In-app marketing được đánh giá là xu hướng tiếp thị của tương lai, có ảnh hưởng lớn tới chiến lược mobile marketing của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây của Bizfly sẽ giải thích cho bạn khái niệm về In-app marketing, và cách tận dụng In-app marketing để phát triển doanh nghiệp.
In-app marketing được hiểu đơn giản là một mô hình kiếm tiền với mục đích tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Trong đó, nền tảng chủ yếu để thực hiện In-app marketing là thông qua mobile app. Khi doanh nghiệp thực hiện phương pháp này là họ cần phải tạo ra nhiều tương tác với khách hàng khi lần đầu tải ứng dụng về điện thoại. Muốn làm được điều đó, việc quan trọng nhất là xác định đối tượng khách hàng tiềm năng và đưa ra một chiến lược tiếp thị phù hợp qua từng giai đoạn cụ thể.
In-app marketing là gì?
In-app marketing cho phép doanh nghiệp gửi các thông điệp của nhãn hàng đến đối tượng khách hàng mục tiêu theo tính chất cá nhân hóa để thu hút và giữ chân họ. Theo thời gian, khách hàng sẽ quen thuộc với sản phẩm và ra quyết định chốt đơn nhiều lần.
Một số trường hợp phổ biến với hình thức tiếp thị này gồm có mời gọi người dùng mới, giới thiệu với khách hàng về những tính năng nổi trội của sản phẩm, các chương trình khuyến mại, thu thập đánh giá của người dùng về ứng dụng và sản phẩm.
Xem thêm: 22 cách quảng bá ứng dụng miễn phí mà không cần quảng cáo
In-app marketing mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó, quan trọng nhất là giúp doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu. Thay vì phải nhắn tin, gọi điện liên tục có thể gây phiền hà, việc tiếp cận bằng app mobile sẽ khiến khách hàng có cảm tình hơn, những thông tin sản phẩm sẽ tác động tự nhiên đến người dùng và khiến họ ghi nhớ nó.
Có 3 lợi ích tiêu biểu của In-app marketing đối với doanh nghiệp:
Khi khách hàng tải một ứng dụng bất kì, điều họ biết được không chỉ là cách dùng ứng dụng đó mà còn bao gồm tất cả những thông tin, giá trị mà app đem đến cho người dùng. Doanh nghiệp có thể tự do dùng mọi cách thức mà không bị phụ thuộc bởi bên thứ 3 nào để thuyết phục khách hàng dùng sản phẩm.
Những thông tin này sẽ không vì bất cứ lý do nào mà mất đi, ngược lại, nó sẽ tồn tại trong nhiều tháng, nhiều năm. Dù ở đâu, khách hàng cũng có thể truy cập thông tin, cập nhật những chương trình khuyến mại mới nhất và mua hàng trong bất cứ khoảng thời gian nào.
Những trải nghiệm mà khách hàng có được khi dùng ứng dụng còn có thể là: giới thiệu lại cho người dùng sau một thời gian dài không sử dụng, giải thích và giới thiệu những tính năng mới của ứng dụng, truy cập nhanh vào những thông tin mới, đề xuất chương trình phù hợp, lọc những tiêu chí người dùng cần về đặc tính của sản phẩm,...
Dựa vào yêu cầu ban đầu khi xây dựng ứng dụng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể phân tích hành vi, nhu cầu của khách hàng và những phản hồi sau khi dùng sản phẩm. Ngay cả những đánh giá của khách hàng khi sử dụng app cũng được cập nhật liên tục.
Doanh nghiệp cũng có quyền yêu cầu những phản hồi rõ ràng bằng lời nhắc trong ứng dụng. Mọi người có thể nghĩ rằng việc làm này sẽ gây phiền toái cho khách hàng nhưng thực tế hoàn toàn không phải vậy. Khi khách hàng còn sử dụng app có nghĩa là họ cảm thấy nó cần thiết và nếu app trở nên phiền toái, người dùng sẽ xóa bỏ dễ dàng.
Nếu doanh nghiệp nhận được những phản hồi không tốt, hãy thể hiện sự quan tâm bằng cách phản hồi càng sớm càng tốt thông qua tin nhắn hoặc thông báo trên ứng dụng để khách hàng biết rằng nhu cầu của họ đang được quan tâm.
Những feedback tốt luôn là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần về sản phẩm của họ. Những lời đánh giá tốt chính là hình thức quảng cáo miễn phí để tăng thêm người dùng cho app của mọi người. Doanh nghiệp cũng có thể cài đặt thêm lời nhắc đánh giá ngay trong ứng dụng.
Có rất nhiều cách để xây dựng In-app marketing, hãy tìm hiểu và ứng dụng nó phù hợp với doanh nghiệp cũng như sản phẩm của mọi người để nhận về phản hồi tích cực từ người dùng.
Nhắc đến thông báo trên app điện thoại, điều đầu tiên mà bất cứ ai cũng nghĩ đến là những thông báo đẩy. Dựa trên những đánh giá thực tế từ người dùng, cách này thật sự mang lại hiệu quả với doanh nghiệp và giúp tăng doanh thu nhanh chóng. Chính vì vậy mà hầu hết các ứng dụng đều thực hiện phương thức này để nhắc nhở người dùng về sự tồn tại của nó.
Ví dụ về thông báo trong app
Ưu điểm của thông báo trong ứng dụng là cho người dùng thực hiện các thao tác một cách nhanh chóng theo nhu cầu của họ. Để xây dựng nên các thông báo trong ứng dụng phù hợp, doanh nghiệp cần chú ý: thiết lập dựa trên thói quen hành vi của khách hàng, hướng dẫn khách hàng về những tính năng của app mà họ ít hoặc chưa bao giờ dùng đến, thu hút người dùng bằng những biểu tượng nổi bật, cập nhật người dùng những thông tin kể từ lần cuối truy cập, cung cấp thông tin về những tính năng mới của ứng dụng, đề xuất nội dung người dùng có thể quan tâm,...
Xem thêm: Thông báo đẩy là gì? Các hình thức gửi push notification phổ biến
Những chú thích về công cụ bao gồm phương thức điều hướng người dùng hoặc hướng dẫn sử dụng app sao cho hiệu quả. Hầu như nó được sử dụng phổ biến đối với người dùng mới tải app nhưng nhiều trường hợp, các chú thích này có tác dụng giúp khách hàng cũ tìm hiểu sâu hơn về những chức năng trên app mà họ ít sử dụng.
Một số cách đơn giản để doanh nghiệp thực hiện chú thích cho công cụ như: tạo bảng hướng dẫn dùng app, chỉ người dùng điểm chạm, giải thích các tính năng, chỉ dẫn cài đặt…
Cửa sổ nổi bật trên màn hình yêu cầu khách hàng phải thực hiện một hành động bất kì sau khi mở app như đồng ý hoặc từ chối tham gia. Cài đặt chức năng này cho ứng dụng là điều cần thiết để người dùng tương tác với app, cấp quyền truy cập cho ứng dụng…
Có nhiều cách để doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng tiềm năng, trong đó bổ sung tính năng chat là điều cần thiết và đặc biệt quan trọng. Những thông báo từ ứng dụng có thể dẫn người dùng đến trang tin nhắn hoặc gửi chương trình khuyến mại, yêu cầu người dùng hành động, cung cấp thông tin hữu ích,...
In-app marketing cho phép doanh nghiệp tương tác với khách hàng trực tiếp
Có rất nhiều phương thức để định hướng hành vi của khách hàng như đăng kí tham gia, nâng cấp lên gói cao cấp hơn hoặc mua hàng tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Khi thực hiện điều này, doanh nghiệp cần chú ý cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng để họ không cảm thấy phiền hà, khó chịu.
Thực tế có rất nhiều doanh nghiệp áp dụng chiến lược In-app marketing thuộc các lĩnh vực khác nhau. Mọi người có thể xem các ví dụ dưới đây để hình dung thực tế In-app marketing là như thế nào và thực hiện ra sao.
Đây là một ứng dụng khá thành công trong việc thu hút người dùng tham gia và học tập thường xuyên trên app. Ngay từ thời gian đầu tiên tải app, ứng dụng sẽ cá nhân hóa trải nghiệm người dùng để cho họ những cảm nhận thoải mái nhất, đúng nhu cầu cần thiết. Sau khi tải ứng dụng, app hoàn toàn không bắt người dùng phải đăng kí học ngay mà họ được quyền chọn một ngôn ngữ bất kì theo nhu cầu rồi lựa chọn thời gian học phù hợp như 5 phút, 10 phút, 20 phút,...
Người dùng cũng có thể chọn cấp độ học tập của riêng họ, bắt đầu từ dễ đến khó. Việc làm các bài kiểm tra trình độ cũng đảm bảo người dùng được phân cấp theo trình độ và mong muốn cá nhân.
Giao diện ứng dụng Duolingo
Đây là một app cực kì nổi tiếng với những người đam mê game trên điện thoại. Khi đăng nhập vào ứng dụng, người dùng có thể sử dụng các biểu tượng cảm xúc tùy ý, cửa sổ chat và các chức năng của app một cách rõ ràng. Người dùng cũng được phép bỏ qua hướng dẫn dùng app, tùy biến theo trải nghiệm cá nhân và giảm nguy cơ cảm thấy phiền phức khi dùng app nhất có thể.
Để thực hiện In-app marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần nắm rõ 3 bước lập kế hoạch dưới đây:
Để tiếp cận khách hàng hiệu quả với In-app marketing, doanh nghiệp cần hiểu rõ mục tiêu của mình là gì từ đó xây dựng chiến lược dài hạn.
Một số câu hỏi để doanh nghiệp xây dựng một kế hoạch hiệu quả bao gồm: Mọi người muốn khách hàng thực hiện những hành vi nào? Khách hàng nên hoàn thành hành vi đó ra sao? Người dùng tốt nhất tương tác với ứng dụng như thế nào? Bao nhiêu thông báo trên ứng dụng là đủ? Chiến thuật quảng cáo trên ứng dụng nào hiệu quả nhất?
Mặt khác, đừng bỏ qua việc cân nhắc giữa chi phí duy trì app, tương tác của khách hàng với doanh thu thu về.
In-app marketing không phải hoạt động đơn giản, để ứng dụng thành công nó, doanh nghiệp cần đến sự hỗ trợ của rất nhiều công cụ, nền tảng phân tích như: Mixpanel, AppsFlyer, Localytics…
Tìm hiểu về những công cụ này sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ cách thu thập dữ liệu, phân đoạn và tích hợp các thông báo hiệu quả.
Trước khi đưa ứng dụng vào thực tế, điều quan trọng cuối cùng là cần thử nghiệm qua nhiều bước khác nhau. Từ đó, phân tích các hành vi trong ứng dụng để biết nó có phù hợp với khách hàng mục tiêu hay không.
Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc In-app marketing là gì và cách tận dụng In-app marketing để phát triển doanh nghiệp. Hy vọng với những thông tin Bizfly cung cấp sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp với khách hàng để phát triển vượt bậc trong tương lai.
>> 16 chiến lược mobile app marketing phổ biến mà bạn cần biết