Đại dịch Covid 19 đã và đang ảnh hưởng đến mọi ngóc ngách trong cuộc sống, hành vi của người tiêu dùng cũng không phải ngoại lệ. Đứng trước thực tế này, các doanh nghiệp cần phải thay đổi và thích nghi thế nào để không bị tụt lại phía sau?
Khi Covid 19 diễn ra phức tạp và lan rộng, mọi người đều hạn chế các hoạt động bên ngoài không cần thiết. Đó là lý do vì sao người tiêu dùng nhận ra ích lợi và dần trở nên ưa chuộng hình thức mua sắm trực tuyến. Báo cáo của Nielsen vào năm 2020 chỉ ra lượng khách hàng sử dụng hình thức shopping online tăng lên 25%, lớn hơn hẳn số người dùng kênh truyền thống là siêu thị chỉ tăng nhẹ 7%. Lý do mà cho hành vi cho mua sắm trực tuyến được chỉ ra là an toàn hơn, tiện lợi hơn, cùng với đó đi kèm nhiều khuyến mại hấp dẫn.
Trước thời điểm Covid 19, người ta cho rằng mua sắm online chỉ phù hợp cho một số mặt hàng nhất định như thời trang hay chăm sóc cá nhân, những khái niệm như "đi chợ online" vẫn còn khá lạ lẫm. Tuy nhiên khi đại dịch xảy đến, mọi người nhận ra rằng mua sắm trực tuyến có thể làm được nhiều hơn thế. Hình thức này chính là cứu cánh giúp người tiêu dùng tiếp cận với mọi mặt hàng cần thiết phục vụ cho cuộc sống dù chỉ ngồi ở nhà. Ngày nay, từ sản phẩm đồ khô, đồ gia dụng, thậm chí cả những mặt hàng tươi sống cũng đang được phủ sóng rộng rãi trên khắp các "chợ mạng".
Đại dịch Covid 19 như một con sóng lớn ập đến khiến không ít các doanh nghiệp phải lao đao. Tuy nhiên, trong nguy có cơ, thói quen người tiêu dùng thay đổi đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể dựa vào đó để tạo ra sự bứt phá. Như đã nói ở trên, thị trường mua sắm trực tuyến không còn chứng kiến "thế thượng phong" của những mặt hàng nhất định nữa, giờ đây cơ hội chia đều cho tất cả.
Sự bất an, lo lắng về kinh tế và các vấn đề bệnh tật khiến người tiêu dùng sẵn sàng ưu tiên chi tiêu cho những sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu, chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ gia đình. Sự chuyển dịch này cho thấy thị trường mua sắm trực tuyến đang trở nên đa dạng và sôi động hơn bao giờ hết. Doanh nghiệp dù thuộc lĩnh vực kinh doanh nào cũng cần chú ý khai thác sâu các kênh trực tuyến để tiếp cận được tệp khách hàng rộng lớn hơn, kích cầu mua sắm ngay cả trong thời kỳ khó khăn.
Doanh nghiệp cần khai thác sâu các kênh kinh doanh trực tuyến để "vượt khó" thời Covid
Tuy nhiên, việc các doanh nghiệp cùng tập trung vào nền tảng online sẽ khiến mảnh đất này thêm chật chội và gia tăng sức cạnh tranh gay gắt. Nghiên cứu của Google năm 2020 cho thấy 83% người tiêu dùng dành thời gian tìm hiểu về hàng hoá trước khi mua online, 79% chú tâm đến việc lựa chọn, so sánh giữa các nguồn hàng. Người tiêu dùng hiện nay đang nắm thế chủ động rõ ràng, họ có quyền chọn ra phương án tối ưu nhất cho mình. Vì vậy, bên cạnh việc chuyển hướng sang kinh doanh online, các nhãn hàng cũng cần tìm ra một công cụ hỗ trợ đắc lực để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả cũng như chiếm ưu thế trong những cuộc cạnh tranh.
Nếu nhãn hàng vẫn đang đau đầu với bài toán tìm một công cụ hỗ trợ trong việc kinh doanh online, xu hướng review sản phẩm sẽ là một lời giải tiềm năng. Hình thức này cung cấp cho khách hàng thông tin, đánh giá cụ thể về sản phẩm, dịch vụ, và nếu đủ gây ấn tượng, nó có thể dẫn đến quyết định mua hàng nhanh chóng của người dùng.
Cũng sử dụng hình thức này, WeBuy xây dựng một platform mang tính hệ thống nhằm giới thiệu, đánh giá về một sản phẩm cụ thể để thuyết phục người tiêu dùng móc hầu bao. Điểm đặc biệt của WeBuy là những nội dung trải nghiệm thực tế, được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng như top list, unboxing, hướng dẫn sử dụng,... giúp tiếp cận người dùng tự nhiên và gần gũi nhất. Kèm theo bài viết là các tính năng như box đánh giá sản phẩm, nút báo giá, nút recommend mua hàng,... nhằm kích thích hành vi mua hàng tại chỗ. Chưa kể các bài viết của WeBuy sẽ được đăng tải tại loạt tờ báo uy tín tại Việt Nam như Genk, Afamily, Kênh 14, CafeF,…sẽ kết nối nhãn hàng với một tệp khách hàng rộng lớn.
WeBuy là công cụ hiệu quả giúp thúc đẩy mua sắm online
Đầu năm 2021, nhãn hàng Sociolla gia nhập thị trường mỹ phẩm Việt Nam. Với sức cạnh tranh lớn từ các đối thủ lâu năm trên thị trường, Sociolla cần nhanh chóng gia tăng nhận diện và tiếp cận người dùng, mà cách nhanh nhất chính là qua nền tảng online. Sociolla đã kết hợp với WeBuy để xây dựng chuỗi nội dung gồm 60 bài viết trong vòng 5 tháng với nhiều hình thức đa dạng nhằm cung cấp thông tin về hãng cũng như tạo được sự tín nhiệm với người tiêu dùng Việt. Kết quả, hoạt động này đã thu về 911,606 lượt tiếp cận thương hiệu từ hơn 700,000 người dùng Internet, tăng lượt người dùng truy cập website thương hiệu gấp 5 lần so với thời điểm trước đó. Qua kết quả ấn tượng đã được kiểm chứng này, có thể thấy WeBuy là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp không chỉ thúc đẩy kinh doanh trực tuyến mà còn tạo dựng được độ phủ rộng rãi tới công chúng.
Nguồn: CafeBiz