16 chiến lược mobile app marketing phổ biến mà bạn cần biết

Thủy Nguyễn 22/02/2023

Điện thoại di động là thiết bị điện tử được sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi sự tiện dụng, dễ dàng mang theo. Người dùng sử dụng điện thoại di động phục vụ các nhu cầu hàng ngày như giải trí, mua sắm, thanh toán hoá đơn, phục vụ công việc,...

Đối với các nhà tiếp thị, ứng dụng trên điện thoại di động là nền tảng quan trọng, không thể bỏ qua, việc thực hiện chiến lược marketing cho mobile app là điều cần thiết, cần phải làm để tiếp thị và thu hút khách hàng cho doanh nghiệp. Bài viết dưới đây, Bizfly sẽ chia sẻ 16 chiến lược mobile app marketing phổ biến và hữu ích nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể áp dụng.

1. Áp dụng chiến lược marketing toàn phễu (Full-funnel marketing)

Chiến lược marketing toàn phễu hay tiếp thị toàn kênh (Full-funnel marketing) là quá trình tạo ra một chiến lược tiếp thị toàn diện bao gồm tất cả các kênh và điểm chạm thương hiệu trong suốt hành trình khách hàng. Ưu điểm của chiến lược này là sử dụng nhiều kênh phân phối nhằm tối đa tương tác, thuyết phục người dùng khám phá ứng dụng và duy trì lượng khách hàng mới.

Ngoài ra, trên nền tảng ứng dụng, thời gian đưa ra quyết định tải ứng dụng thường ngắn hơn nhiều so với thời gian mà doanh nghiệp bán hàng. Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ sử dụng nhiều điểm chạm để gia tăng thời gian người dùng tiếp xúc ứng dụng.

Một số cách giúp gia tăng các điểm chạm gồm:

  • Quảng cáo truyền miệng (Word of Mouth)
  • Mạng xã hội (Social)
  • Landing Page
  • SMS
  • Email Marketing
  • Người có tầm ảnh hưởng (Influencer Marketing)
  • Truyền thông, báo chí

Chiến lược Full-funnel marketing

Chiến lược Full-funnel marketing

Xem thêm: Mobile Marketing là gì? Phân loại và chiến lược Mobile Marketing hiệu quả

2. Chiến dịch Paid User Acquisition (UA)

Paid User Acquisiton hay chuyển đổi người dùng trả phí là quá trình trả tiền để quảng cáo ứng dụng trên các kênh có trả phí nhằm tăng lưu lượng truy cập ứng dụng trên cửa hàng ứng dụng và chuyển đổi người dùng mới. Người dùng mới tải xuống ứng dụng thông qua quá trình này được gọi là "cài đặt trả phí" (paid installs).

Paid User Acquisiton được coi là một trong những đòn bẩy tăng trưởng lớn nhất mà một ứng dụng cần để có xếp hạng cao hơn trong của hàng ứng dụng. Ứng dụng càng trả nhiều thì càng mang lại nhiều lượt cài đặt.

Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp này, bạn cần xây dựng các chiến dịch và thử nghiệm, điều chỉnh ngân sách chi tiêu cho quảng cáo hợp lý để đạt kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác như: đối tượng mục tiêu, kênh quảng cáo, mẫu quảng cáo nào cho tin nhắn tức thời trên App Store và Google Play,...

3. Thông báo đẩy (Push Notifications)

Thông báo đẩy (Push Notifications) được hiểu đơn giản là bất cứ khi nào người dùng nhận được thông báo từ một ứng dụng trên điện thoại của mình thì đó gọi là thông báo đẩy. Ví dụ như bạn nhận được lượt like trên facebook khi đó ứng dụng sẽ gửi thông báo trên nền điện thoại của bạn.

Đây mà một chiến lược mobile app marketing rất hiệu quả và tiết kiệm chi phí, khi chỉ cần một thông báo bạn có thể tiếp cận hàng nghìn khách hàng tiềm năng trong vòng 1 giây. Theo thống kê từ E-goi, có hơn 90% số lượng thông báo đẩy được người dùng mở ra xem, trong khi đó đối với email marketing, chỉ có 78,9% lượng người dùng mở ra đọc. Điều này cho thấy độ hiệu quả của thông báo đẩy trong app marketing.

Tuy vậy, bạn nên điều chỉnh thông báo đẩy một cách hợp lý, tránh cho người dùng cảm thấy phiền phức và có thể tắt thông báo hoặc xoá app.

Thông báo đẩy trên điện thoại

Thông báo đẩy trên điện thoại

Xem thêm: Thông báo đẩy là gì? Các hình thức gửi push notification phổ biến

4. Chạy chiến dịch App Install Ads

Chiến dịch App Install Ads là chiến lược mobile app marketing cho phép người dùng cài đặt quảng cáo trong ứng dụng. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể tận dụng để truyền thông trên các nền tảng social media và SEO web. Điều này sẽ hỗ trợ tốt nhất để tăng tương tác cho ứng dụng và số lượt người dùng tải về.

5. Xếp hạng và đánh giá ứng dụng (Rating & Review)

Thói quen của nhiều người dùng là tham khảo đánh giá, nhận xét của ứng dụng trên App Store và Google Play trước khi quyết định tải ứng dụng. Với chiến lược mobile app marketing, doanh nghiệp cần khuyến khích người dùng đưa ra những nhận xét tích cực về ứng dụng.

6. Tạo Landing Page và Blog

Landing Page (trang đích) là một trang web đơn lẻ (single page) chứa tất cả thông tin về sản phẩm hoặc chương trình khuyến mại cho một chiến dịch cụ thể. Blog chứa đựng tất cả những kiến thức, thông tin mà khách hàng cần biết về dịch vụ mà mình quan tâm. Khi sử dụng hai nền tảng này để tiếp thị sản phẩm sẽ giúp người dùng nhận được thông báo liên tục mà không bỏ sót bất cứ chương trình nào.

So với nhiều hình thức marketing khác, hai cách làm này khá tiết kiệm và có thể quảng bá tới nhiều khách hàng cùng lúc. Hãy lưu ý nên đưa những yếu tố mà khách hàng cần ở một ứng dụng, link cài ứng dụng vào landing page hoặc blog để người dùng đưa ra hành động ngay lập tức.

7. Đăng Blog thường xuyên

Thực tế cho thấy đối với doanh nghiệp thường xuyên cập nhật bài đăng trên blog sẽ có lượng khách hàng tiềm năng cao hơn nhiều lần so với không làm phương thức này. Việc đăng blog cũng không tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và công sức nhưng lại có hiệu quả rất lớn trong việc tối ưu từ khóa hiển thị trên công cụ tìm kiếm, từ đó giúp tăng lượt truy cập từ khách hàng mới.

Bạn hãy đưa ra những thông tin hữu ích mà người dùng quan tâm hoặc nghiên cứu vấn đề người dùng đang thắc mắc để tiếp thị thành công đến khách hàng tiềm năng.

Thường xuyên đăng bài blog về thương hiệu là cách đơn giản và tiết kiệm khi marketing cho ứng dụng

Thường xuyên đăng bài blog về thương hiệu là cách đơn giản và tiết kiệm khi marketing cho ứng dụng

8. Thu hút người dùng bằng video

Hiện nay, khán giả quan tâm và chú ý rất nhiều đến những thông tin được đưa ra trên video hơn là một bài viết thông thường. Hình thức truyền tải thông điệp này không chỉ tạo ra sự thu hút mà còn cho phép doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm bằng nhiều cách sáng tạo.

Để thu hút khán giả, doanh nghiệp cần chú ý với nội dung video nên ngắn gọn, súc tích và có phần mở đầu ấn tượng để níu chân người dùng lâu hơn.

9. Social Media Marketing

Đối với doanh nghiệp đang thực hiện các chiến dịch marketing thì không thể bỏ qua việc tiếp thị trên các nền tảng mạng xã hội. Mục đích của việc làm này là tăng độ phủ, sức lan hỏa và khiến nhiều người biết về thương hiệu hơn.

Mạng xã hội không chỉ là cộng đồng có nhiều người tham gia, trong đó có đối tượng khách hàng mục tiêu mà cả khách hàng thân thiết. Doanh nghiệp dễ dàng nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm, thu hút họ bằng chương trình hấp dẫn về sản phẩm hoặc nhận những phản hồi khách quan để cải thiện chất lượng sản phẩm của mình.

Doanh nghiệp có thể tích hợp giữa ứng dụng và mạng xã hội để người dùng dễ dàng chia sẻ thông tin về app lên các mạng xã hội để truyền thông thương hiệu.

10. Influencer Marketing

Influencer Marketing là chiến lược mobile app marketing bằng cách sử dụng những người có tầm ảnh hưởng trong một cộng đồng nhất định để gửi thông tin về nhãn hàng, sản phẩm tới thị trường.

Cách làm này chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp hiểu rõ về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là gì, họ thích gì và quan tâm những gì. Thay vì quảng cáo một cách trực tiếp, thông điệp quảng cáo sẽ được truyền đạt khéo léo đến khách hàng. Chính Influencer sẽ là người truyền cảm hứng, thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm và ra quyết định nhanh chóng hơn bất cứ hình thức tiếp thị nào.

Sử dụng người nổi tiếng để tạo sức lan tỏa

Sử dụng người nổi tiếng để tạo sức lan tỏa

11. Thiết kế Viral Loops

Thiết kế Viral Loops là chiến lược mang tính viral giúp doanh nghiệp phủ sóng thương hiệu rộng rãi và thu hút khách hàng mục tiêu quan tâm đến sản phẩm của mình. Đa phần các Viral Loops sẽ mang về những phản hồi tích cực về sản phẩm và khiến đông đảo khách hàng quan tâm.

Tuy nhiên, để cho ra một ý tưởng viral không phải là điều đơn giản đòi hỏi doanh nghiệp cần tập trung đưa ra những điểm mạnh của sản phẩm so với đối thủ và truyền tải nó bằng một nội dung thu hút. Để Viral Loops lan tỏa trên mạng xã hội, cũng cần có nhiều sự kiện, chi phí, chương trình quảng bá rộng rãi.

12. Tạo chương trình liên kết

Chương trình liên kết là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến hiện nay và được nhiều ứng dụng thực hiện nhằm thúc đẩy doanh thu sản phẩm. Điểm thú vị của nó là sẽ cho thành viên nhiều ưu đãi hấp dẫn, thú vị khi chia sẻ thông tin đến bạn bè, người thân của họ. Phổ biến nhất với chương trình marketing này là nền tảng tiktok. Ứng dụng video phổ biến toàn cầu này đang triển khai chiến dịch giới thiệu người dùng mới với phần quà là tiền mặt. Điều mà bất cứ người dùng nào cũng yêu thích nên nó tạo được sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

13. Xây dựng Customer Relationship

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện để duy trì lượng khách hàng cũ trở nên trung thành. Thực tế đã chứng minh, việc làm này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí lớn cho quảng cáo bởi số tiền để thu hút một khách hàng mới lớn hơn nhiều lần so với duy trì khách hàng cũ.

Mặt khác, một sản phẩm nhận được phản hồi tích cực từ khách hàng đã trải nghiệm sẽ có giá trị với cộng đồng, trở thành xu hướng lựa chọn hơn điều ngược lại. Điều cần phải làm của doanh nghiệp đó là vừa duy trì một mối quan hệ tốt với khách hàng đồng thời xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt họ.

Muốn vậy, doanh nghiệp có thể tham khảo những cách sau:

  • Đưa ra nhiều chương trình khuyến mại dành cho khách hàng lâu năm hoặc đã từng dùng sản phẩm.
  • Có những chương trình đặc biệt dành cho nhóm khách hàng đặc biệt.
  • Cho người dùng quyền được phản hồi trực tiếp khi dùng ứng dụng.
  • Cá nhân hóa tính năng gửi tin nhắn cho khách hàng mỗi ngày.

Xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng

14. Email Marketing

Trong các chiến lược mobile app marketing thì sử dụng email marketing là phương pháp có khả năng giữ chân khách hàng hiệu quả với chi phí tối ưu nhất. Cách làm này khá phù hợp với những doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Việc gửi email thường xuyên sẽ nhắc nhở khách hàng về thương hiệu đồng thời tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đưa cho họ những khuyến mại hấp dẫn kích thích họ tìm hiểu thêm.

Trong một email marketing, CTA vô cùng quan trọng để quyết định hiệu quả của phương pháp này. Tuyệt đối đừng bỏ qua những chương trình khuyến mại hấp dẫn, nhắm vào điều mà khách hàng cần sẽ gia tăng hiệu quả giữ chân khách hàng.

15. Chuẩn bị chiến lược truyền thông

Để truyền thông hiệu quả, chỉ mình doanh nghiệp thực hiện sẽ khó có thể lan tỏa rộng rãi đến người dùng. Bằng cách sử dụng sức mạnh của báo chí và các kênh truyền thông khác, doanh nghiệp có thể truyền bá thông tin ứng dụng và tiếp cận đông đảo khách hàng mục tiêu. Đừng quên tập trung vào những giá trị mà ứng dụng có thể mang lại cho người dùng để thuyết phục họ tải app.

>> Mobile App Branding là gì? Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cho ứng dụng di động

16. Đưa ra KPI

Để một chiến lược marketing thành công nhất định phải đưa ra KPI phù hợp nhằm đo lường đúng hiệu suất khi thực hiện. Nhờ đó, doanh nghiệp hiểu được vấn đề đang gặp phải cũng như biết mình làm tốt điều gì để tiếp tục ứng dụng nó vào chiến lược marketing sau này.

Trên đây, Bizfly đã chia sẻ 16 chiến lược mobile app marketing thông dụng và hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng với những gợi ý này sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được hình thức tiếp thị phù hợp với sản phẩm và đạt nhiều thành tựu trong tương lai.

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly