Mobile App Branding là gì? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cho ứng dụng di động

Thủy Nguyễn 13/02/2023

Hiện nay, có hàng nghìn ứng dụng được ra đời mỗi ngày, làm thế nào để ứng dụng của bạn nổi bật giữa các ứng dụng khác trong thị trường và thu hút người dùng? Ngoài thiết kế độc đáo, tính năng khác biệt thì vấn đề hàng đầu mà bạn cần quan tâm đó là xây dựng thương hiệu cho ứng dụng di động - Mobile App Branding.

Trong bài viết sau, Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Mobile App Branding, tầm quan trọng của nó đối với các nhà phát triển app, và cách để xây dựng thương hiệu cho ứng dụng di động hiệu quả.

Mobile App Branding là gì?

Mobile App Branding (Xây dựng thương hiệu ứng dụng di động) là các chiến lược tiếp thị, quảng bá để thúc đẩy nhận thức và nâng cao mức độ phủ sóng cho mobile app trên thị trường. Những chiến lược này có thể là: giới thiệu app, quảng cáo công dụng, tính năng, vai trò,... để xây dựng bản sắc riêng giúp ứng dụng được nhiều người biết đến hơn.

Để thiết lập thương hiệu cho ứng dụng, doanh nghiệp cần thực hiện một số hành động như: tạo cơ hội cho khách hàng giao tiếp với app, quảng cáo các hình ảnh trực quan của app, mô tả chi tiết thông tin về app,... Những yếu tố này sẽ giúp người dùng phân biệt được sản phẩm của doanh nghiệp với các đối thủ khác trên thị trường. Từ đó, tạo điểm chạm để khách hàng tiềm năng cài đặt và trải nghiệm ứng dụng.

Mobile App Branding là gì

Mobile App Branding là yếu tố hàng đầu mà các nhà phát triển app cần quan tâm

Tại sao xây dựng thương hiệu ứng dụng di động lại quan trọng?

Chiến lược Mobile App Branding đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển và thu hút khách hàng sử dụng ứng dụng. Những lợi ích của việc xây dựng thương hiệu cho ứng dụng mang lại cho doanh nghiệp có thể kế đến như:

  • Phủ sóng thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ đến với tệp khách hàng rộng lớn trên phạm vi toàn cầu thông qua ứng dụng.
  • Tạo điểm chạm và bản sắc riêng để khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp lâu hơn.
  • Xây dựng hình ảnh tốt đẹp với khách hàng bằng cách lắng nghe và phản hồi xử lý các vấn đề kịp thời. Một thương hiệu biết lắng nghe và sửa đổi là thương hiệu có thể giữ chân khách hàng ở lại với mình lâu hơn.
  • Mobile App Branding là cơ hội để doanh nghiệp xây dựng những giá trị thấu cảm để biến người dùng trở thành khách hàng trung thành. Thông qua đó, việc bán hàng và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ trở nên đơn giản hơn.

Có thể bạn quan tâm: Mobile Marketing là gì? Phân loại và chiến lược Mobile Marketing hiệu quả

Chiến lược xây dựng thương hiệu ứng dụng di động

Một chiến lược thương hiệu cho ứng dụng di động hiệu quả cần phải được xây dựng từ 14 tiêu chí quan trọng dưới đây:

Đặt ra câu hỏi trước khi xây dựng thương hiệu

Để xây dựng được một chiến lược Mobile App Branding hiệu quả. Trước hết doanh nghiệp cần xác định được một số yếu tố sau để xác định phương pháp quảng cáo phù hợp:

  • Đối tượng sử dụng app của bạn là ai? Tại sao họ phải sử dụng app?
  • USP (Điểm bán hàng độc đáo - Unique Selling Proposition) ứng dụng của bạn là gì? USP là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp phân biệt hàng hóa và sản phẩm của mình với các đối thủ cạnh tranh về các mặt như: chi phí, chất lượng dịch vụ, sản phẩm... để chứng minh vị trí độc nhất của mình trên thị trường. Do vậy bạn cần xác định được USP trước khi xây dựng thương hiệu cho ứng dụng.
  • Giao diện của ứng dụng như thế nào? Màu sắc, logo, hình ảnh... trên giao diện của app truyền tải thông điệp gì?
  • Ứng dụng sẽ đánh thức cảm giác, cảm xúc gì đối với người dùng?
  • Sự tương tác của app với người dùng với vai trò như thế nào? Như một người bạn, chuyên gia với người dùng, hay cố vấn về lĩnh vực nào đó?
  • Người dùng sẽ nhận được thông tin từ ứng dụng theo cách nào? Qua kênh giao tiếp gì?

Xác định đối tượng sử dụng app thông qua sản phẩm, dịch vụ

Xác định đối tượng sử dụng app thông qua sản phẩm, dịch vụ

Logo và biểu tượng ứng dụng

Khi xây dựng thương hiệu cho ứng dụng di động, doanh nghiệp cần chú ý đến logo và biểu tượng ứng dụng. Bởi 2 yếu tố này được ví như bộ mặt của thương hiệu và chúng đảm nhận vai trò tạo ra dấu ấn để khách hàng dễ dàng ghi nhớ, nhận biết và phân biệt.

Do đó, khi xây dựng thương hiệu cho app, doanh nghiệp cần chú ý đến 4 vấn đề sau: 

  • Logo sử dụng hình ảnh mang tính biểu tượng cao được liên kết với tên thương hiệu, chức năng hoặc lĩnh vực sử dụng của ứng dụng.
  • Thiết kế biểu tượng app nên tương quan với logo, màu sắc thương hiệu,... để tạo nên bản sắc riêng cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên mọi nền tảng.
  • Nên thiết kế biểu tượng app là ký hiệu hoặc linh vật để tạo điểm nhấn và thu hút sự chú ý của khách hàng.
  • Thiết kế kích thước và độ phân giải của biểu tượng tương thích với giới hạn của cửa hàng ứng dụng.

Từ khóa (Keywords)

Doanh nghiệp cần xây dựng bộ từ khóa thương hiệu riêng nhằm nhất quán thông điệp quảng cáo cho tất cả các nền tảng. Dưới đây là 3 nhóm từ khóa mà doanh nghiệp cần phải xác định: 

  • Từ khóa mô tả (Descriptor keywords): Những từ ngữ cốt lõi có khả năng mô tả thương hiệu như: sang trọng, độc quyền, hữu ích, chuyên nghiệp,... Thông qua đó, người thiết kế sẽ lựa chọn được hình ảnh và thông điệp phù hợp cho ứng dụng.
  • Từ khóa thương hiệu (Brand keywords): Hay còn gọi là tên thương hiệu riêng dành cho app. Đây là tập hợp những từ ngữ mà người dùng có thể sử dụng để tìm kiếm ứng dụng trên Google Play, App Store hoặc mạng xã hội và Google. Danh sách này cho phép doanh nghiệp thực hiện các chiến lược Mobile App. Branding trên nền tảng SEO hoặc các chiến lược quảng cáo Google Adwords hoặc mạng xã hội.
  • Từ khóa Brand-Plus (Brand-Plus keywords): Đây là tập hợp những từ ngữ kết hợp với tên thương hiệu nhằm phục vụ mục đích tìm kiếm của người dùng. Ví dụ: tên thương hiệu là Bizfly thì các từ khóa brand-plus là: BizChat, BizCRM, BizMail… Những từ khóa này rất hữu ích cho quá trình quảng bá app thông qua sáng tạo nội dung và SEO.

Tham khảo: Tên, slogan, phong cách

Doanh nghiệp cần bám sát vào tên, slogan và phong cách thương hiệu để truyền tải bản chất, khơi gợi cảm xúc kết nối tích cực với khách hàng. Hơn nữa, một cái tên, slogan và phong cách ấn tượng còn giúp thương hiệu có thể cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ khác. Cụ thể về 3 tiêu chí này như sau:

  • Tên: Đảm bảo dễ nhớ, đặc biệt, truyền tải được bản chất của ứng dụng và thúc đẩy được nhận thức thương hiệu của khách hàng.
  • Slogan: Khái lược được giá trị cốt lõi mà thương hiệu mang lại cho khách hàng.
  • Phong cách: Phong cách và giọng điệu của bài quảng cáo cần khơi gợi được cảm xúc và rút ngắn được khoảng cách với người dùng để tạo nên thiện cảm.

Lựa chọn tên dễ nhớ cho ứng dụng

Lựa chọn tên dễ nhớ cho ứng dụng

Ghi nhớ trải nghiệm người dùng

Để có thể lôi kéo và giữ chân được khách hàng. Doanh nghiệp nên ghi chép, lưu trữ cẩn thận tất cả các trải nghiệm của người dùng để hiểu rõ mong cầu, sở thích và nguyện vọng của họ. Sau đó, dựa vào những tiêu chí này để xây dựng các chiến lược quảng cáo app lấy khách hàng làm trung tâm để tạo thiện cảm.

Đồ họa (Graphics)

Đồ họa có vai trò thu hút sự chú ý của khách hàng. Đồ họa càng độc đáo, mang giá trị thẩm mỹ cao càng kích thích được sự tò mò và ham muốn sử dụng của khách hàng. Và dưới đây là những tiêu chí quan trọng nhất đối với đồ họa app:

  • Chứa logo hoặc tương quan với logo và màu sắc thương hiệu.
  • Xây dựng linh vật riêng để khơi gợi cảm giác thân thuộc.
  • Có nội dung minh họa cho từng tùy chỉnh nhằm tối ưu thao tác cho khách hàng.
  • Có các nút điều hướng tương tác dễ hiểu.
  • Chứa ảnh hoặc video để nâng cao trải nghiệm.

Tương tác người dùng

Giải pháp Mobile App Branding hiệu quả nhất được nhiều ông lớn như ví Momo, Zalopay,... áp dụng chính là tăng tương tác người dùng thông qua các hình thức: chơi trò chơi nhận tiền thưởng, tặng huy hiệu, thi đua bảng thành tích, xếp hạng, đánh giá, chia sẻ với bạn bè gia đình để nhận thưởng,... Những phần thưởng hoặc phần quà này chính là cách gia tăng phạm vi tiếp cận cho ứng dụng rất hiệu quả mà doanh nghiệp nên áp dụng.

Tăng tương tác người dùng trên ứng dụng

Tăng tương tác người dùng trên ứng dụng thông qua những tính năng, trải nghiệm hấp dẫn

Video sản phẩm

Doanh nghiệp có thể làm video giới thiệu về các tính năng, công dụng và những giá trị mà ứng dụng mang lại rồi đăng tải lên các nền tảng như: Youtube, Tiktok hoặc tạo chiến dịch quảng cáo ứng dụng. Đây chính là giải pháp Mobile App Branding chứng minh lợi ích và gia tăng độ phủ cho ứng dụng.

Lưu ý nội dung và đồ họa video nên hấp dẫn, sinh động và kích thích được các nhận thức về âm thanh, hình ảnh, màu sắc… để khơi gợi sự hứng thú của người xem.

Cá nhân hóa và giới thiệu (Personalization and Onboarding)

Để cá nhân hóa cho thương hiệu trong chiến lược Mobile App Branding doanh nghiệp cần tạo ra những lời đề nghị để thôi thúc khách hàng hành động. Cá nhân hóa chiến lược quảng cáo sẽ tạo ra điểm nhấn để khách hàng cảm thấy bản thân mình được coi trọng và tin tưởng vào ứng dụng mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Trước khi truy cập vào ứng dụng, doanh nghiệp nên đưa ra lời giới thiệu ngắn gọn về sản phẩm của mình bằng: video, chữ (text) hoặc hình ảnh… Những nội dung này nên được lồng ghép một vài chi tiết nhỏ về thương hiệu để tạo dấu ấn để khách hàng ghi nhớ được lâu hơn.

Game hóa ứng dụng (Gamification)

Game hóa là giải pháp kích thích lượt cài đặt và lượt tương tác người dùng hiệu quả mà doanh nghiệp nên áp dụng cho chiến lược Mobile App Branding của mình. Như vậy, app ngoài cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm, doanh nghiệp nên cài đặt thêm các trò chơi như: làm nhiệm vụ tích điểm, thử thách, thi đua bảng xếp hạng,... để khuyến khích người dùng chủ động tương tác và chia sẻ ứng dụng cho người thân, bạn bè.

Game hóa ứng dụng

Game hóa ứng dụng

Xem thêm: Game hóa ứng dụng là gì? Lợi ích, cách áp dụng và ví dụ

Hỗ trợ và dịch vụ tích hợp

Ứng dụng nên được tích hợp thông tin liên hệ để khách hàng có thể truy vấn và nhờ sự trợ giúp khi gặp phải vấn đề về thao tác hoặc có lõi xuất hiện. Dịch vụ hỗ trợ tích hợp nên hoạt động 24/24 để phản hồi và xử lý nhanh chóng vấn đề của khách hàng nhằm nâng cao trải nghiệm của họ.

Landing Pages

Nội dung của landing pages nên phản ánh về các chức năng, lợi ích và chính sách mà khách hàng sẽ nhận được khi dùng ứng dụng. Thông qua công cụ tìm kiếm khách hàng có thể tìm thấy trang đích này và chuyển hướng về ứng dụng và cài đặt.

Doanh nghiệp nên tạo nhiều trang đích cho một ứng dụng để nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng trên nền tảng Google.

Mạng xã hội

Mạng xã hội là kênh quảng cáo Mobile App Branding mạnh mẽ nhất hiện nay. Các bài chia sẻ, bài đăng hoặc bài quảng cáo ứng dụng trên mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp phủ sóng app trước mắt hàng triệu người dùng để biến họ trở thành khách hàng tiềm năng.

Đại sứ thương hiệu

Thuê KOL hoặc người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu cho app là giải pháp phủ sóng ứng dụng di động rất hiệu quả hiện nay. Thông qua các bài đăng, các lời kêu gọi từ người nổi tiếng. Fan của họ sẽ tin tưởng truy cập, cài đặt và sử dụng app. Có rất nhiều thương hiệu đã rất thành công với chiến lược kêu gọi khách hàng thông qua đại sứ như: Lazada, Shopee, Gojek,...

Quảng cáo app thông qua đại sứ là người nổi tiếng

Quảng cáo app thông qua đại sứ là người nổi tiếng

Trên đây, Bizfly đã giải đáp Mobile App Branding là gì cũng như cách xây dựng thương hiệu ứng dụng hiệu quả cho doanh nghiệp. Hy vọng rằng, những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược tốt để phát triển thương hiệu app của mình trong tương lai.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly