đổi từ kênh này qua kênh khác hay thay đổi người quản lý kênh mới. Ngoài ra, việc bạn giao tiếp với khách hàng cũng là phương pháp để bạn truyền đạt tiếng nói của thương hiệu đến với họ.
Vận dụng chiến dịch social media là cách để các nhà quản trị doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận khách hàng mục tiêu và xây dựng hình ảnh thương hiệu một cách hiệu quả. Tuy nhiên sử dụng sai cách và chưa tìm hiểu kỹ về việc sử dụng các nền tảng social media có thể gây ra hiệu ứng ngược không đáng có. Dưới đây các chuyên gia Bizfly chia sẻ tới độc giả bài học từ 5 chiến dịch Social Media thất bại mà bạn nên biết.
United Colors of Benetton là một thương hiệu thời trang nổi tiếng của Ý. Ở một bài đăng quảng cáo dòng sản phẩm mới dành cho các bé trai, thương hiệu này đã dùng những ngôn từ tương đối nhạy cảm.
United Colors of Benetton
Vì thế khi đăng trên Instagram, với đặc điểm đối tượng người dùng trẻ tuổi, Benetton đã nhận được một lượng lớn phản đối của những người trẻ ủng hộ bình đẳng giới. Điều này đã loại trừ một nửa lượng khách hàng mục tiêu mà họ hướng tới.
Có thể thấy, việc xác định đối tượng mục tiêu là điều vô cùng quan trọng mà bất cứ chiến lược marketing nào cũng cần có. Đánh giá sai đối tượng sẽ gây ra nhiều sai lầm không đáng có và khiến thương hiệu dễ gặp phải làn sóng phản đối từ cộng đồng.
Reformation là một trong những thương hiệu thời trang đình đám, gây dựng được tiếng tăm tốt trong lòng những tín đồ yêu thời trang. Tuy nhiên, hãng này đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng với chiến dịch “ Get Your S@!t Together”.
Cái sai của Reformation là việc sử dụng hình ảnh của một người phụ nữ da trắng, cao ráo, trẻ trung đối lập với một người phụ nữ da màu già nua, chống gậy với phong cách thời trang lỗi thời. Thương hiệu đã phạm phải một vấn đề vô cùng nhạy cảm đó là phân biệt giai cấp và phân biệt chủng tộc.
Điều này không những không tôn lên được vẻ đẹp thương hiệu mà còn phá hủy hình ảnh tốt đẹp mà họ xây dựng suốt nhiều năm qua. Do đó, khi tiến hành xây dựng chiến lược, hãy chắc chắn rằng tất cả nội dung cần được sắp xếp và đánh giá ở góc nhìn khách quan và đừng quên lường trước những gì khán giả sẽ phản ứng.
Không cá nhân hóa nội dung cho tất cả nền tảng xã hội là một sai lầm mà rất nhiều doanh nghiệp lớn mắc phải, trong đó có Diet Coke. Hãng này đã đăng tải một dòng Tweet với nội dung như sau: “Did you know jazz has influenced nearly every type of music we love today? That is extraordinary.”
Có thể thấy nội dung của đoạn tweet này không hề nói về sản phẩm mà còn lỗi thời và không gây hứng thú cho bất cứ người đọc nào. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả của chiến dịch marketing. Vì thế hãy chắc chắn rằng tất cả nội dung mà bạn cung cấp đều được cá nhân hóa cho nền tảng truyền thông đó.
Dove với chiến dịch “Vẻ đẹp thực sự” đã gây tiếng vang lớn trên toàn thế giới khi tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ và chia sẻ những tư ti mà họ luôn giữ trong lòng. Chiến dịch này thực sự đã mang lại nguồn cảm hứng và khơi dậy sự tự tin trong mỗi người phụ nữ.
Chiến dịch Social Media Dove
Tuy nhiên, việc lựa chọn thay đổi hình dạng của kem dưỡng da và chai dầu gội để mô tả các loại cơ thể khác nhau đã gây nhiều tranh cãi. Dove đã đi ngược lại với thông điệp mà họ muốn truyền tải ban đầu đó chính là vẻ đẹp không phân biệt dáng vẻ, tuổi tác mà nằm ở sự tự tin của mỗi người. Vì thế, bạn cần phải đồng nhất giữa giá trị cốt lõi của thương hiệu và thông điệp mà chiến dịch mang lại.
Một bức ảnh đã được Audi đăng tải với chiến lược định vị khách hàng khi giới thiệu nhiều ngành nghề, nhiều người, tuy nhiên lại không hề xuất hiện hình ảnh chiếc xe nào. Thương hiệu này đã quên rằng khán giả theo dõi tài khoản của họ vi những chiếc xe chứ không phải bất kỳ điều gì khác.
Mặc dù, đây không phải là một thảm họa truyền thông xã hội nhưng chắc chắn sẽ làm người dùng bị phân tâm khỏi mục đích chính của họ. Bài học rút ra chính là bạn có thể sáng tạo bao nhiêu tùy thích nhưng sản phẩm và khách hàng vẫn luôn là yếu tố quan trọng nhất.
Qua bài viết trên đây, hẳn bạn đã biết được nguyên nhân thất bại cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra, từ đó tìm được hướng đi đúng đắn cho các chiến dịch Social Media của mình
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại