Tỷ lệ duy trì ứng dụng là chỉ số cần được doanh nghiệp chú trọng bởi nó có tầm ảnh hưởng nhất định đến thời gian sử dụng app của khách hàng. Có rất nhiều cách giúp tăng tỷ lệ này giúp chiến lược mobile app marketing đạt hiệu quả. Bài viết dưới đây, Bizfly sẽ chỉ ra 13 cách tăng tỷ lệ duy trì ứng dụng, giúp doanh nghiệp giữ chân người dùng tối ưu.
Tỷ lệ duy trì của app (Retention Rate) là khái niệm chỉ phần trăm người dùng sử dụng app sau một khoảng thời gian tải app. Thông thường, thời gian để có đánh giá chính xác thường rơi vào khoảng 1-10 ngày. Khi người dùng sử dụng ứng dụng càng lâu, mức độ uy tín cũng như doanh số mang về càng cao và ngược lại.
Việc khách hàng có tỷ lệ duy trì cao cũng cho thấy ứng dụng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mang lại trải nghiệm tích cực. Trường hợp tỷ lệ này thấp thì doanh nghiệp nên xem lại ứng dụng và cải thiện nó trở nên tốt hơn.
Tỷ lệ duy trì ứng dụng - Mobile App Retention Rate
Tỷ lệ duy trì trung bình của ứng dụng là thời gian người dùng sử dụng app được tính trong khoảng 1 tháng. Đây là mốc thời gian đủ để đưa ra đánh giá về hiệu quả của ứng dụng có phù hợp với nhu cầu của người dùng hay không. Trường hợp thời gian duy trì trung bình của ứng dụng giảm, doanh nghiệp cần thực hiện các phương pháp tối ưu nhằm mục đích giữ chân người dùng.
Tỷ lệ duy trì lý tưởng đối với mobile app có sự phân tách rõ rệt giữa Android và iOS. Cụ thể, ở ngày đầu tiên, Android là 25% còn iOS là 28%, ngày 30 Android là 6% còn iOS là 7%. Số liệu này được tính theo hiệu suất trung bình của tất cả các ngành trong quý 1 năm 2022.
Nhìn chung, với các ứng dụng ở bất kì lĩnh vực nào duy trì giữ chân người dùng ở con số này đều được coi là khá thành công.
Tỷ lệ duy trì lý tưởng cho mobile app
Theo thống kê và phân tích giữa các ngành, có 3 danh mục app mang tỷ lệ duy trì cao nhất hiện nay về giữ chân người dùng: Đầu tiên là danh mục xã hội, liên tiếp đứng vị trí đầu của cả Android và iOS. Tiếp đến là danh mục tài chính & kinh doanh đạt tỷ lệ duy trì cao thứ hai. Cuối cùng là danh mục game dành riêng cho ứng dụng của Ios về tỷ lệ duy trì người dùng.
Ngoài ra, danh mục du lịch cũng chiếm vị trí khá cao. Điều này cho thấy hiện tại các chiến dịch du lịch đang có hướng đi đúng và được nhiều người dùng quan tâm.
Thời gian đầu tiên từ ngày 0-1 là khoảng thời gian quyết định người dùng có tiếp tục sử dụng app hay không. Do đó, doanh nghiệp cần ưu tiên giai đoạn giới thiệu để tập trung vào trải nghiệm ban đầu của người dùng.
Ấn tượng đầu tiên luôn chiếm vị trí quan trọng và doanh nghiệp cần thu hút khách hàng ngay từ những tương tác đầu tiên. Thông điệp đưa ra cần trực quan, sinh động và chứa thông tin khách hàng cần, cho họ xem những lợi ích khi sử dụng app.
Tập trung vào trải nghiệm ban đầu của người dùng
Để đưa ra nhận định đúng đắn về tính hiệu quả của ứng dụng, doanh nghiệp cần theo dõi và đánh giá những chỉ số, dữ liệu càng sớm càng tốt. Điều này sẽ giúp đo lường hiệu suất và xác định chiến dịch đã có hiệu quả hay chưa. Từ đó có những điều chỉnh kịp thời để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Thử nghiệm beta là một hình thức giúp doanh nghiệp đánh giá phản ứng của khách hàng trước khi đưa vào hoạt động chính thức. Những phản hồi ban đầu này sẽ trở thành tài liệu quý giá để doanh nghiệp có những điều chỉnh phù hợp hoặc khắc phục lỗi phát sinh. Từ đó tăng tỷ lệ người dùng sử dụng app và duy trì ứng dụng.
Soft launch được định nghĩa là quá trình ra mắt một bản phát hành xem trước của sản phẩm. Đối với mobile app, Soft Launch là một hình thức thử nghiệm, đánh giá đồng thời tối ưu hóa hiệu suất sử dụng app. Hình thức thử nghiệm này thường diễn ra trên phạm vi nhỏ trước khi công bố rộng rãi và hoạt động app ở khu vực lớn hơn.
Đây cũng là cách hiệu quả để doanh nghiệp đánh giá hoạt động ổn định của app và nhận về phản hồi của người dùng để có sự thay đổi cho phù hợp.
Soft Launch giúp doanh nghiệp đánh giá hoạt động ổn định của app và nhận về phản hồi của người dùng để có sự thay đổi phù hợp
Trở ngại đối với tỷ lệ duy trì là những trải nghiệm mang lại cảm giác khó chịu đối với khách hàng khi sử dụng ứng dụng. Hoạt động này giúp tăng tỷ lệ duy trì ứng dụng lên cao bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra điểm cần thay đổi nhằm mục đích phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.
Khi chỉ số phân tích cho thấy một lượng lớn khách hàng thoát khỏi ứng dụng vào cùng một thời điểm thì doanh nghiệp cần thay đổi ứng dụng của mình.
Sản phẩm và hoạt động marketing có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi sản phẩm sẽ có một hình thức truyền thông riêng và nó phải phù hợp với nhau. Không phải chiến dịch marketing có hiệu quả bất kì sẽ phù hợp với mọi sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp không nên vì mục đích tạo ấn tượng, thu hút người dùng mà quảng cáo không đúng thực tế, sai mục đích khiến khách hàng có trải nghiệm không tốt và thoát ứng dụng nhanh chóng.
Doanh nghiệp cần đảm bảo sự phù hợp giữa sản phẩm và hoạt động marketing
Thông điệp tái kết nối là nội dung quảng cáo về sản phẩm của doanh nghiệp được nhiều người dùng quan tâm. Khi mọi người thu được tệp khách hàng quan tâm từ những mẫu quảng cáo có hiệu quả, hãy gửi thêm nhiều thông điệp để họ ra quyết định nhanh chóng.
Onboarding là một bước quan trọng khiến khách hàng duy trì ứng dụng trong thời gian dài. Để giữ chân người dùng, doanh nghiệp cần đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng giúp trải nghiệm của họ được thoải mái và dễ dàng. Các tiêu chí cần lưu ý bao gồm:
Tối ưu ASO bao gồm tất cả những điều chỉnh nhằm tăng tỷ lệ duy trì ứng dụng và tối ưu thứ hạng app trên điện thoại. Việc làm này giúp cung cấp những thông tin minh bạch, hữu ích cho người dùng khi họ quyết định tải app về điện thoại.
Những hoạt động ASO bao gồm: tối ưu tên, mô tả, từ khóa, biểu tượng, ảnh chụp màn hình, hướng dẫn sử dụng app. Khi hoàn thiện được ASO, lượng truy cập từ người dùng app sẽ tăng lên và tăng tỷ lệ chuyển đổi rõ rệt.
Cá nhân hóa là hình thức doanh nghiệp sử dụng dữ liệu của người dùng để đưa ra những đề xuất đáp ứng nhu cầu cụ thể của từng đối tượng. Nghĩa là app sẽ có những điều chỉnh, thay đổi mang tính cá nhân theo từng đối tượng người dùng. Điều này sẽ giúp tăng tỷ lệ duy trì ứng dụng lên rất nhiều bởi khi khách hàng được chăm sóc theo đúng những gì họ cần, từ đó, sẽ gắn bó với ứng dụng lâu dài.
Mỗi khách hàng mục tiêu có một nhu cầu khác nhau, do vậy ứng dụng cần được cá nhân hóa cho người dùng
Xem thêm: Cá nhân hóa ứng dụng là gì? 8 mẹo tăng tương tác ứng dụng nhờ cá nhân hóa
Email Marketing là phương tiện để doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng với chi phí tối ưu. Thông qua việc lập danh sách khách hàng, doanh nghiệp có thể phân chia đối tượng và nhắc nhở họ truy cập ứng dụng khi có các chương trình nổi bật. Cách làm này cũng có tác dụng tăng tỷ lệ duy trì ứng dụng mà không khiến khách hàng cảm thấy phiền toái.
In-app messaging cũng là phương pháp thu hút người dùng doanh nghiệp có thể tham khảo. Theo thống kê, tỷ lệ giữ chân người dùng có thể tăng lên hơn 60% sau ngày 28. Hãy tạo ra những thông điệp thú vị, thu hút và hài hước khiến khách hàng buộc phải quay trở lại app.
Push Notification là thông báo được gửi đến thiết bị người dùng sử dụng app. Đây là cách hiệu quả để thúc đẩy người dùng vào app, tăng thời gian sử dụng ứng dụng và giữ chân họ. Tùy vào danh mục ứng dụng mà hiệu quả mang lại sẽ khác nhau, trong đó, nổi bật nhất phải là nền tảng mạng xã hội, tin tức và thương mại điện tử.
Tận dụng thông báo đẩy trên ứng dụng nhằm thu hút người dùng truy cập app
Trên đây, Bizfly đã chia sẻ 13 cách tăng tỷ lệ duy trì ứng dụng giúp chiến lược mobile app marketing của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Với những phân tích chuyên sâu này, hy vọng doanh nghiệp sẽ có một chiến lược marketing thành công và đạt được doanh số như mong đợi.