Spring Boot là gì? Ưu điểm và các đặc tính cơ bản của Spring Boot

Nguyễn Hữu Dũng 12/05/2021

Được dùng để phát triển các ứng dụng Java, Spring Boot là một trong những khái niệm phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn giữa Spring Boot và Spring framework. Vậy cụ thể, Spring Boot là gì? Ưu điểm và các đặc tính cơ bản của Spring Boot như thế nào? Bizfly sẽ làm rõ câu trả lời dưới đây.

Spring Boot là gì? 

Spring Boot là một trong số những module của spring framework chuyên cung cấp các tính năng Rapid Application Development (RAD) để tạo ra và phát triển nhanh các ứng dụng độc lập dựa trên spring. 

spring boot là gì

Spring Boot là gì? 

Spring Boot ra đời với mục đích loại bỏ những cấu hình phức tạp của Spring, nó không yêu cầu cấu hình XML và nâng cao năng suất cho các nhà phát triển. Với sự góp mặt của Spring Boot, hệ sinh thái Spring đã trở nên mạnh mẽ, phổ biến và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Ưu điểm của Spring Boot

Spring Boot ra đời với mục đích khắc phục những hạn chế về cấu hình của spring. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ Spring Boot, Bizfly sẽ giới thiệu thêm đến bạn một số những lợi ích của Spring Boot.

Những ưu điểm đó bao gồm:

  • Hội tụ đầy đủ các tính năng của Spring framework.
  • Đơn giản hóa cấu hình và xây dựng được các ứng dụng độc lập có khả năng chạy bằng java-jar nhờ các dependency starter. 
  • Dễ dàng deploy vì các ứng dụng server được nhúng trực tiếp vào ứng dụng để tránh những khó khăn khi triển khai lên môi trường production mà không cần thiết phải tải file WAR.
  • Cấu hình ít, tự động được hỗ trợ bất cứ khi nào cho chức năng spring như tăng năng suất, giảm thời gian viết code và không yêu cầu XML config.
  • Cung cấp nhiều plugin, số liệu, cấu hình ứng dụng từ bên ngoài.

Các đặc tính cơ bản của Spring Boot là gì? 

Hiểu được khái niệm "Spring Boot là gì", bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những đặc tính cơ bản của nó. Cụ thể như sau đây.

Các đặc tính cơ bản của Spring Boot là gì

Các đặc tính cơ bản của Spring Boot là gì?

  • SpringApplication: SpringApplication là một class giúp khởi chạy các ứng dụng từ hàm main thuận tiện. Để bắt đầu ứng dụng, bạn chỉ cần gọi các method run.
  • Profiles: Spring Boot Profiles sẽ cung cấp một cách phân chia các cấu hình cho từng môi trường. Các annotation là @Component hoặc @Configuration có thể sẽ được đánh dấu profiles để giới hạn thời điểm hoặc môi trường sẽ được tải lên.
  • Externalized Configuration: Externalized Configuration cho phép bạn có khả năng cấu hình được từ bên ngoài. Vì vậy, một ứng dụng được xây dựng có thể được vận hành và hoạt động trên nhiều môi trường khác nhau. Để thực hiện Externalized Configuration bạn có thể sử dụng các file properties, YAML, các tham số command line hay các biến môi trường.
  • Logging: Tất cả các chức năng log nội bộ đều được spring boot sử dụng common logging. Chúng được quản lý một cách mặc định. Vì vậy, bạn không nên hoặc không cần sửa các dependency logging nếu các tuỳ biến customization không được yêu cầu.

Những kiến thức cần có khi học Spring Boot 

Ngoài việc hiểu rõ được khái niệm về spring bootvà những ưu điểm, đặc tính mà nó mang lại, thì bạn cũng cần có thêm một số kiến thức cần có khi học spring boot dưới đây để sử dụng nó một cách hiệu quả.

Java Core 

Trước khi học về spring boot thì java core là kiến thức không thể thiếu:

  • Java cơ bản: Hàm, biến, vòng lặp,..
  • Hướng đối tượng OOP.
  • Các tính năng mới trong Java 8.
  • Biết cách sử dụng các collection API thông dụng và quan trọng.

Ngoài ra còn một số những yếu tố khác mà bạn nên tìm hiểu mặc dù spring boot ít khi sử dụng đến như Asynchronous, Stream API, Multithreading và File IO.

Template engine 

Sử dụng template engine giúp xử lý view trong các ứng dụng MVC để pass dữ liệu vào view và trả về một trang HTML cơ bản trong spring boot. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thêm về cách sử dụng Thymeleaf và JSP trong spring boot.

Package manager 

Để quản lý các thư viện được cài thêm, các package manager là công cụ không thể thiếu trước khi code dự án spring boot. Java có hai package manager tương tự với NPM và Yarn của Javascript là Gradle và Maven. Bạn nên tìm hiểu về cách dùng của 2 loại package manager này.

Những kiến thức cần có khi học Spring Boot

Những kiến thức cần có khi học Spring Boot 

Tuy nhiên, phần này không cần thiết phải hiểu quá sâu. Một số nội dung bạn cần biết chỉ là chỉnh sửa thông tin project, cài đặt và xoá thư viện,...

JPA/MongoDB 

Một số kiến thức bạn cần tìm hiểu trong phần này bao gồm:

  • Cách tạo cấu hình database trong spring boot.
  • Cấu trúc các lớp và interface của JPA/MongoDB.
  • Các thao tác CRUD cơ bản.
  • Tự động tạo các câu yêu cầu query dựa vào tên method.
  • Sử dụng Mongo Template để thực hiện các câu query phức tạp.
  • Phân trang và sắp xếp các dữ liệu query.

Ngoài ra, trong dự án spring boot vẫn còn một số tool khác mà bạn cần biết cấu hình và sử dụng chúng để giúp nâng cao năng suất code.

Như đã thấy được xuyên suốt bài viết, sự ra đời của spring boot là điều tất yếu nhằm khắc phục được những hạn chế về cấu hình của spring framework. Hy vọng, với một số những thông tin trong bài viết được Bizfly cung cấp, bạn đã hiểu được spring boot là gì và những kiến thức cơ bản có liên quan đến nó.

>>Xem thêm: Sublime text là gì và các tính năng quan trọng đối với lập trình viên

BizWebsite - Ứng dụng công nghệ mới - Xử lý mọi vấn đề về bảo mật
Giải quyết các vấn đề về lỗ hổng bảo mật bằng công nghệ OWASP

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly