Truyền thông thị giác là gì? Vai trò Visual communication trong tiếp thị nội dung

Thủy Nguyễn 03/04/2024

Truyền thông thị giác có khả năng truyền tải trọn vẹn thông điệp vào tâm trí người dùng bằng việc kích thích cảm xúc qua hình ảnh. 

Nhiều đánh giá cho rằng hình ảnh trở thành ngôn ngữ không thể thiếu trong hầu hết chiến lược nội dung. Cùng Bizfly hiểu rõ hơn về khái niệm này và vai trò của Visual communication tại nội dung dưới đây. 

Truyền thông thị giác là gì?

Truyền thông thị giác chạm đến cảm xúc người xem từ những giây đầu tiên tiếp xúc với thương hiệu
Truyền thông thị giác chạm đến cảm xúc người xem từ những giây đầu tiên tiếp xúc với thương hiệu

Truyền thông thị giác (Visual communication) là cách tiếp thị nội dung bằng hình ảnh thông qua các hình thức như hình ảnh, video, infographics, bản thuyết trình,...nhằm xây dựng chiến lược nội dung có cấu trúc nổi bật, mang lại cảm xúc sâu sắc cho người dùng. 

Khi sản phẩm truyền thông dưới dạng chữ viết đã trở nên thân thuộc, thì visual communication mang đến cảm xúc mới cho chiến lược tiếp thị nội dung của thương hiệu. Điều này tạo cảm hứng cho người đọc ở lại khám phá sâu hơn về thông điệp. Ngoài ra, phương thức này còn tạo tiền đề phát triển bền vững cho doanh nghiệp đang thực hiện chiến lược tiếp thị qua giác quan (Sensory marketing). 

Vai trò Visual communication trong tiếp thị nội dung

Lịch sử chữ viết được bắt đầu bởi hệ thống biểu tượng dạng ký tự và các hình vẽ tượng hình. Do đó, thói quen sử dụng hình ảnh đã hằn sâu trong tâm lý mỗi người từ xa xưa đến nay, nó nâng cao khả năng tưởng tượng và mang đến kết nối cảm xúc rõ rệt giữa người đọc với nội dung. 

Tầm quan trọng của truyền thông thị giác quyết định hiệu quả xây dựng thương hiệu
Tầm quan trọng của truyền thông thị giác quyết định hiệu quả xây dựng thương hiệu

Visual Communication linh hoạt tạo ra sự đồng điệu cảm xúc với người đọc theo nhiều cách khác nhau, phù hợp tiếp cận với từng phân khúc khách hàng. Ngoài ra, truyền thông thị giác còn tối ưu hóa hiệu suất cho nhiều nhiệm vụ khác như:

Tạo ghi nhớ sâu sắc cho người đọc

Dưới góc nhìn khoa học, việc sử dụng hình ảnh được não bộ con người tiếp nhận nhanh chóng và có thời gian lưu trữ lâu hơn so với chữ viết. Cùng với đó theo HubSpot, 90% chiến dịch sử dụng video dạng ngắn sẽ tăng hoặc được duy trì trong năm 2024. Cùng với đó, phân nửa người làm tiếp thị và các đơn vị kinh doanh đang ưu tiên tạo và chia sẻ nội dung video. 

Khi tiếp cận hình ảnh và video, người đọc có thể tự do hiểu nội dung theo cách riêng mà không bị bó hẹp ý hiểu bởi từ ngữ. Điều này một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của Visual Communication trong việc tạo dấu ấn trong tâm trí của đối tượng mục tiêu.

Tăng trưởng traffic 

Infographic không chỉ phổ biến ở chuyên trang nội dung như báo chí, hiện nay nhiều đơn vị kinh doanh đã ứng dụng hình thức truyền thông thị giác này vào các ấn phẩm quảng cáo, tương tác. 

Người dùng có thể nắm được hơn 90% thông tin có trong thiết kế khi đọc lướt. Cùng với đó, số liệu trong một báo cáo đã chỉ ra rằng doanh nghiệp có cơ hội tăng 12% traffic khi xây dựng content marketing dưới dạng Infographic. 

Không dừng lại ở đồ họa thông tin, phần lớn các sản phẩm truyền thông thị giác như video hay bản trình chiếu có thể hiển thị linh hoạt ở nhiều nền tảng khác nhau. Sự đa dạng này mở rộng cơ hội tiếp cận khách hàng, kéo lượng truy cập lớn cho thương hiệu từ những đối tượng khách hàng mới. 

Làm rõ thông tin chính 

Kỹ thuật giao tiếp bằng hình ảnh đảm bảo thông tin chính được thống nhất ở mọi thiết kế khác nhau, làm cho nội dung luôn mới trong tâm trí khách hàng. Đây là việc làm mà ngôn ngữ chữ viết khó có thể thực hiện dễ dàng. 

Trong đó, “F” là bố cục marketer/designer được sử dụng nhiều khi phân cấp tính rõ ràng của nội dung. Bố cục này phát triển theo thói quen đọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải của người dùng. Do đó, vị trí đầu tiên của bố cục thường chứa thông tin quan trọng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng với thông điệp. 

Duy trì thông tin và hình ảnh thương hiệu

Loạt nội dung hình ảnh chứa đựng màu sắc thương hiệu, logo, font chữ sẽ giúp người dùng dễ dàng định vị doanh nghiệp. “Thỏ bảy màu” là một trong những dự án thực hiện tốt nhiệm vụ này, thông điệp vui nhộn, ý nghĩa được đón nhận dễ dàng hơn trên nhiều nền tảng khác nhau.

“Thỏ bảy màu” xây dựng nhiều kịch bản, nhưng tính duy trì thông tin và hình ảnh thương hiệu vẫn được thể hiện trọn vẹn trong từng sản phẩm qua bộ brand mascot và phong cách ngôn ngữ. Nhờ đó, người đọc ghi nhớ sâu sắc hình ảnh thương hiệu trong tâm trí lâu hơn. 

4 loại truyền thông thị giác nổi bật

Trước bối cảnh bùng nổ thông tin, người làm nội dung cần cập nhật thêm kiến thức về tư duy hình ảnh. 3 yếu tố chính mang đến cảm xúc cho người đọc bao gồm: Ngôn ngữ, hình ảnh, điểm đau. Vậy loại truyền thông thị giác nào có thể giúp marketer thỏa mãn đồng thời những yếu tố đấy?

Những loại truyền thông thị giác được áp dụng phổ biến hiện nay
Những loại truyền thông thị giác được áp dụng phổ biến hiện nay

Video

Các nền tảng dần ưu tiên nội dung dưới dạng video dài, cung cấp thông tin hướng dẫn hoặc kiến thức bổ ích cho cộng đồng. Phần lớn người dùng tìm đến video để hiểu rõ hơn về thông tin mang tính chuyên sâu. Do đó, video sẽ là một trong những loại truyền thông thị giác nổi trội trong thời gian tới. 

Slides

Tính ứng dụng của biểu đồ, Slides được thể hiện qua các sản phẩm tối ưu dữ liệu cho khách hàng (như thành phần có trong sản phẩm), xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn, báo cáo công việc,... Từ đó, hình thức triển khai ngôn ngữ hình ảnh này có khả năng được nhiều người sử dụng trong việc tối giản hóa thông tin, làm rõ số liệu hiệu quả cho nhiều đối tượng sử dụng. 

Memes

Nội dung bắt trend và giải trí luôn được người đọc đón nhận nhiều hơn cả khi mang đến thông tin giúp họ cân bằng lại cảm xúc. Memes là hình thức đang có mức độ lan truyền cao trên môi trường Internet, do đó việc lồng ghép yếu tố thương hiệu mang đến hiệu suất tiếp cận người dùng tốt hơn. 

Infographics

Người dùng dần quen với nội dung Infographics, do đó nhiều doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược hình ảnh nhằm đổi mới chất lượng.

Thay vì sử dụng Infographics để trình bày thông tin dưới dạng biểu đồ, hình ảnh có sẵn, chiến lược này tập trung vào bộ ảnh mang đậm phong cách thương hiệu, nêu bật tính độc đáo riêng. 

Với cách thực hiện này chúng ta không chỉ tận dụng tốt thế mạnh của Infographics mà còn nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp của thương hiệu. 

Thông qua bài viết trên của Bizfly, chúng ta có thể nhận thấy truyền thông thị giác sẽ ghi dấu son đổi mới mang tính đột phá và sáng tạo cao khi kết nối cảm xúc sâu sắc tới người dùng. 

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly