Việc đo lường hiệu quả truyền thông vẫn luôn là một vấn đề lớn đối với bất kỳ một nhân viên marketing hay doanh nghiệp nào khi triển khai các chiến dịch truyền thông. Vậy làm cách nào để có thể đo lường hiệu quả truyền thông tối ưu? Hãy cùng các chuyên gia của Bizfly tìm hiểu về định nghĩa, tầm quan trọng cũng như các tiêu chí giúp doanh nghiệp đo lường hiệu quả truyền thông hiệu quả.
Để đánh giá hiệu quả của các chiến dịch truyền thông, doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ số như sau:
Chỉ số đánh giá cảm xúc được xác định bằng phương pháp đánh giá hiệu quả truyền thông phân tích cảm xúc từ các bình luận tương tác của khách hàng. Qua đó, marketer có thể xác định được tỷ lệ giữa các bình luận tích cực và bình luận tiêu cực từ người tiêu dùng. Công thức tính chỉ số đánh giá cảm xúc = (Số lượng bình luận tích cực - Số lượng bình luận tiêu cực) / (Số lượng bình luận tích cực + Số lượng bình luận tiêu cực)
Sentiment Score - Chỉ số đánh giá hiệu quả truyền thông phổ biến
UGC là những bài viết do khách hàng trải nghiệm và để lại chia sẻ trên các diễn đàn cộng đồng hay các trang mạng xã hội. Chỉ những sản phẩm hay thương hiệu thực sự tạo được sức hút với người tiêu dùng mới có thể đạt được chỉ số UGC cao.
Xem thêm thông tin về UGC tại đây: UGC là gì? Hướng dẫn cách áp dụng UGC vào trong kinh doanh hiệu quả
Audience Scale hay còn được hiểu là chỉ số đánh giá số lượng khách hàng bị thu hút bởi chiến lược truyền thông. Chỉ số đánh giá hiệu quả truyền thông Audience Scale cao thể hiện nội dung truyền thông hấp dẫn, độc đáo, thu hút khách hàng và đang được sử dụng trên những phương tiện truyền thông phù hợp.
Chỉ số Audience Scale thấp thể hiện doanh nghiệp không đạt được hiệu quả trong việc truyền thông, cần được cải thiện cả về mặt nội dung và phương thức tiếp cận khách hàng.
Bên cạnh chỉ số đánh giá cảm xúc, chỉ số bình luận từ người dùng, chỉ số mức độ tương tác người dùng thì chỉ số thảo luận liên quan đến chiến dịch là chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ hiệu quả truyền thông.
Công thức tính chỉ số Object Mention = Số lượng cụm từ có liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ/ thương hiệu
Ví dụ: Bài viết quảng cáo sản phẩm cà phê mới do một KOLs (Key Opinion Leaders – người tạo xu hướng) đăng tải đạt được số lượng bình luận lớn
Trong quá trình tiến hành đo lường hiệu quả truyền thông mọi người có thể gặp phải một số vấn đề cần lưu ý như sau:
Việc đo lường cần được lập kế hoạch chi tiết, tốn kém chi phí và thời gian của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đầu tư cho nó. Một số doanh nghiệp nhận thức được sự ảnh hưởng to lớn của hiệu quả truyền thông nên sẽ có một khoản ngân sách riêng để đầu tư. Mặt khác, một số doanh nghiệp sẽ dùng khoản chi phí đó để cải tiến sản xuất thay vì dùng để đánh giá chúng.
Một số vấn đề thường gặp khi đo lường hiệu quả truyền thông
Quá trình đo lường hiệu quả truyền thông cần đánh giá trên nhiều các khía cạnh khác nhau, cần thu thập bộ dữ liệu trên số lượng lớn các phương tiện truyền thông bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đây cũng chính là khó khăn để đội ngũ nghiên cứu đưa ra một nghiên cứu toàn diện.
Xem thêm: Phương tiện truyền thông là gì? Lợi ích và các phương tiện truyền thông phổ biến
Một marketer cần cụ thể hóa vấn đề gì khi đo lường hiệu quả truyền thông? Khi thực hiện một chiến lược truyền thông, ban lãnh đạo doanh nghiệp thường mong muốn có được dữ liệu lợi nhuận đạt được cho từng phương thức truyền thông. Tuy nhiên, đây là kết quả của nhiều chiến dịch truyền thông tích hợp, khó có thể phân loại rõ ràng hay cụ thể.
Mang sản phẩm/ thương hiệu đến với khách hàng trong thời gian ngắn nhất giúp tăng cơ hội cạnh tranh và thành công của doanh nghiệp trên thị trường. Do đó, doanh nghiệp thường không muốn dành nhiều thời gian vào những giai đoạn không mang lại lợi nhuận trực tiếp như đánh giá chiến dịch truyền thông.
Để đánh giá được tầm quan trọng mà việc đo lường hiệu quả truyền thông mang lại, mọi người hãy xem ngay những giá trị sau đây:
Nhằm thúc đẩy quá trình nhận diện thương hiệu trên thị trường, các doanh nghiệp thường sử dụng cùng lúc nhiều chiến lược truyền thông khác nhau. Giữa các chiến lược truyền thông thường sẽ xuất hiện những điểm mâu thuẫn và cạnh tranh: về mức độ hiệu quả, về mức độ thu hút, về mức độ nhận diện trên thị trường,…
Để đánh giá và lựa chọn được chiến lược phù hợp, doanh nghiệp cần lên kế hoạch đánh giá hiệu quả truyền thông. Chiến lược đạt được phần trăm tỷ lệ KPI cao nhất được lựa chọn là chiến lược chính cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Cách xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả cho doanh nghiệp
Theo các nghiên cứu đánh giá cho thấy khán giả thường bị thu hút bởi những câu slogan hơn là những đoạn quảng cáo dài. Vì vậy, khán giả có thể ghi nhớ slogan của một sản phẩm nhưng lại không nhớ tên sản phẩm hoặc thương hiệu sở hữu chúng. Khi doanh nghiệp đánh giá hiệu quả truyền thông và nhận thấy điều này, doanh nghiệp sẽ có những điều chỉnh kịp thời về quảng cáo cũng như slogan của sản phẩm để phù hợp hơn với khách hàng.
Việc đo lường hiệu quả truyền thông mang lại rất nhiều giá trị gì cho doanh nghiệp
Như đã đề cập, hiệu quả truyền thông là việc hoàn thiện các KPI của chiến lược truyền thông đã được thiết lập ban đầu. Mục tiêu của các chiến lược truyền thông thường được xoay quanh các nội dung như tăng khả năng nhận diện thương hiệu, tăng doanh số, cải thiện mức độ tương tác giữa khách hàng và thương hiệu, mở rộng các nhóm khách hàng,…
Đo lường chúng giúp xác định khả năng hoàn thiện mục tiêu đã đặt ra và các giải pháp cần thiết để đạt được KPI cao nhất có thể cho doanh nghiệp.
Đo lường hiệu quả truyền thông giúp marketer nhận biết được chiến dịch truyền thông thành công hay thất bại. Việc nhận ra sự thất bại của một chiến dịch sớm giúp hạn chế việc lãng phí ngân sách, giảm rủi ro đánh mất cơ hội thành công của thương hiệu vào các đối thủ cạnh tranh.
Chiến lược truyền thông marketing tích hợp (IMC - Integrated Marketing Communications) không đạt được hiệu quả sẽ gây ra tổn thất lớn đối với doanh nghiệp. Ngược lại, khi IMC của một doanh nghiệp được thực hiện hiệu quả, nhân viên marketing vừa có thể tối ưu hóa chiến dịch của mình, vừa có thể tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Xem thêm kiến thức về truyền thông marketing tích hợp IMC tại bài viết Truyền thông marketing tích hợp là gì? Vai trò và các công cụ hỗ trợ
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin tổng quan về việc đo lường hiệu quả truyền thông. Bên cạnh những khó khăn mà quá trình đem lại thì chúng cũng tạo ra giá trị lớn cho thương hiệu, giúp thương hiệu đến với khách hàng trong thời gian ngắn.
Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” – John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại