Nếu trước đại dịch chỉ khoảng 6% người lao động có nhu cầu nghỉ việc thì khi bình thường mới trở lại, tỷ lệ này đã lên tới 25%. Ngay cả“sale chiến” – người đem về nhiều tiền nhất cho công ty cũng ồ ạt xin nghỉ việc. Giải pháp nào để doanh nghiệp giữ chân nhân tài nhằm phát triển đội ngũ bán hàng, giảm bớt chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới?
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company đã thực hiện tại 8 quốc gia vào năm 2021 cho thấy, nếu trước đại dịch chỉ khoảng 6% người lao động có nhu cầu nghỉ việc thì sau Covid- 19, tỷ lệ này đã lên tới 25%.
Nhu cầu nhảy việc của nhân viên trở thành "cơn bão" càn quét khiến các doanh nghiệp đã "chới với" vì khó khăn từ thị trường nay lại càng "lao đao" vì thiếu hụt nhân sự. Một khảo sát từ Tổng cục thống kê tại 22.000 doanh nghiệp cuối năm 2021, gần 18% cho biết thiếu hụt lao động, trong đó vùng Đông Nam bộ lên tới 30,6%.
Không chỉ marketing, kế toán, ngay cả "sale chiến" – người đem về nhiều tiền nhất cho công ty cũng ồ ạt xin nghỉ việc. Chị Hương, là nhân viên bán hàng tại công ty sách tại Cầu Giấy cho biết: "Tôi định nghỉ việc từ trước Tết nhưng nghe lời khuyên của người thân chờ ra Tết vì đây là giai đoạn dễ để tìm một công việc tốt. Tôi làm công việc này được 3 năm, Covid đến, hoa hồng giảm tới 70%, lương cứng của tôi chỉ 3-4 triệu mỗi tháng nên muốn tìm công việc bán hàng có cơ hội để bứt phá hơn."
Mất đi "sale chiến", sale lâu năm, quản lý như cụt một cánh tay, doanh nghiệp đau đầu vì lỡ đi cơ hội phục hồi tăng trưởng doanh thu, mở rộng kênh bán hàng. Đứng từ góc độ CEO của một công ty bất động sản, anh Dũng Anh chia sẻ nhu cầu tuyển sale khi nào cũng cao nhưng tìm được "sale chiến", sẵn sàng đương đầu với thách thức để bứt phá doanh thu cho công ty thì không hề dễ dàng.
Chưa kể chi phí đào tạo nhân viên sale, thời gian chờ đợi để họ hiểu về sản phẩm và quy trình bán hàng của doanh nghiệp có khi lên tới 11 tháng (theo nghiên cứu của SaaS). Mất đi sale chiến là tổn thất nặng nề cho công ty và là nỗi lo cho những người quản lý đang trực tiếp gánh vác sức nặng từ áp lực doanh số, đòi hỏi phục hồi tăng trưởng sau thời hậu Covid.
Nghiên cứu của Center for Creative Leadership (CCL) chỉ ra rằng "thấu cảm" là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người lãnh đạo góp phần thu phục và giữ chân nhân tài. "Sale chiến" cũng không ngoại lệ, thứ họ quan tâm nhất chính là thử thách tăng dần đi cùng với phần thưởng hoa hồng xứng đáng.
Thực tế đáng sợ rằng, đến 70% nhân viên bán hàng có xu hướng rời bỏ công việc khi họ không tìm thấy sự phát triển và thăng tiến mới. 73% rời đi vì thu nhập và người quản lý tuyến đầu đang làm việc kém hiệu quả (Theo khảo sát từ Harvard Business Review). Quy trình làm việc rối rắm, sale ba đầu sáu tay từ quản lý dữ liệu khách hàng, tư vấn, chăm sóc khách hàng chưa kể vật lộn với pháp chế, kế toán nội bộ về thủ tục, giấy tờ để chiều lòng khách, được việc mình.
Thật vậy, không ít sale than thở về quy trình làm việc chồng chéo của nội bộ, tư vấn chốt khách đã khó, quay về công ty lại qua pháp chế tới kế toán mới tiến hành được hợp đồng. Mỗi bộ phận đi một hướng riêng, tới khi khách sốt ruột, phật ý vì tác phong " lề mề" vẫn lại là sale đi xoa dịu, chăm sóc. Việc cứ chồng việc, tư vấn khách mới, chăm lại khách cũ nhưng không có dữ liệu từ hệ thống khiến sale tốn thời gian mò mẫn, sắp xếp lại. Chưa kể, việc không trong kế hoạch từ sếp bất ngờ rơi xuống đầu khiến sale luôn trong tình trạng nhớ nhớ, quên quên.
Rõ ràng quy trình quản lý dữ liệu khách hàng chưa tối ưu, quy trình phân việc chưa hợp lý từ nhà quản lý khiến sale sao lãng, hiệu suất công việc tụt dốc, hoa hồng sao có thể bứt phá?
Giống như Elon Musk từng nói: "Công nghệ là thứ gần gũi nhất với ma thuật còn tồn tại trên thế giới này", để gỡ rối cho sale "chiến", nhà quản lý chính là cầu nối, người dẫn dắt để nhân viên thay đổi thói quen, tiếp cận tư duy công nghệ, bớt việc phụ, nhờ vậy tập trung tận lực vào mục tiêu đẩy doanh số hiệu quả.
Thực vậy, hầu hết các chiến lược bán hàng đưa ra đều lấy khách hàng là trọng tâm. Thay vì quản lý dữ liệu khách hàng bằng hàng loạt các file excel chồng chéo, thì nay BizCRMs sẽ giúp sale lưu trữ toàn bộ dữ liệu các kênh bán hàng về cùng một hệ thống. Các dữ liệu được sắp xếp, phân loại rõ ràng theo từng trường thông tin được thiết lập và gắn tag dựa trên hành vi khách hàng và tương tác của khách hàng để nhân viên nắm rõ khách hàng đang quan tâm đến điều gì. CRM trở thành "vũ khí tối thượng" giúp sale hiểu khách 360 độ, tăng tỷ lệ tỷ lệ chuyển đổi trong mỗi lần tư vấn. Chưa dừng lại, việc phân chia dữ liệu khách hàng cho từng sale theo ngày, kèm kpi cụ thể trên hệ thống CRM sẽ giúp hạn chế tối đa các trường hợp tranh chấp giữa nhân viên kinh doanh với nhau, từ đó tạo động lực để họ thi đua nhau vì mục tiêu kinh doanh mà công ty đề ra. Một KPI rõ ràng, thông tin khách đầy đủ, dữ liệu cập nhật ngay tại thời điểm khách phát sinh nhu cầu, một click chuột trên CRM là nhân viên bán hàng có thể nhanh chóng liên hệ với khách thay vì phải bấm số thủ công như trước đây. Tất cả đủ để "sale chiến" tự tin "chinh phạt" gặt hái quả ngọt ngay từ khi tiếp nhận thông tin khách hàng cho tới tương tác, gửi mail, chăm khách trơn tru hơn.
Không còn câu chuyện sale bán hàng nhờ kinh nghiệm đến từ bản thân, xây dựng quy trình bán hàng rõ ràng vẽ ra một con đường cho đội ngũ bán hàng mỗi ngày phải làm gì, phải đi đâu, đích đến là gì có thể rút ngắn đáng kể thời gian và công sức cho nhân viên kinh doanh. BizCRM đồng hành cùng nhà quản lý trong quá trình tối ưu hiệu suất của đội ngũ sale để doanh nghiệp sớm tăng trưởng doanh số. Hoa hồng cao, nhân viên bán hàng sẵn sàng dốc sức cho những mục tiêu thách thức mới mà công ty đưa ra.
Không còn nỗi lo sót khách, sếp bớt thời gian phải đi rà lại, thúc việc cho nhân viên sale, hệ thống CRM của Bizfly sẽ có thông báo nhắc nhở nhân viên hay quản lý để tránh bỏ quên khách hàng tiềm năng, mất đi cơ hội bán hàng. Gỡ rối cho "sale chiến" nhờ phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng, giúp sale không chỉ hiểu khách "trăm trận, trăm thắng" mà còn hỗ trợ thúc đẩy hiệu suất làm việc để sale yên tâm thách thức những mục tiêu kinh doanh khó khăn hơn nữa từ nhà quản lý.
Nguồn: CafeF