12 bước biến ý tưởng thiết kế app của bạn thành hiện thực

Thủy Nguyễn 16/01/2023

Nếu bạn đang có ý tưởng về việc xây dựng một ứng dụng để phục vụ kinh doanh hoặc kiếm tiền nhưng không biết bắt đầu từ đâu và các bước thực hiện như thế nào? Thì trong bài viết này, Bizfly sẽ gợi ý cho bạn 12 bước biến ý tưởng thiết kế app của bạn trở thành sản phẩm hoàn hảo, giúp tiếp cận khách hàng hiệu quả. Cùng tham khảo và áp dụng ngay!

1. Xác định ý tưởng thiết kế app và những tính năng cần thiết

Những ứng dụng thu hút người dùng đều khởi nguồn từ những ý tưởng khôn ngoan và mang giá trị thực tiễn. Ý tưởng mà bạn cho là tốt chưa chắc đã làm hài lòng người khác. Do đó, nếu trong đầu lóe ra ý tưởng, bạn nên note ngay vào giấy. Sau đó, dành thời gian để phân tích và tinh chỉnh để ý tưởng trở nên thực tế và phù hợp cho người dùng.

Nếu bạn chưa xác định ý tưởng, bạn có thể tham khảo từ các tài liệu, ý kiến từ đồng nghiệp, bạn bè, người thân,... Tuy nhiên, ý tưởng đó nên được vẽ ra từ các yếu tố sau để đảm bảo thực tế:

  • Mục tiêu là giải trí, cung cấp kiến thức hay bán hàng?
  • Chân dung người dùng là ai?
  • Các yêu cầu kinh doanh là gì?
  • App được tích hợp các tính năng gì?

Riêng tính năng là phần quan trọng nhất trong việc xây dựng app. Bởi vì tính năng ứng dụng sẽ quyết định trải nghiệm của người dùng và có thể thúc đẩy tương tác.

Xác đinh ý tưởng thiết kế app mang giá trị thực tiễn

Xác đinh ý tưởng thiết kế app mang giá trị thực tiễn

Xem ngay: 16 ý tưởng startup với Mobile App năm 2023 nhất định phải thử

2. Nghiên cứu xu hướng thị trường để cập nhật tính năng

Trên App Store, Google Play hay các trang mạng hiện đang có hàng triệu ứng dụng luôn trong trạng thái chờ đợi được tải xuống. Người dùng có rất nhiều lựa chọn và không phải ứng dụng nào cũng đủ khả năng nằm trong tầm ngắm của họ. Vì vậy khi đã có ý tưởng cho app, bạn cần nghiên cứu thị trường để update những tính năng mới nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao trải nghiệm và kích thích người dùng tải xuống ứng dụng.

Dưới đây là các vấn đề cần chú trọng khi nghiên cứu thị trường:

  • Phân tích đối thủ, xác định xem ứng dụng đó đã có mặt trên thị trường hay chưa? Nếu đã có thì tìm hiểu các đánh giá, phản hồi của người dùng để liệt kê những ưu điểm và thiếu sót của ứng dụng đó.
  • Đánh giá mức độ cần thiết của ứng dụng đối với thị trường.
  • Xác định cách quảng cáo và kiếm tiền từ ứng dụng.
  • Đối tượng mục tiêu mà ứng dụng hướng đến là ai? Ở phần này nên xác định độ tuổi, vị trí địa lý,...

Lưu ý: Bạn nên ghi chú từng bước vào sổ để dễ dàng theo dõi và đối chiếu hơn.

3. Xác định đối tượng, khách hàng của bạn

App của bạn không thể đáp ứng được toàn bộ yêu cầu hoặc nhận về 100% sự hài lòng của tất cả người dùng. Do đó, thay vì cho ra đời những ứng dụng dành cho đối tượng khách hàng chung chung, bạn nên phân luồng và xác định một tệp người dùng tiềm năng mà mình cần hướng tới. Dưới đây là những bước xác định đối tượng bạn có thể tham khảo: 

  • Xác định phân khúc mục tiêu cho ứng dụng: Xác định đối tượng là cá nhân, cá thể hay tổ chức, doanh nghiệp,...
  • Phác họa chân dung và thói quen của đối tượng thông qua: Nhu cầu, nhân khẩu học, giới tính,...
  • Tìm hiểu những khó khăn, vấn đề của khách hàng và liệt kê cách trợ giúp của ứng dụng.
  • Liệt kê những ưu đãi có thể thu hút khách hàng cài đặt app.
  • Xây dựng kế hoạch để ứng dụng tất cả nghiên cứu cho app.

4. Chọn một nền tảng phát triển chính

iOS và Android là không gian phát triển ứng dụng di động và cũng là thị trường mà bạn cần phải khai thác. Bạn cần căn cứ vào những thông tin về khách hàng mục tiêu đã phân tích ở phía trên để lựa chọn nền tảng phát triển chính là Android, iOS hoặc cả hai.

Nếu khách hàng mục tiêu của bạn sử dụng iPhone thì nên phát triển ứng dụng trên Apple Store. Và ngược lại, nếu khách hàng mục tiêu đa số dùng Android thì bạn nên phát triển ứng dụng tương thích với cửa hàng Google Play. Điều này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí thiết kế app và phát triển sau này cho bạn.

Còn trong trường hợp muốn phát triển cả hai, bạn chỉ cần phát triển ứng dụng riêng cho từng nền tảng là được.

Xác định nền tảng phát triển chính khi thiết kế app

Xác định nền tảng phát triển chính cho app

Xem thêm:

5. Xác định chiến lược kiếm tiền từ ứng dụng

Hãy phác thảo ý tưởng và những dự định sẽ kiếm tiền từ ứng dụng. Sau đó, đưa ra chiến lược phù hợp để biến các chức năng kỹ thuật trở thành doanh thu. Một số chiến lược kiếm tiền từ app phổ biến bạn có thể tham khảo bao gồm: 

  • Kiếm tiền từ các quảng cáo: Đây là cách kiếm tiền dễ nhất nhưng lại dễ khiến khách hàng ghét bỏ vì gây phiền nhiễu đến quá trình thao tác.
  • Mua hàng từ ứng dụng: Phù hợp với các các app liên kết với trang thương mại điện tử hoặc các ứng dụng trò chơi. Với app bán sản phẩm thông thường, người dùng có thể liên kết ngân hàng để thanh toán. Còn app game thì người dùng cần ảo hóa hoặc đổi tiền.
  • Thu phí đăng ký và sử dụng mô hình freemium: Thu phí dịch vụ hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng năm cho app sau khi hết thời hạn dùng thử miễn phí. Nếu không đăng ký sẽ dừng truy cập.
  • Giao dịch hoặc liên kết: Kiếm tiền bằng cách tính phí hoa hồng cho các giao dịch hàng hóa hoặc tài chính.

Khi lựa chọn chiến lược kiếm tiền, bạn nên liên kết chúng với mục đích của ứng dụng và mục tiêu của người dùng để đảm bảo hiệu quả. 

6. Xây dựng lưu đồ cho dự án thiết kế app

Với bước này, bạn cần tạo một bản phác thảo để minh họa trình tự thao tác của người dùng trên ứng dụng. Lưu đồ này nên chi tiết hóa toàn bộ biểu tượng, tab và các hành vi có thể xảy ra. Thông qua đó, bạn mới có thể hình dung được giao diện và thao tác vận hành của ứng dụng.

7. Chuẩn bị Wireframe

Sau khi có lưu đồ, bạn cần xây dựng một Wireframe chi tiết cho ứng dụng của mình để hình dung màn hình, chức năng và tiến trình thao tác. Đồng thời, phác thảo các thiết kế trực quan thông qua stack có sẵn trong wireframe trên web như: màu sắc, phông chữ, chủ đề, biểu tượng, hình ảnh, video,... Như vậy, bạn sẽ nắm lòng ngoại hình cũng như cách mà ứng dụng hoạt động.

8. Định hình phát triển thương hiệu và bản sắc cho ứng dụng

Để thu hút người dùng cài đặt và gia tăng tỷ lệ cạnh tranh, bạn cần phát triển thương hiệu và tạo bản sắc riêng cho ứng dụng theo cách sau:

  • Xây dựng ứng dụng mang lại trải nghiệm cá nhân hóa người dùng.
  • Truyền tải thông điệp, nội dung và hình ảnh đáng nhớ cho người dùng.
  • Thiết kế giao diện đẹp mắt, bố cục gọn gàng, logic và dễ sử dụng.
  • Lựa chọn biểu tượng đẹp mắt và màu sắc nổi bật, phù hợp.
  • Tên ứng dụng dễ nhớ, lôi cuốn.
  • Trang đích của app phá cách và thu hút.
  • Tích hợp CTA thân thuộc, dễ mến.
  • Cập nhật tính năng dựa trên phản hồi và mong muốn của khách hàng.

Sử dụng biểu tượng đẹp mắt, mang đậm giá trị thương hiệu

Sử dụng biểu tượng đẹp mắt, mang đậm giá trị thương hiệu

9. Lựa chọn đối tác thiết kế app và dự tính chi phí

Sau khi đã có danh sách tính năng và wireframe bạn cần bắt đầu lựa chọn đối tác thiết kế app dựa trên 2 tiêu chí là chất lượng - chi phí. Hãy lựa chọn những đơn vị thiết kế có nhiều kinh nghiệm trong ngành của bạn để đảm bảo chuyên môn và tính minh bạch. Ngoài ra, đừng quên đàm phán trả giá để đảm bảo chi phí phù hợp với mức mà bạn có thể chi trả.

Những ứng dụng lớn, tính năng phức tạp thường mất nhiều thời gian thiết kế và chi phí hơn. Bạn cần tiền để thử nghiệm, tiếp thị và chi trả cho một vài khoản phí khác. Do đó, hãy lập báo cáo chi tiết tất cả các khoản phí này để xác định tổng số vốn cần đầu tư.

Tham khảo thêm: 7 tiêu chí lựa chọn công ty thiết kế app mobile cho doanh nghiệp

10. Kiểm tra phiên bản Beta

Trước khi ra mắt sản phẩm, bạn cần chạy thử nghiệm bản beta của app để theo dõi các vấn đề và sự cố có thể phát sinh. Đồng thời, xác định các lỗi nghiêm trọng có thể xảy ra cũng như những ấn tượng chưa được tốt của ứng dụng. Có 2 vấn đề bạn cần kiểm tra, bao gồm: 

  • Test ứng dụng trên iOS bằng platform và trên Android bằng ubertesters.
  • Để nhân viên trong công ty hoặc một nhóm đối tượng khách hàng dùng thử ứng dụng. Sau đó, thu về phản hồi từ trải nghiệm của họ và tiến hành sửa chữa, khắc phục.

11. Phát hành ứng dụng và marketing

Sau khi hài lòng với ứng dụng, bạn cần phát hành và tiếp thị để ứng dụng được tiếp cận với nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Trước hết, hãy khởi chạy ứng dụng của mình trên cửa hàng Google Play và iTunes App Store.

Sau khi ứng dụng đã hiện diện trên các nền tảng, bạn cần tiến hành chạy quảng cáo trên Twitter, Instagram, Facebook, Google hoặc Email, các bài báo… Khi app được phủ sóng trên mọi nền tảng thì mức độ tiếp cận với khách hàng sẽ được cải thiện đáng kể.

Phát hành app trên nền tảng đã lựa chọn

Phát hành app trên nền tảng đã lựa chọn

12. Đánh giá và hoàn thiện

Thay đổi và cải thiện là điều kiện rất cần thiết nếu bạn muốn ứng dụng của mình có thể trường tồn lâu dài trên điện thoại của khách hàng. Vậy nên, khi ứng dụng đã khởi chạy bạn cần thu thập tất cả các phản hồi của khách hàng (cả tích cực lẫn tiêu cực).

Nếu phản hồi tốt, hãy chuẩn bị giai đoạn tiếp theo cho ứng dụng còn những phản hồi tiêu cực bạn cần xác định nguyên nhân gây ra vấn đề đó để có những cải thiện phù hợp hơn.

Trên đây, Bizfly đã tổng hợp 12 bước biến ý tưởng thiết kế app của bạn thành hiện thực trong bài viết trên. Bạn đã có ý tưởng cho ứng dụng của mình? Hãy áp dụng ngay 12 bước trên để hiện thực hóa cho ý tưởng phát triển app từ hôm nay.

>>>Xem thêm: Bizfly App - Dịch vụ Thiết kế app theo yêu cầu chuyên nghiệp và uy tín nhất hiện nay tại Việt Nam

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly