Tỷ lệ chuyển đổi app là gì? 6 cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho ứng dụng của bạn

Thủy Nguyễn 22/02/2023

Với hơn 4,7 triêu ứng dụng trên Apple App Store và hơn 2,6 triệu ứng dụng Google Play Store (theo thống kê của Statista năm 2022), thì việc làm sao để ứng dụng được chú ý và tải xuống là một thách thức lớn đối với các nhà phát triển app. Tối ưu hoá ứng dụng nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi sẽ là giải pháp hàng đầu cho vấn đề này.

Trong bài viết này, Bizfly sẽ chia sẻ cho bạn 6 cách nhằm tối ưu hoá và tăng chuyển đổi cho ứng dụng trên Apple App Store và Google Play Store. Cùng theo dõi ngay dưới đây.

Tỷ lệ chuyển đổi app là gì?

Tỷ lệ chuyển đổi app là tỷ lệ phần trăm (%) số lượt tải xuống (cài đặt) ứng dụng của người dùng trên số lần hiển thị của ứng dụng đó tại các cửa hàng ứng dụng Apple App Store và Google Play Store, hoặc lượt xem trang sản phẩm trên cửa hàng ứng dụng.

Công thức tính tỷ lệ chuyển đổi ứng dụng đó là: Tỷ lệ chuyển đổi app (%) = Số lượt tải (cài đặt) / Số lần hiển thị x 100(%).

Ví dụ: Nếu có 1000 người dùng truy cập trang sản phẩm và 100 người trong số đó cài đặt ứng dụng, thì tỷ lệ chuyển đổi app là (100: 1000)x 100= 10%. Đây là chỉ số về tỷ lệ phần trăm được sử dụng phổ biến nhất, nhằm đo lường mức độ hiệu quả của trang sản phẩm trong việc thúc đẩy người dùng cài đặt ứng dụng.

Công thức phổ biến tính tỷ lệ chuyển đổi app

Công thức phổ biến tính tỷ lệ chuyển đổi app

Xác định tỷ lệ chuyển đổi app theo nguồn traffic

Tuỳ thuộc vào nguồn traffic (lưu lượng của người dùng), người ta có thể xác định tỷ lệ chuyển đổi ứng dụng từ nguồn traffic, cụ thể gồm có:

  • Referral traffic (lưu lượng truy cập từ nguồn Giới thiệu): Đây là nguồn người dùng truy cập trực tiếp vào trang sản phẩm app từ các cửa hàng ứng dụng hoặc website thông qua quảng cáo trên điện thoại. Từ đó, tạo ra tỷ lệ chuyển đổi là số lượt app hiển thị hoặc được người dùng tiếp xúc và số lượt người dùng đã download app từ lượt giới thiệu. 
  • Search traffic (lưu lượng truy cập từ nguồn Tìm kiếm): Người dùng nhìn thấy app của bạn nhờ việc search từ khóa trên công cụ tìm kiếm trong cửa hàng Apple App Store và Google Play Store. Hành trình cụ thể của loại truy cập này như sau: Tìm kiếm app bằng từ khóa => Xem tất cả các kết quả tìm kiếm được hiển thị => Truy cập vào trang sản phẩm => Quyết định cài đặt hoặc rời đi.
  • Browse traffic (lưu lượng truy cập từ nguồn Trình duyệt): Người dùng sẽ truy cập vào trang sản phẩm thông qua: Bảng xếp hạng danh mục, ứng dụng nổi bật, ứng dụng phổ biến, danh mục đứng đầu, trò chơi hàng đầu,... được hiển thị trên cửa hàng ứng dụng. Sau đó, người dùng sẽ click vào trang sản phẩm đầy đủ để tham khảo, cuối cùng là cài đặt.

Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi sẽ giúp nhà phát triển nắm được kết quả và mức độ thành công của các chiến dịch quảng cáo app, để tối ưu ASO hoặc đưa ra các kế hoạch cải thiện chất lượng ứng dụng,...

Chuyển đổi ứng dụng từ nguồn search traffic

Chuyển đổi ứng dụng từ nguồn search traffic - Người dùng tìm kiếm trên cửa hàng ứng dụng, truy cập vào trang sản phẩm và thực hiện hành động chuyển đổi

Xem thêm: 11 bí quyết tăng lượt tải app trên chợ ứng dụng cho doanh nghiệp

Tỷ lệ chuyển đổi của app bao nhiêu là tốt?

Theo nghiên cứu của AppTweak năm 2022 tỷ lệ chuyển đổi trung bình trên các danh mục ở Mỹ là 31% trên App Store và 33% trên Google Play. Trong đó, những ứng dụng có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất trên 60% tại App Store là các ứng dụng thời tiết, trò chơi - câu đố, sách, ảnh - video, tiện ích. Và những ứng dụng có tỷ lệ chuyển đổi thấp nhất thuộc về các game đánh bài với chỉ 2,9%.

Trên Google Play Store, những ứng dụng có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất theo AppTweak là ứng dụng về du lịch & địa phương (60,2%), ứng dụng nhà cửa (52,6%), trò chơi & âm nhạc (51,2%) và ứng dụng xã hội (50,8%). Ứng dụng có tỷ lệ chuyển đổi thấp nhất là các ứng dụng về phong cách sống (10,8%).

Có thể thấy, tỷ lệ chuyển đổi ứng dụng theo từng ngành là khác nhau. Do đó, để xác định được tỷ lệ chuyển đổi của app bao nhiêu là tốt thì bạn cần khảo sát tỷ lệ chuyển đổi trung bình chung của ngành và của đối thủ. Ngoài ra, vị trí địa lý, quốc gia, xu hướng người dùng,... cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ chuyển đổi của ứng dụng.

Tất nhiên, tỷ lệ chuyển đổi càng cao sẽ càng tốt, nhưng bạn cần so sánh một cách tổng thể để xác định là tỷ lệ này sẽ cao hay thấp ở trong khoảng nào.

Biểu đồ tỷ lệ chuyển đổi các loại ứng dụng trên App Store

Biểu đồ tỷ lệ chuyển đổi các loại ứng dụng trên App Store (Số liệu của AppTweak năm 2022)

6 cách hiệu quả giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho ứng dụng

Cách 1: Tối ưu hoá ứng dụng

Để tạo ra chuyển đổi thì trước hết ứng dụng cần phải có biểu tượng nổi bật, giao diện thu hút, chức năng ưu việt và thao tác mượt mà. Do đó, bước tối ưu hoá ứng dụng là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Dưới đây là những phần quan trọng nhất mà nhà phát triển cần quan tâm:

  • Biểu tượng ứng dụng (icon app): Biểu tượng ứng dụng là nguyên tố đầu tiên tiếp xúc với người dùng để tạo ra sức hút lôi kéo họ truy cập vào trang sản phẩm. Do đó, icon app cần phải nổi bật, thu hút và có thiết kế trực quan dễ hiểu.
  • Ảnh chụp màn hình: Phần ảnh chụp màn hình ứng dụng nên ưu tiên sắp xếp theo dạng câu chuyện hoặc thứ tự hấp dẫn. Những phần tính năng quan trọng nên được xếp ở vị trí đầu tiên, ảnh phải sắc nét, nổi bật và thu hút.
  • Video sản phẩm: Phần video giới thiệu app nên được làm có độ ngắn vừa phải, nội dung kể chuyện hấp dẫn lôi cuốn để người dùng cảm nhận được toàn bộ hành trình cần trải qua khi sử dụng app.

Để tối ưu ứng dụng, bạn cần nghiên cứu và nắm rõ các yêu cầu kỹ thuật trên cửa hàng ứng dụng App Store và Google Play để triển khai các kế hoạch phù hợp. Ngoài ra, bạn nên theo dõi thường xuyên các update của đối thủ cạnh tranh để lựa chọn những điểm tốt và học hỏi từ đó.

Cách 2: Tối ưu metadata để nhận dạng từ khoá trực quan

Tối ưu hóa từ khóa là một bước quan trọng để đưa ứng dụng của bạn đến với những người phù hợp. Nhưng việc hiểu cách người dùng tìm kiếm một ứng dụng cũng là điều quan trọng cần ghi nhớ khi tạo metadata của bạn. Tối ưu metadata để tạo ra nhận dạng từ khóa trực quan giúp thuật toán cửa hàng ứng dụng hiển thị app với những người phù hợp. Cụ thể như sau: 

  • Tối ưu từ khóa ở các vị trí quan trọng trong phần mô tả như: tiêu đề, phụ đề,... Thông qua đó, người dùng có thể nhận ra toàn bộ tính năng và mục đích chính mà app muốn gửi gắm.
  • Bao hàm đầy đủ từ khóa liên quan đến giá trị của ứng dụng. Những vị trí quan trọng nhất cần phải chứa loại keyword này bao gồm: tiêu đề, đoạn mở đầu, đoạn chức năng,... Tốt hơn hết là nên trải đều từ khóa trong phần mô tả. 
  • Tối ưu CTA (kêu gọi hành động) một cách tinh tế trong phần tiêu đề, đoạn mô tả và đoạn kết để khuyến khích người dùng thực hiện hành động cụ thể với ứng dụng. Những CTA này có thể là: mời gọi download, khuyến khích người dùng chia sẻ quảng bá ứng dụng,...
  • Tối ưu từ khóa mang tính chất quảng cáo tính năng, mục đích của ứng dụng,... với người dùng.
  • Tối ưu các từ khóa hỗ trợ nhận dạng trực quan ứng dụng trong phần chú thích ảnh chụp màn hình. 

Cách 3: Theo dõi các đánh giá và xếp hạng của người dùng

Theo dõi và điều chỉnh app dựa trên các xếp hạng và đánh giá của người dùng trên cửa hàng ứng dụng giúp doanh nghiệp cải thiện tỷ lệ chuyển đổi. Những bình luận tiêu cực hay những xếp hạng xấu sẽ làm hạn chế lượt tải xuống của app và vị trí ứng dụng trên cửa hàng.

Hiện nay, cả 2 cửa hàng ứng dụng là Apple App Store và Google Play Store đều hiển thị xếp hạng ứng dụng ở những vị trí dễ thấy như: Apple App Store hiển thị trên kết quả tìm kiếm và bên dưới tiêu đề phụ, Google Play hiển thị trong bảng xếp hạng hàng đầu và trên trang sản phẩm. Vậy nên, những đánh giá xấu rất dễ bị người dùng nhìn thấy và khiến tỷ lệ rời bỏ app tăng cao.

Do đó, nhà phát triển app không nên để ứng dụng bị xếp hạng dưới 4 sao. Đồng thời, theo dõi và đọc toàn bộ bình luận tiêu cực để nhìn rõ điểm chưa tốt của app và cải thiện, sửa chữa. Doanh nghiệp có thể xoa dịu cảm xúc của người dùng bằng cách trả lời bình luận tiêu cực của họ và đưa ra lời hứa khắc phục để chứng tỏ rằng: nhà phát triển app luôn sẵn sàng lắng nghe và cải thiện để mang lại trải nghiệm tối ưu nhất cho khách hàng của mình.

Đánh giá và xếp hạng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ chuyển đổi app

Đánh giá và xếp hạng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ chuyển đổi app

Cách 4: Bản địa hóa ứng dụng

Những ứng dụng được quốc tế hoá cần chú ý đến tiêu chí bản địa hóa. Việc bản địa hóa sẽ mang đến trải nghiệm tối ưu hơn cho người dùng thuộc nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Đồng thời, bản địa hóa còn duy trì được sự hiện diện quốc tế để ứng dụng trường tồn lâu dài hơn.

Để bản địa hóa cho app, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố như:

  • Điều chỉnh văn bản thành ngôn ngữ bản địa.
  • Hình ảnh, giao diện cần được tối ưu dựa trên nền văn hóa riêng của từng nước và vùng lãnh thổ.
  • Xây dựng chiến dịch quảng cáo phù hợp với từng bối cảnh riêng để app được tiếp xúc với tất cả mọi người.

Cách 5: Thử nghiệm A/B test cho ứng dụng

Thử nghiệm A/B test sẽ tạo ra cơ sở để doanh nghiệp xác định những yếu tố có thể tạo ra chuyển đổi và truy vấn các phản hồi của đối tượng mục tiêu.

Việc lặp đi lặp lại các chiến dịch A/B testing, doanh nghiệp có thể thu thập được rất nhiều dữ liệu có giá trị để phục vụ tối ưu ASO. Thông qua đó, nhà phát triển có thể cải thiện toàn bộ thông tin ứng dụng để tăng cường chuyển đổi. Với những ứng dụng phục vụ cả hai nền tảng iOS và Android, doanh nghiệp có thể tạo testing A/B cho cả hai. 

Chạy A/B testing để thử nghiệm, phục vụ tối ưu ASO

Chạy A/B testing để thử nghiệm, phục vụ tối ưu ASO

Cách 6: Tận dụng in-app events (iOS) và nội dung quảng cáo (Google Play) để tăng chuyển đổi

Nhà phát triển có thể tận dụng các sự kiện trong ứng dụng (in-app events) của iOS hoặc nội dung quảng cáo của Google Play để: quảng cáo các sự kiện, thử thách (challenges), update bản cập nhật, xây dựng ưu đãi,... để tiếp cận và thu hút được nhiều người dùng tải xuống ứng dụng hơn. Bên cạnh đó, những chương trình này còn có thể giúp ứng dụng kết nối lại với người dùng cũ.

In-app events và nội dung quảng cáo cho phép doanh nghiệp cập nhật nội dung cho ứng dụng nhanh chóng, kịp thời và phù hợp. Nhờ đó, app sẽ có lợi thế hiển thị nhanh chóng hơn trên toàn cửa hàng để thúc đẩy tỷ lệ tương tác với người dùng mục tiêu.

Ví dụ về in-app events trên Apple App Store

Ví dụ về in-app events trên Apple App Store

Qua bài viết này, Bizfly đã cùng bạn tìm hiểu về tỷ lệ chuyển đổi app, và chia sẻ những cách để tối ưu hoá và tăng chuyển đổi cho app trên Apple App Store và Google Play Store. Việc tăng tỷ lệ chuyển đổi cho ứng dụng sẽ không quá khó khăn nếu doanh nghiệp áp dụng tốt 6 giải pháp mà Bizfly đã gợi ý. Từ đó, doanh nghiệp có thể xây dựng một ứng dụng hoàn hảo và đạt sự tăng trưởng như mong muốn.

Ngoài ra, quý doanh nghiệp cần tư vấn về giải pháp thiết kế và phát triển mobile app, hãy liên hệ với Bizfly qua hotline 1900 63 64 65 để được hỗ trợ miễn phí. Đặc biệt, Bizfly App tặng gói tối ưu hoá ASO cho khách hàng khi đăng ký dịch vụ qua website, giúp doanh nghiệp tăng tỷ lệ chuyển đổi cho ứng dụng. Từ đó tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng.

Mọi thông tin về giải pháp, xin xem tại đường link website: https://bizfly.vn/giai-phap/dich-vu-thiet-ke-app-mobile.html

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly