Ứng dụng gamification trong giáo dục: Xu hướng, lợi ích, ví dụ

Nguyễn Hữu Dũng 29/05/2024

Ứng dụng gamification trong giáo dục là phương pháp sử dụng các cơ chế và đặc điểm của trò chơi vào hoạt động giảng dạy. Điều này nhằm khuyến khích học sinh tham gia và tương tác xây dựng bài học. Để tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này, cùng theo dõi qua bài viết dưới đây của Bizfly nhé!

Xu hướng ứng dụng gamification trong giáo dục

Hiện nay, sự phổ biến của ứng dụng gamification trong giáo dục đang gia tăng nhanh chóng nhờ những lợi ích to lớn mà phương pháp này mang lại. Theo Đại học Kỹ thuật Quốc gia Athens và Đại học Thessaly Hy Lạp, Gamification giúp tạo ra một môi trường học tập thú vị và hấp dẫn cho học sinh, từ đó cải thiện hiệu quả học tập lên đến 34,57%. 

Bên cạnh đó, Gamification trong giáo dục đang phát triển song song với sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ. Điều này mang lại nhiều cơ hội mới giúp các doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm học tập của người dùng. Hơn nữa, theo hurix.com, người học ngày nay thích những thông tin ngắn gọn hơn là những bài giảng và tài liệu học tập dài dòng. Có thể thấy, việc ứng dụng gamification trong giáo dục ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thời đại kỹ thuật số. 

Ứng dụng gamification trong giáo dục là gì? 
Ứng dụng gamification trong giáo dục là gì? 

Xem thêm: Game hóa ứng dụng là gì? Lợi ích, cách áp dụng Gamification

Lợi ích của ứng dụng gamification trong giáo dục

Việc ứng dụng gamification trong giáo dục mang lại nhiều lợi ích cho cả học sinh lẫn giáo viên. Phương pháp này có thể giúp học sinh tích cực tham gia tương tác và xây dựng bài giảng. Đồng thời còn giúp tạo ra một môi trường học tập vui vẻ và sôi động. Đối với học sinh, gamification đem lại các lợi ích sau:

  • Tăng sự tương tác và xây dựng bài: Gamification trong giáo dục giúp tăng cường sự tương tác giữa học sinh với nhau và với giáo viên. Các trò chơi và hoạt động trực tuyến khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập, giúp xây dựng và củng cố kiến thức.
  • Nâng cao động lực học tập: Theo nghiên cứu của đại học Athens, gamification có thể thúc đẩy học sinh quan tâm và nhiệt tình hơn trong việc học tập lên đến 72% so với các bài học thông thường. 
  • Thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh: Đây là nơi học sinh có thể học hỏi từ nhau và phấn đấu để đạt được mục tiêu. Tính cạnh tranh tích cực này có thể thúc đẩy học sinh cố gắng hết mình.
  • Tạo ra môi trường học tập vui vẻ: Gamification làm cho việc học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn bằng cách kết hợp các yếu tố phiêu lưu, nhập vai trong trò chơi. 
  • Cải thiện kết quả học tập: Các yếu tố trong trò chơi giúp tăng cường động lực, ôn lại kiến thức cũ và tăng khả năng tập trung của học sinh. Điều này giúp cải thiện hiệu suất học tập của học sinh lên đến 34,57%.
  • Dễ dàng theo dõi tiến độ: Điều này giúp giáo viên nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của học sinh. Từ đó, giáo viên có thể điều chỉnh giáo án của mình để phù hợp với năng lực của học sinh trong lớp. 
​​​​​​​Lợi ích của ứng dụng gamification cho học sinh
​Lợi ích của ứng dụng gamification cho học sinh

Từ những lợi ích của gamification trong giáo dục, có thể thấy ứng dụng gamification là một phương pháp giảng dạy đa năng và hiệu quả. Phương pháp này không chỉ giúp cải thiện kết quả học tập cho học sinh mà còn đem đến những lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Tăng doanh thu: Bằng cách tạo ra quá trình học tập thú vị, gamification giúp tăng mức độ tương tác và động lực của người học. Từ đó làm gia tăng doanh số bán hàng và chuyển đổi cao hơn.
  • Tăng tỷ lệ giữ chân người dùng và lòng trung thành của khách hàng: Gamification có thể khuyến khích học sinh bằng cách cung cấp phần thưởng nhỏ. Điều này giúp giữ chân học sinh hơn và giảm tỷ lệ bỏ học hay từ bỏ sử dụng ứng dụng.
  • Cung cấp dữ liệu có giá trị về hành vi của người học: Các nền tảng gamification có thể theo dõi tiến trình, điểm số và hành vi của người học. Những dữ liệu này cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin về sở thích và sở trường của người dùng.
  • Cải thiện các dịch vụ sau đó và các nỗ lực tiếp thị mục tiêu: Dữ liệu thu thập được từ gamification có thể được sử dụng để cá nhân hóa trải nghiệm học tập và tiếp thị. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược tiếp thị và truyền thông hiệu quả. 
Lợi ích của ứng dụng gamification cho doanh nghiệp
Lợi ích của ứng dụng gamification cho doanh nghiệp

Yếu tố giúp tối ưu gamification trong giáo dục

Ứng dụng gamification trong học tập là một phương pháp giảng dạy mới, giúp tăng sự tương tác giữa giáo viên với học sinh. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa tiềm năng của gamification, các giáo viên cần xem xét đến các yếu tố sau:

  • Thanh tiến độ (Progress bars): Thanh tiến độ giúp học sinh tự đánh giá tình hình học tập, xác định các giai đoạn học tập cụ thể hoặc các hoạt động cần phải tập trung. Từ đó cải thiện để đạt được mục tiêu học tập của mình.
  • Huy hiệu (Badges): Dùng để ghi nhận sự tiến bộ và thành tích của học sinh. Huy hiệu có thể được trao cho việc hoàn thành một nhiệm vụ hoặc bài tập cụ thể, giúp họ cảm thấy tự hào về thành tích của mình.
  • Thử thách và các nhiệm vụ hàng ngày: Giáo viên có thể đa dạng hóa các hoạt động học tập, tăng cường sự tham gia của người học và tạo ra một môi trường học tập năng động và hấp dẫn.
  • Cấp độ (Level): Ứng dụng chia bài học thành các Level giúp học sinh được tiếp cận kiến thức phù hợp với khả năng hiện tại của mình. Ngoài ra, khi học sinh cảm thấy mình đang tiến bộ, các em sẽ được khích lệ để tiếp tục học tập và nâng cao Level học của mình. 
  • Phần thưởng: Học sinh có thể tích cực tham gia tương tác xây dựng bài, từ đó giúp các em học và hiểu bài hiệu quả hơn.
Các yếu tố giúp tối ưu gamification 
Các yếu tố giúp tối ưu gamification 

Sai lầm cần tránh khi triển khai gamification trong giáo dục

Ứng dụng gamification trong giáo dục có những tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên, các giáo viên khi sử dụng phương pháp này cũng cần lưu ý một số điều sau để tránh gây ra tác động tiêu cực trong quá trình giảng dạy. 

  • Cơ chế trò chơi quá phức tạp: Nếu cơ chế trò chơi quá phức tạp, học sinh có thể sẽ mất tập trung vào mục tiêu học tập chính mà thay vào đó là cố gắng tìm ra cách để chơi trò chơi. Điều này có thể gây xao nhãng và giảm độ tập trung của học sinh vào bài giảng.
  • Thiếu mục tiêu học tập rõ ràng: Gamification nên được sử dụng để hỗ trợ các mục tiêu học tập cụ thể. Nếu không có mục tiêu học tập rõ ràng, trò chơi có thể trở nên vô nghĩa và không hiệu quả.
  • Tập trung quá nhiều vào phần thưởng: Phần thưởng có thể là một động lực tốt, nhưng không nên trở thành trọng tâm của gamification. Nếu học sinh quá tập trung vào việc nhận phần thưởng. Điều này có thể vô tình tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh giữa các học sinh.
  • Bỏ qua phản hồi: Phản hồi là rất quan trọng để giúp học sinh hiểu được tiến trình của mình và cải thiện kết quả học tập. Nếu gamification không cung cấp phản hồi thường xuyên, học sinh có thể không biết được mình điểm mạnh và yếu điểm cần cải thiện của bản thân. 
Một số lưu ý cần tránh khi ứng dụng gamification
Một số lưu ý cần tránh khi ứng dụng gamification

