Truyền thông Marketing là gì và cách xây dựng chiến lược truyền thông

Thủy Nguyễn 03/12/2021

Truyền thông Marketing được nhiều doanh nghiệp hiện nay áp dụng nhằm tiếp cận và gia tăng tương tác với khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, hiệu quả xây dựng thương hiệu, nhận thức thương hiệu cũng được cải thiện thông qua các kênh truyền thông. Vậy để trả lời rõ ràng câu hỏi truyền thông marketing là gì? và cách xây dựng chiến lược truyền thông tiếp thị hoàn hảo mời bạn đọc bài viết Bizfly chia sẻ dưới đây. 

Truyền thông marketing là gì?

Truyền thông Marketing (Marketing Communication) là việc sử dụng các kênh truyền thông để quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng tiềm năng. Các hoạt động truyền thông marketing nhằm mục đích tạo ra nhận thức về sản phẩm hoặc dịch vụ, thúc đẩy nhu cầu mua hàng và xây dựng hình ảnh thương hiệu. Để đạt được kết quả tốt nhất, các chiến lược truyền thông marketing cần được xác định rõ ràng, phù hợp với đối tượng khách hàng và đi kèm với các hoạt động tiếp thị khác để tối ưu lợi ích.

Truyền thông marketing là gì

Truyền thông marketing đòi hỏi doanh nghiệp cần có những kế hoạch sáng tạo, mang cá tính riêng biệt để ấn định hình ảnh trước khách hàng của minh. 

Bên cạnh đó, tiếp thị truyền thông còn giúp doanh nghiệp đánh giá được vai trò của các chiến lược tiếp thị của các thành phần khác nhau trong truyền thông như khuyến mãi, quảng cáo, quan hệ công chúng, Marketing trực tiếp, bán hàng cá nhân,...

Mục tiêu của truyền thông marketing

Mục tiêu chính của truyền thông marketing là quảng bá sản phẩm/dịch vụ của đơn vị sản xuất, hoặc có thể khẳng định tên tuổi thương hiệu đó trên thị trường. Bên cạnh đó, truyền thông marketing sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu lớn như: 

  • Xây dựng thương hiệu: Tạo dựng, phát triển và duy trì hình ảnh thương hiệu một cách nhất quán và hiệu quả, từ đó tạo sự tin tưởng và sự liên kết với khách hàng.
  • Tăng doanh số: Tăng cường các chiến lược marketing để tạo ra sự quan tâm, tăng khả năng tiếp cận và tăng cường khả năng chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế.
  • Nghiên cứu thị trường: Theo dõi và đánh giá các kết quả của các chiến lược marketing, cải thiện các chiến lược trong tương lai và đảm bảo rằng các chiến lược được thực hiện hiệu quả và đạt được mục tiêu.
  • Tăng cường mối quan hệ khách hàng: Tạo sự tương tác với khách hàng và tạo cơ hội để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng và hiện tại, tạo sự liên kết và giữ chân khách hàng của mình.

Với mỗi mục tiêu truyền thông tiếp thị cụ thể, marketer sẽ thực hiện những phương án khác nhau với cách thức truyền thông phi cá thể hoặc truyền thông cá thể. Trong đó, truyền thông phi cá thể là hình thức truyền thông bằng các vật dụng trưng bày, quảng cáo, thúc đấy quan hệ cộng đồng. Còn truyền thông cá thể là hình thức doanh nghiệp và khách hàng có thể gặp mặt trực tiếp tại địa điểm bán hàng hoặc các trung tâm dịch vụ. 

Những kênh truyền thông Marketing phổ biến 

Có thể đứng trước bối cảnh phát triển công nghệ và sự thay đổi thói quen sử dụng Internet của người dùng, bạn sẽ bị lạc lối và khó đưa ra quyết định kênh truyền thông phù hợp. Dưới đây là một số kênh phổ biến bạn có thể tham khảo để có định hướng đúng đắn. 

Quảng cáo 

Là phương thức truyền tải thông điệp truyền thông gián tiếp, có trả phí, thường được xuất hiện thông qua truyền hình, trang web, công cụ tìm kiếm, đài phát thanh, biển in ấn quảng cáo... Sản phẩm và dịch vụ của công ty có thể dễ dàng tiếp cận tới khách hàng với phạm vi lớn. 

Truyền thông marketing bằng quảng cáo cần lưu ý phải nghiên cứu khách hàng kĩ lưỡng, đối tượng tiếp nhận thông tin trong quảng cáo có phù hợp mới tạo ra chuyển đổi cao. Nếu không bạn sẽ phải đối mặt với việc lãng phí lượng ngân sách lớn. 

Quan hệ công chúng và tuyên truyền

Là việc các công ty thực hiện một số hoạt động xã hội nhằm tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực. Một số chương trình phổ biến đang được thực hiện để tăng cường quan hệ công chúng như xây dựng các tiện ích công cộng, quyên góp một phần tiền mua hàng của họ cho giáo dục trẻ em, tổ chức các trại hiến máu, trồng cây. 

Bạn cần đặt trọng tâm chính vào những lợi ích cộng đồng thay vì truyền bá công năng, lợi ích sản phẩm. Thay vào đó, có thể khéo léo làm nổi bật logo, tên, hoặc màu sắc đặc trưng của thương hiệu ở nơi diễn ra chương trình nhằm nổi bật hình ảnh thương hiệu tới đối tượng mục tiêu. 

Tiếp thị truyền miệng

Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp chia sẻ cảm nhận, kinh nghiệm sử dụng của họ với bạn bè hoặc người thân, từ đó có thể tạo dựng uy tín cho doanh nghiệp và có cơ hội lớn thúc đẩy kinh doanh mà không cần bỏ ra nhiều chi phí tiếp thị. 

Tiếp thị truyền miệng thường được áp dụng vào chiến lược truyền thông của doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng tiêu dùng nhanh, đồ dùng thiết yếu.  

Bán hàng cá nhân

Đây là phương pháp truyền thông marketing truyền thống, trong đó nhân viên bán hàng tiếp cận trực tiếp với khách hàng tiềm năng và thông báo cho họ về hàng hóa và dịch vụ mà họ đang kinh doanh. Đây được coi là một trong những phương thức giao tiếp đáng tin cậy nhất vì nó được thực hiện trực tiếp hoặc giao tiếp bằng miệng. Người dùng sẽ dễ dàng cảm nhận uy tín sản phẩm thông qua thuyết phục của người bán. 

Khuyến mại

Khuyến mại bao gồm một số ưu đãi ngắn hạn để thuyết phục khách hàng bắt đầu mua hàng hóa và dịch vụ. Kỹ thuật này không chỉ giúp giữ chân những khách hàng hiện tại mà còn thu hút những khách hàng mới với những lợi ích bổ sung. Giảm giá, chiết khấu, hoàn vốn, chương trình Mua một tặng một, phiếu giảm giá, v.v. là một số công cụ xúc tiến bán hàng hiệu quả khi muốn thực hiện truyền thông marketing. 

Cách xây dựng chiến lược truyền thông Marketing 

Việc hiểu rõ về khái niệm hay các hình thức tiếp thị truyền thông thực sự là chưa đủ để bạn có thể xây dựng nên được một chiến dịch hoàn hảo. Bên cạnh những kiến thức đó, bạn cần nắm rõ các cách xây dựng chiến lược với 5 bước cơ bản được chia sẻ trong phần nội dung dưới đây.

Bước 1: Xác định đối tượng mục tiêu 

Xác định đối tượng mục tiêu nhận thông điệp truyền thông của doanh nghiệp là điều tất yếu cần phải thực hiện. Điều bạn cần làm chính là phân định một cách rõ ràng giữa khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại để gửi những thông điệp và lựa chọn được phương tiện truyền thông phù hợp nhất.

Xác định đối tượng mục tiêu ​

Xác định đối tượng mục tiêu ​

Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét các yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng. Bao gồm tuổi tác, nhu cầu, tâm lý, thu nhập, lối sống,...

Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông Marketing 

Mục tiêu truyền thông luôn là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải xác định tốt để xây dựng được cơ sở, nền tảng trong việc đo lược hiệu quả của một chiến dịch truyền thông. Các mục tiêu có thể là gia tăng được mức độ nhận biết thương hiệu, giới thiệu sản phẩm mới, thông báo chương trình khuyến mãi, uốn nắn nhận thức của khách hàng,.... 

Bước 3: Xây dựng thông điệp truyền thông 

Hiện nay, khách hàng hầu như đều bị quá tải do số lượng thông điệp nhắm vào tâm trí họ ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, để mở ra cho mình một cơ hội truyền tải thông điệp tốt giữa một rừng thông điệp thì định vị tốt chính là giải pháp giúp đi sâu vào tiềm thức và suy nghĩ của khách hàng vô cùng hiệu quả.

Xây dựng thông điệp truyền thông

Xây dựng thông điệp truyền thông 

Bước 4: Đo lường hiệu quả chiến dịch 

Mỗi một hoạt động truyền thông bất kỳ đều phải đạt được những kết quả và hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể đo lường một cách chính xác nhất về hiệu quả chiến dịch truyền thông, bạn có thể tiến hành so sánh những hiệu quả mà chiến dịch truyền thông mang lại so với mục tiêu ban đầu mà mình đưa ra. Ngoài ra, bạn cũng có thể so sánh các chi phí phải bỏ ra giữa các phương tiện truyền thông để đo lường.

Bước 5: Xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng 

Để xây dựng được một chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả, bạn cần phải có được một số những hiểu biết nhất định về khách hàng và thị trường. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xác định rõ ràng thông điệp truyền tải và phương tiện truyền thông phù hợp dựa trên đặc điểm của khách hàng và thị trường tuỳ theo khả năng thực hiện của bạn.

Truyền thông marketing đang nở rộ như thế nào?

Truyền thông marketing đang trở thành một lĩnh vực ngày càng phát triển và nở rộ, đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số hiện nay. Các doanh nghiệp lớn hay cả đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ đang tìm cách để tăng khả năng tiếp cận đến khách hàng thông qua các phương tiện truyền thông trực tuyến và ngoại tuyến.

Các kênh truyền thông ngoại tuyến như quảng cáo truyền hình, radio, báo chí, tờ rơi, áp phích, billboard vẫn được sử dụng rộng rãi. Đây là các công cụ truyền thông truyền thống nhưng vẫn còn rất hiệu quả để tiếp cận đến các đối tượng khách hàng đặc biệt và nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Bên cạnh đó, các kênh truyền thông trực tuyến như website, blog, mạng xã hội, email marketing, video marketing đang ngày càng được ưa chuộng. Chúng cho phép các doanh nghiệp tiếp cận và tương tác với khách hàng của họ một cách dễ dàng, hiệu quả và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, các công ty cũng đang tập trung vào phát triển nội dung chất lượng cao và đa dạng để thu hút và giữ chân khách hàng.

Tương lai truyền thông marketing nói riêng và marketing nói chung phải đối diện với tốc độ tiến hóa nhanh chóng mặt được phát triển bởi công nghệ và nhu cầu khách hàng. Hiện nay, khi xuất hiện trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (Virtual reality) đòi hỏi doanh nghiệp cần chuyển mình thích nghi và sử dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình tiếp thị của mình. Sự thay đổi này cũng đã tạo ra bão hòa của quảng cáo kỹ thuật số, khiến các thương hiệu ngày càng gặp khó khăn trong việc loại bỏ tiếng ồn và tiếp cận đối tượng mục tiêu. Người tiêu dùng đang trở nên hiểu biết hơn trong việc bỏ qua các quảng cáo trực tuyến hay chiến dịch truyền thông và ngày càng chuyển sang các trình chặn quảng cáo để bảo vệ bản thân khỏi các thông điệp tiếp thị không mong muốn. Các thương hiệu cần tìm những cách mới và sáng tạo để tương tác với người tiêu dùng nếu muốn thành công trong bối cảnh mới này.

Bên cạnh việc sở hữu một sản phẩm chất lượng thì việc sở hữu một chiến lược truyền thông Marketing là điều cần thiết và quan trọng giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu kinh doanh theo đúng mong muốn của mình. Với những kiến thức mà Bizfly chia sẻ bạn đã hiểu thêm nữa về chiến dịch tiếp thị truyền thông và có cách tận dụng nó để xây dựng thương hiệu vững mạnh cho doanh nghiệp mình.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly