Game hóa ứng dụng - App Gamification là giải pháp xây dựng mối liên hệ gắn bó giữa người dùng và app. Đồng thời, tăng khả năng cạnh tranh để ứng dụng chinh phục thị trường. Cùng Bizfly tìm hiểu về lợi ích và cách áp dụng game hóa ứng dụng và những ví dụ cụ thể trong bài sau.
App Gamification (game hóa ứng dụng) là phương pháp tích hợp, triển khai các yếu tố trò chơi vào trong ứng dụng di động để thu hút sự tham gia và kích thích người dùng mở hoặc quay lại app, đồng thời tối ưu hóa cho các chỉ số KPI quan trọng của ứng dụng như: tỷ lệ duy trì, số phiên, tỷ lệ rời bỏ, tỷ lệ hoàn vốn dựa trên chi phí quảng cáo (ROAS),...
Một chu kỳ của game hóa app thường hình thành dựa theo chuỗi hành động gồm: Kích hoạt => thúc đẩy hành động => đổi phần thưởng, tiền thưởng,... => thông báo, kêu gọi và lôi kéo người dùng tiếp tục sử dụng. Nhờ App Gamification, ứng dụng sẽ tăng lưu lượng truy cập và tương tác lên đáng kể.
Một số kiểu game hóa ứng dụng phổ biến và mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay bao gồm: Tích điểm đổi thưởng, thu thập huy hiệu, theo dõi biểu đồ hiệu suất, thi đua bảng điểm hoặc bảng xếp hạng, làm nhiệm vụ vượt cấp, thanh toán tiền tệ,... Mỗi một loại game sẽ mang lại trải nghiệm riêng và phù hợp với loại ứng dụng riêng. Do đó, doanh nghiệp nên thiết kế App Gamification dựa trên hành vi người dùng và UX.
App Gamification là phương pháp triển khai các yếu tố trò chơi tích hợp trên ứng dụng
Tích hợp trò chơi không chỉ góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển và gia tăng mức độ ảnh hưởng cho ứng dụng mà cách làm này còn mang lại nhiều lợi ích khác như:
Nếu game hóa app được triển khai lâu dài, chúng sẽ trở thành một thói quen giúp ứng dụng xây dựng lượng khách hàng trung thành khổng lồ
Để tích hợp game hóa vào ứng dụng, bạn cần vận dụng một số vấn đề tâm lý học cơ bản để thu hút người dùng. Hãy đảm bảo rằng người dùng được tưởng thưởng bằng cảm giác đạt được thành tích. Điều này thúc đẩy họ quay lại ứng dụng và tận hưởng việc sử dụng ứng dụng lâu hơn.
Ngoài ra, việc triển khai các yếu tố game hóa vào ứng dụng không yêu cầu bạn phải thiết kế lại toàn bộ sản phẩm của mình. Bạn có thể phát triển và tích hợp App Gamification như một tính năng bổ sung. Để tăng cường tương tác giữa người dùng và ứng dụng, bạn có thể áp dụng một số cách sử dụng App Gamification như sau:
Game hóa ứng dụng sẽ mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh và cho phép bạn đạt được các mục tiêu tăng trưởng của mình
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng đã ứng dụng thành công giải pháp App Gamification. Dưới đây là một số ví dụ tiêu biểu:
Shopee: App thương mại điện tử Shopee ngoài cung cấp dịch vụ mua bán còn tích hợp thêm nhiệm vụ như: tưới cây, chơi trò chơi, làm nhiệm vụ theo hướng dẫn, chia sẻ đến bạn bè thông qua mạng xã hội,... Người dùng sẽ được tặng xu sau khi nhiệm vụ hoàn thành. Xu này có thể dùng để giảm giá khi mua sắm trên Shopee.
Game trồng cây nhận xu trên ứng dụng Shopee
Duolingo: Ứng dụng học ngôn ngữ Duolingo là nền tảng phát triển App Gamification rất thành công. Để khuyến khích người dùng sử dụng app thường xuyên, Duolingo thiết kế bảng xếp hạng thành tích theo dạng tích điểm. Cụ thể, sau khi hoàn thành bài học và vượt cấp kỹ năng, học viên sẽ được cộng điểm và gia tăng thứ hạng trên bảng thành tích. Học viên còn nhận được tiền ảo để mua sắm trên cửa hàng ảo của ứng dụng.
Ví dụ về game hóa trên ứng dụng Duolingo
Có thể thấy, App Gamification chính là giải pháp tuyệt vời để gia tăng tương tác và tỷ lệ truy cập của người dùng cho ứng dụng. Hy vọng với những thông tin mà Bizfly đã chia sẻ, doanh nghiệp sẽ có thể tạo ra tiềm lực phát triển vững vàng cho sản phẩm của mình với App Gamification.
>> Cá nhân hóa ứng dụng là gì? 8 mẹo tăng tương tác ứng dụng nhờ cá nhân hóa