Ví dụ ứng dụng gamification trong giáo dục thành công

Bằng cách bổ sung các yếu tố cạnh tranh và phần thưởng đi kèm. Nhiều trò chơi giáo dục đã chứng minh được những hiệu quả to lớn trong việc cải thiện kết quả học tập của học sinh. Dưới đây là 5 ứng dụng gamification trong đào tạo phổ biến hiện nay:

Quizlet

Quizlet là một nền tảng học tập trực tuyến dựa trên thẻ nhớ cho phép học sinh tạo và chia sẻ các bộ thẻ nhớ. Với Quizlet, người dùng có thể tạo các bộ thẻ nhớ tùy chỉnh của riêng mình. Mỗi thẻ nhớ bao gồm một câu hỏi hoặc thuật ngữ ở mặt trước và câu trả lời hoặc định nghĩa ở mặt sau. Học sinh có thể thêm hình ảnh, âm thanh và các yếu tố trực quan khác để giúp họ nhớ thông tin tốt hơn.

Hình ảnh minh họa ứng dụng Quizlet
Hình ảnh minh họa ứng dụng Quizlet

Duolingo

Duolingo cung cấp các bài học theo dạng trò chơi giáo dục hấp dẫn, cùng các nhân vật thú vị. Người học sẽ hoàn thành các bài học giống như đang thực hiện các nhiệm vụ chạy ải trong game. Với sự kết hợp giữa gamification với nội dung học tập hiệu. Duolingo trở thành một trong những ứng dụng học ngôn ngữ phổ biến nhất, giúp mọi người có thể tiếp cận ngôn ngữ mới một cách dễ dàng.

Hình ảnh minh họa của Duolingo
Hình ảnh minh họa của Duolingo

Minecraft

Minecraft là một nền tảng Blended learning xây dựng thế giới mở cho phép học sinh khám phá, xây dựng và tương tác với thế giới kỹ thuật số. Ngày nay, nhiều trường phổ thông đã sử dụng Minecraft để dạy các môn như toán học, vật lý, khoa học và kỹ thuật. Việc này giúp các em dễ tiếp cận với các môn khoa học và khơi gợi sự hứng thú trong các em. 

Ứng dụng Minecraft trong giáo dục
Ứng dụng Minecraft trong giáo dục

Classcraft

Classcraft là một nền tảng Engagement trong giáo dục toàn lớp học. Nền tảng này biến lớp học thành một trò chơi nhập vai. Học sinh được phân công đóng các vai trò khác nhau, kiếm điểm kinh nghiệm và lên cấp khi hoàn thành các nhiệm vụ và thể hiện hành vi tích cực. Với Classcraft, việc học sẽ trở thành một cuộc phiêu lưu kỳ thú đợi các em tìm tòi và khám phá.

Ứng dụng Classcraft trong giáo dục
Ứng dụng Classcraft trong giáo dục

Kahoot!

Kahoot! là một nền tảng Edtech giải đố, tạo nên một không gian chơi đầy tính cạnh tranh. Nền tảng này giúp giáo viên tạo ra các câu đố tương tác và hấp dẫn để học sinh có thể trả lời bằng thiết bị của riêng mình. Các câu đố có thể được tùy chỉnh để phù hợp với bất kỳ chủ đề hoặc cấp độ học tập nào. Điều này giúp Kahoot trở nên linh hoạt cho nhiều chủ đề học khác nhau.

Hình ảnh minh họa ứng dụng Kahoot
Hình ảnh minh họa ứng dụng Kahoot

Ứng dụng gamification trong giáo dục đã trở thành một xu hướng được nhiều quốc gia trên thế giới công nhận. Bằng cách kết hợp các cơ chế trò chơi vào hoạt động học tập. Gamification đã làm cho việc học trở nên thú vị và hấp dẫn hơn. Đừng quên theo dõi Bizfly để đón đọc thêm nhiều bài học hay và hữu ích khác nhé!

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly