Chiến lược truyền thông là gì? Cách xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Thủy Nguyễn 31/05/2022

Xây dựng chiến lược truyền thông định hướng mọi hoạt động và hình ảnh truyền bá thông điệp của doanh nghiệp đến với cộng đồng. Một chiến lược truyền thông hiệu quả sẽ tạo ra sự tín nhiệm trong mắt khách hàng và từ đó mang lại giá trị về mặt lợi nhuận cho tổ chức.

Cùng các chuyên gia Bizfly tìm hiểu khái niệm chiến lược truyền thông là gì và quy trình xây dựng chiến lược truyền thông chuyên nghiệp. Tham khảo nội dung tại đây.

Hiểu rõ về chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông là gì? 

Chiến lược truyền thông là các kế hoạch truyền thông, phương pháp tương tác với khách hàng giúp khách hàng nhận biết được sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu. Từ đó, kích thích ý định mua sắm hay một số mục tiêu khác như tăng khả năng nhận diện, uy tín tương hiệu.

Khái niệm về chiến lược truyền thông

Chiến lược truyền thông thường được điều chỉnh và cập nhật thường xuyên để phù hợp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và nhu cầu của khách hàng.

Các thành phần của một chiến lược truyền thông

Một chiến lược truyền thông bao gồm hai công việc chính đó là chiến lược nội dung và chiến lược sử dụng phương tiện truyền thông, trong đó:

  • Chiến lược nội dung: Dựa vào định vị sản phẩm và những đặc điểm nổi bật, khác biệt của sản phẩm so với đối thủ, doanh nghiệp sẽ truyền tải thông điệp đến với khách hàng để nhằm mục đích thuyết phục họ đối với câu chuyện mà doanh nghiệp cung cấp. Các thông điệp truyền thông này sẽ được truyền tải thông qua một số hình thức hình ảnh, bao bì, âm thanh, mẫu quảng cáo...
  • Chiến lược sử dụng phương tiện truyền thông: Sau khi đã có thông điệp, nội dung và mẫu quảng cáo thì doanh nghiệp sẽ cần phải lựa chọn phương tiện truyền thông để đảm bảo truyền tải đúng đối tượng hiệu quả và chi phí hợp lý nhất.

Mọi người có thể xem thêm bài viết: Phương tiện truyền thông là gì? Lợi ích và các phương tiện truyền thông phổ biến để xem thêm phương án sử dụng phương tiện truyền thông để mang lại lợi ích cho chiến dịch truyền thông.

Quy trình các bước xây dựng chiến lược truyền thông

Khi tiến hành xây dựng chiến lược truyền thông tổng thể, doanh nghiệp cần phân tích để tìm ra mục đích chiến lược từ đó tạo ra thông điệp và xây dựng kế hoạch tốt hơn.

Bước 1: Phân khúc mục đích chiến lược

Để xây dựng chiến lược truyền thông, đầu tiên doanh nghiệp cần phải xác định rõ các phân khúc khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại bởi với mỗi một phân khúc khác nhau thì kế hoạch triển khai Marketing cũng khác nhau. Doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành tìm hiểu sự khác nhau giữa các phân khúc khách hàng hiện tại để giúp nắm bắt sở thích, tâm lý của từng nhóm khách hàng từ đó xây dựng được thông điệp truyền thông cụ thể và thuyết phục cao hơn.

Mục tiêu truyền thông phải là những con số đo lường được để nhằm mục đích đánh giá hiệu suất khi triển khai. Doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SMART để giúp xác định mục tiêu dễ dàng và chính xác hơn.

Bước 2: Thiết lập thông điệp truyền thông

Với mỗi một chiến lược truyền thông đưa ra sẽ gắn liền với một thông điệp cụ thể và rõ ràng để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng một cách tối đa. Thông qua các thông điệp truyền thông, khách hàng có thể lựa chọn hành động liên quan đến những giá trị mà thông điệp nhắc đến.

Việc tìm ra thông điệp để truyền thông để tác động đến tâm trí của khách hàng và chiếm vị trí quan trọng trong não bộ của họ là vô cùng quan trọng. Bởi khách hàng thường xuyên phải tiếp nhận quá nhiều thông điệp trong một ngày và điều này khiến cho họ bị “bội thực” thông điệp. Đôi khi để giúp định hình thương hiệu lâu trong tâm trí khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải truyền thông nhắc lại nhiều lần.

Quy trình các bước xây dựng chiến lược truyền thông

Quy trình các bước xây dựng chiến lược truyền thông

Xem thêm: Thông điệp truyền thông là gì? Cách viết thông điệp truyền thông ấn tượng

Bước 3: Lên kế hoạch triển khai và đo lường kết quả

Ở bước này, doanh nghiệp cần đi sâu vào việc trả lời các câu hỏi

  • Mục đích mà mình hướng đến khách hàng là gì ?
  • Thông điệp có đủ mạnh mẽ để tác động được đến khách hàng ?
  • Sử dụng phương pháp truyền thống hay hiện đại ?
  • Sử dụng hình thức Marketing trả phí hay miễn phí ?
  • Nên áp dụng chiến lược truyền thông trên mạng xã hội nào ?

Sau khi đã xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp, doanh nghiệp cần tiến hành triển khai và đo lường trong suốt quá trình thực hiện. Với mỗi thông điệp đưa ra được khách hàng đón nhận một cách tích cực, doanh nghiệp cần có sự đầu tư phát triển, còn với những thông điệp không đạt kết quả như mong muốn thì cần tiến hành loại bỏ hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp.

Các chiến lược truyền thông cho sản phẩm mới hiệu quả

Một số chiến lược dưới đây sẽ giúp bạn có được những ý tưởng truyền thông hiệu quả cho sản phẩm mới: 

Influencer marketing

Chiến lược này dựa trên việc sử dụng những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để quảng bá sản phẩm. Những người này có thể là những người nổi tiếng, người dùng thường xuyên đăng tải nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc những người có một lượng người theo dõi đông đảo.

Marketing nội dung 

Tiếp thị nội dung là phương pháp tập trung vào sản xuất nội dung chất lượng cao và đưa nó đến với khách hàng tiềm năng. Nội dung có thể là bài viết, video hoặc hình ảnh. Khi khách hàng tiềm năng tìm kiếm thông tin liên quan đến sản phẩm, họ sẽ tìm thấy nội dung mà bạn đã sản xuất.

Quảng cáo trên các nền tảng số 

Đây là chiến lược sử dụng quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng được lượng lớn người dùng sử dụng như Google, Facebook, Instagram, YouTube, TikTok,... Những quảng cáo này có thể là quảng cáo dạng hình ảnh, video, banner hoặc bài quảng cáo.

Livestream sản phẩm 

Chiến lược này được áp dụng phổ biến tại Việt Nam khoảng thời gian gần đây, người dùng có xu hướng tiếp cận những đoạn video được phát trực tiếp, có thể cảm nhận rõ chất lượng sản phẩm qua việc tương tác với người bán. Bạn sẽ cần có một số kỹ năng giao tiếp, khả năng nói lưu loát khi áp dụng chiến lược này. 

Chatbot trên trang web 

Chatbot được tích hợp trên trang web của bạn giúp khách hàng có thể giao tiếp và nhận được hỗ trợ khi họ cần. Chatbot có thể giúp khách hàng tìm kiếm thông tin sản phẩm, đặt hàng hoặc giải đáp các câu hỏi liên quan đến sản phẩm.

Sử dụng công nghệ thực tế ảo (AR) hoặc thực tế tăng cường (VR) 

Chiến lược này cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm trực tiếp thông qua việc sử dụng AR hoặc VR. Khách hàng có thể xem sản phẩm của bạn trên một môi trường ảo và trải nghiệm nó một cách chân thực hơn.

Các doanh nghiệp có chiến lược truyền thông nổi bật

Chiến lược truyền thông của Vinamilk

Vinamilk thực hiện một số chiến lược truyền thông chính: Tập trung truyền thông vào chất lượng sản phẩm; Sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại; Xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ. Bên cạnh đó, hãng sữa này còn tích cực thực hiện tăng cường quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước. Các chiến lược này giúp Vinamilk giữ vững bản lĩnh cạnh tranh trên thị trường khi có được niềm tin tuyệt đối từ khách hàng.

Chiến lược truyền thông của Shopee

Shopee có chiến lược truyền thông tập trung vào trải nghiệm mua sắm trực tuyến; Định vị thương hiệu; Khuyến khích sử dụng ứng dụng Shopee. Trong đó nổi bật với chiến lược khuyến khích người dùng sử dụng ứng dụng thông qua hoạt động truyền thông để khuyến khích khách hàng sử dụng ứng dụng Shopee trên điện thoại di động của họ, cập nhật thông tin về tính năng mới và cung cấp chương trình khuyến mãi đặc biệt cho người dùng ứng dụng.

Bên cạnh đó, họ tạo ra những quảng cáo quảng bá hình ảnh tích cực, lan tỏa tới lượng lớn khách hàng trên đa kênh. Những chiến lược này được Shopee lần lược thực hiện bài bản và điều chỉnh liên tục, tạo ra giá trị mới cung cấp tới người dùng. 

Chiến lược truyền thông của Vingroup

Những chiến lược giúp Vingroup khẳng định vị trí của mình trong tâm trí khách hàng không chỉ dừng lại ở các hoạt động truyền thông đa kênh, doanh nghiệp này tập trung vào thương hiệu và xây dựng câu chuyện truyền cảm hứng xoay quanh người đứng đầu - Ông Phạm Nhật Vượng nhằm khẳng định uy tín. 

Kết hợp cùng với chiến lược truyền thông tăng cường quan hệ với khách hàng, cộng đồng và chiến lược truyền thông nội bộ, Vingroup truyền tải những giá trị chất lượng tới khách hàng với cốt lõi phát triển theo tầm nhìn và sứ mệnh thương hiệu. 

Việc xây dựng chiến lược truyền thông là quan trọng với mỗi doanh nghiệp nếu muốn xây dựng và phát triển thương hiệu của mình mạnh mẽ hơn trên thị trường. Với nội dung bài viết mà Bizfly chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược truyền thông cũng như quy trình triển khai hiệu quả.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly