Trong thời đại công nghệ 4.0 với “ma trận” ứng dụng trên thiết bị thông minh, sự có mặt của Mini App nổi lên như một phương thức nhanh chóng, đáng tin cậy, ít rủi ro và mang lại lợi nhuận cho các thương hiệu để thu hẹp khoảng cách giữa giao dịch online và offline.
Vậy Mini App là gì? Và ưu nhược điểm của Mini App như thế nào? Hãy cùng Bizfly tìm hiểu chi tiết qua bài viết này.
Mini App là gì?
Mini App nghĩa là ứng dụng nhỏ (hay ứng dụng con) về bản chất nó là một ứng dụng được phát triển để chạy trên nền tảng của một ứng dụng khác (ứng dụng nền tảng này còn được gọi là ứng dụng chủ hay app chủ). Khi số lượng Mini App đủ lớn tạo thành một hệ sinh thái phục vụ đa dạng nhu cầu hàng ngày của người dùng, thì những ứng dụng chủ này có thể được gọi là siêu ứng dụng (Super App).
Ví dụ: Ứng dụng ShopeeFood là một Mini App trên ứng dụng Shopee hoặc các ứng dụng như Pizza Hut, Giao hàng Ahamove, Booking Care cũng là các Mina App trên nền tảng của ứng dụng MoMo.
MoMo là một trong những "ông lớn" tiên phong trong việc áp dụng Mini App vào hệ sinh thái
Hiện nay, có 3 loại hình Mini App phổ biến nhất thường được phát triển đó là:
- Mini App trên các siêu ứng dụng mạng xã hội (Social). Ví dụ như: Zalo, Facebook, TikTok,...
- Mini App trên các siêu ứng dụng thương mại điện tử (E-Commerce). Ví dụ: Shopee, Tiki, Lazada,...
- Mini App trên các siêu ứng dụng tài chính (Finance): MoMo, VNPay, ZaloPay,...
Xem thêm: Ứng dụng của bên thứ ba là gì? Phân loại và đối tượng sử dụng
Những ưu, nhược điểm của Mini App
Là một ứng dụng nhỏ chạy trên nên tảng của siêu ứng dụng, Mini App sẽ có cho mình những ưu điểm và nhược điểm riêng so với Native App hoặc Hybrid App. Cụ thể như sau:
Ưu điểm của Mini App
- Không mất phí đăng ký trên app chủ: Các siêu ứng dụng như MoMo, Tiki, Shopee, Lazada, Zalo đều cho phép các thương hiệu khác đăng ký miễn phí. Doanh nghiệp chỉ phải chi trả cho đội ngũ IT in-house hoặc các đơn vị outsource để phát triển Mini App.
- Tiết kiệm thời gian, chi phí phát triển: Mini App có hệ thống framework đơn giản và các APIs hữu ích, giúp lập trình viên triển khai ứng dụng nhanh chóng với ngân sách tiết kiệm.
- Tận dụng hệ sinh thái sẵn có của siêu ứng dụng: Tận dụng hệ sinh thái sẵn có của siêu ứng dụng là một trong những ưu điểm lớn nhất của Mini App. Hệ sinh thái này thường bao gồm những tiện ích: thanh toán, giao hàng, quảng bá chiến dịch, trải nghiệm tương tác, chat với người bán,... Doanh nghiệp chỉ cần tập trung phát triển ứng dụng của mình cho thật mượt mà, dễ sử dụng.
- Đem lại trải nghiệm mua sắm tuyệt vời cho khách hàng: Mini App làm cho việc mua sắm trở nên thú vị và thuận tiện hơn đối với khách hàng. Nhờ hệ sinh thái có sẵn từ Super App, người dùng có được trải nghiệm liền mạch từ lựa chọn, giao dịch, thanh toán, theo dõi đơn hàng, hỗ trợ từ đội ngũ chăm sóc khách hàng,... Nhà phát triển sẽ không cần phải xây dựng quy trình từ đầu. Từ đó khuyến khích khách hàng mua sắm và tăng tỉ lệ quay lại mua hàng trên Mini App.
- Cơ hội tiếp cận và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng: Hiện Facebook sở hữu tới 76 triệu người dùng Việt Nam, trong khi đó Zalo duy trì được con số ấn tượng 65 triệu Users. Tính đến cuối Q3/2021, Momo có khoảng 28 triệu người dùng. Ứng dụng trên các nền tảng thương mại điện tử, cụ thể là Shopee là 63,7 triệu lượt truy cập, trong khi Tiki và Lazada lần lượt đạt 19 và 18 triệu lượt truy cập. Những con số “biết nói” ở trên cho thấy sức mạnh và lợi ích khổng lồ mà Mini App mang lại. Nhiều doanh nghiệp nhanh chóng gặt hái được giá trị cả về thương hiệu lẫn tài chính chỉ sau vài năm khởi tạo app.
- Mini App có thể “tách ra” nếu đã đủ lớn mạnh: Mini App có thể đóng vai trò như một “bước thử” của doanh nghiệp khi mới bắt đầu tiến vào thị trường. Khi cảm thấy sản phẩm của đã đủ hoàn thiện, có lượng khách hàng tương đối ổn định và có tham vọng lớn hơn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự xây dựng nền tảng app riêng hoặc phát triển thành siêu ứng dụng.
Mini App có nhiều ưu điểm riêng so với Native App hoặc Hybrid App
Nhược điểm của Mini App
- Có rất ít nhà phát triển: Mini App vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, do đó không có quá nhiều đơn vị có thể tự phát triển ứng dụng này. Hầu hết các doanh nghiệp đều phải tìm kiếm đội ngũ IT outsource để xây dựng Mini App cho riêng mình. Dù vậy, nguồn lực khan hiếm cũng là yếu tố tiềm năng để các nhà phát triển làm “bàn đạp” vươn mình trỗi dậy trong tương lai.
- Không nắm quyền kiểm soát dữ liệu: Khi phát hành Mini App, doanh nghiệp đánh đổi thất thoát dữ liệu khách hàng cho các “ông lớn” vì toàn bộ code và dữ liệu được lưu trữ trên Super App.
- Chưa thể hiện được cá tính của thương hiệu: Mini App vẫn phải tuân thủ các tiêu chuẩn nhất định do Super App đặt ra về Framework, API, giao diện đồ họa người dùng,... để duy trì giao diện nhất quán với ứng dụng chủ. Điều này có thể cung cấp cho người dùng trải nghiệm liền mạch nhưng không tạo ra nhiều sự khác biệt cho thương hiệu.
Doanh nghiệp có nên đầu tư vào Mini App?
Từ những so sánh và phân tích ở trên, nhìn chung Mini App là bước đệm hoàn hảo cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tham gia thị trường thương mại điện tử để gặt hái những lợi ích từ siêu ứng dụng (Super App). Tuy nhiên, những hạn chế về đội ngũ kỹ thuật, dữ liệu người dùng và định vị thương hiệu cũng cần được xem xét và cân nhắc trước khi đưa ra bất kỳ quyết định cuối cùng nào.
Mini App mang tới nhiều lợi thế kinh doanh xong vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế về việc kiểm soát dữ liệu
Bài viết trên đây, Bizfly đã chia sẻ cho bạn hiểu Mini App là gì? Những ưu nhược điểm của Mini App để doanh nghiệp có lựa chọn tốt nhất trước khi đầu tư vào Mini App.
Ngoài ra, nếu bạn đang có dự định tạo một ứng dụng để nâng cao thương hiệu, tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp của mình, hoặc có nhu cầu thiết kế lại ứng dụng cũ,... Bạn có thể tham khảo Dịch vụ thiết kế app của Bizfly hoặc liên hệ SĐT 1900 6364 65 để được tư vấn nhanh chóng, hoàn toàn miễn phí.