22 cách quảng bá ứng dụng miễn phí mà không cần quảng cáo

Thủy Nguyễn 23/03/2023

Hình thức tiếp thị ứng dụng trả tiền là giải pháp quảng bá đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên ngoài quảng cáo trả tiền thì vẫn còn nhiều cách quảng bá ứng dụng miễn phí nhưng cực hiệu quả. Cùng Bizfly tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tạo Website hoặc Landing page cho ứng dụng

Website và Landing page là những trang nội dung có thể giúp doanh nghiệp cung cấp thông tin về ứng dụng hoàn toàn miễn phí trên nền tảng Google tìm kiếm.

Khi thiết kế website hoặc landing page, doanh nghiệp có quyền tùy chỉnh mà không phải lo ngại đến các giới hạn về thuật toán như trên cửa hàng ứng dụng. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể thỏa thích tạo ra đặc điểm nhận diện thương hiệu riêng cho app của mình trên website để tăng độ phủ mọi lúc và mọi nơi.

Quảng bá ứng dụng miễn phí thông qua website và landing page (Ứng dụng Liên quân mobile)

Quảng bá ứng dụng miễn phí thông qua website và landing page (Ứng dụng Liên quân mobile)

Xem thêm: Web app là gì? So sánh sự khác nhau giữa Web app và Website

2. Xây dựng blog

Blog là nơi doanh nghiệp có thể cung cấp và chia sẻ thường xuyên các thông tin xoay quanh về thế giới ứng dụng của mình. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể cập nhật các thay đổi, chỉnh sửa ứng dụng đến với người dùng thông qua blog. Những thông tin trên blog vừa dễ chia sẻ vừa có thể phủ sóng trên mọi phương tiện truyền thông để người dùng biết đến app của bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, để thao tác cuối cùng của người dùng kết thúc trên trang web, doanh nghiệp cần đính kèm blog kèm với trang web và ngược lại.

Sử dụng blog như một công cụ hiệu quả để quảng bá ứng dụng game online (Nguồn: Riot Games)

Sử dụng blog như một công cụ hiệu quả để quảng bá ứng dụng game online (Nguồn: Riot Games)

3. Xây dựng ứng dụng trên mạng xã hội

Quảng bá app trên các nền tảng mạng xã hội lớn như: Facebook, Twitter, Linkedin, Instagram... sẽ mang đến cơ hội chuyển đổi lớn dành cho doanh nghiệp. Trên mỗi nền tảng, doanh nghiệp nên dùng chiến lược nội dung khác nhau để mang lại cơ hội tiếp thị rộng mở hơn cho ứng dụng.

Một vài chiến lược tiếp thị hiệu quả trên mạng xã hội mà doanh nghiệp có thể áp dụng là: cập nhật thông tin về ứng dụng, thông báo cập nhất mới, giới thiệu URL website và blog...

Quảng bá ứng dụng trên nền tảng mạng xã hội (Ứng dụng CafeF)

Quảng bá ứng dụng trên nền tảng mạng xã hội (Ứng dụng CafeF)

4. Tạo sự hiện diện trên các trang đánh giá ứng dụng

Đánh giá là bằng chứng thép giúp người dùng nâng cao nhận thức và niềm tin đối với ứng dụng. Vậy nên, doanh nghiệp nên khởi tạo các đánh giá về ứng dụng trên các website đánh giá để gia tăng mức độ uy tín cho app của mình.

Tạo sự hiện diện của ứng dụng trên các trang đánh giá để gia tăng mức độ uy tín cho app (Ứng dụng Soha News)

Tạo sự hiện diện của ứng dụng trên các trang đánh giá để gia tăng mức độ uy tín cho app (Ứng dụng Soha News)

5. Tối ưu SEO cho Web và tối ưu ASO

Tối ưu ASO cho ứng dụng và tối ưu SEO cho website để cải thiện thứ hạng app trên 2 nền tảng là cửa hàng ứng dụng và công cụ tìm kiếm. Đây là cơ hội để ứng dụng được xuất hiện trước mắt khách hàng nhiều hơn và tiếp cận được nhiều người dùng mới hơn. Quá trình tối ưu chỉ cần đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ thuật mà không tốn bất kỳ chi phí nào nên doanh nghiệp có thể đầu tư lâu dài ở mảng này.

6. Tạo video quảng cáo

Nhà phát triển app hoàn toàn có thể tự thiết kế và sáng tạo video quảng cáo ứng dụng để tiếp thị trên youtube, mạng xã hội hoặc làm video xem trước trên trang sản phẩm để tiết kiệm chi phí. Hiện nay có rất nhiều nền tảng hỗ trợ tạo video miễn phí như Powtoon, Capcut,... để doanh nghiệp thỏa sức sáng tạo, chia sẻ và tiếp thị đến với người dùng.

Sản xuất các video quảng cáo ứng dụng trên các nền tảng khác nhau

Sản xuất các video quảng cáo ứng dụng trên các nền tảng khác nhau

7. Nhờ bạn bè giới thiệu

Truyền miệng là phương pháp quảng bá app vừa nhanh chóng, an toàn, vừa hiệu quả mà hoàn toàn miễn phí. Doanh nghiệp chỉ cần sử dụng các mối quan hệ thân thiết như: bạn bè, đồng nghiệp, người thân… để nhờ họ giới thiệu app cho những người xung quanh. Đây là giải pháp tăng lượt cài đặt rất hiệu quả và tiết kiệm dành cho các ứng dụng mới.

8. Đăng trên các nhóm xã hội

Mạng xã hội là nền tảng quảng cáo ứng dụng hoàn toàn miễn phí và hiệu quả mà doanh nghiệp cần khai thác. Chỉ với các bài đăng giới thiệu app hoặc chia sẻ đường link trang web… lên trang cá nhân hoặc hội nhóm có chung sở thích là doanh nghiệp có thể tìm được một lượng lớn khách hàng tiềm năng mà không cần bỏ ra bất cứ chi phí nào.

9. Thu hút các blogger nói về ứng dụng

Sử dụng KOL là các blogger nổi tiếng để họ giới thiệu ứng dụng miễn phí là phương pháp tiếp thị tiết kiệm mà doanh nghiệp cần lưu tâm. Bởi vì các blogger rất khát nội dung, họ sẵn sàng viết bài miễn phí về các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực sáng tạo của họ để thu hút người đọc. Vậy nên, doanh nghiệp chỉ cần tìm các blogger liên quan và liên lạc với họ để nhờ họ viết bài là được.

Sử dụng KOL là các blogger nổi tiếng để họ giới thiệu ứng dụng miễn phí

Sử dụng KOL là các blogger nổi tiếng để họ giới thiệu ứng dụng miễn phí

10. Gửi thông cáo báo chí

Thông cáo báo chí là phương pháp phủ sóng thương hiệu và nâng cao nhận thức về ứng dụng hiệu quả dành cho app mới. Thông qua các bài báo, ứng dụng của bạn sẽ trở nên nổi tiếng và được nhiều người biết đến hơn. Đặc biệt là khi các bài đăng được đính kèm được link website hoặc link tải xuống sản phẩm thì doanh nghiệp còn có khả năng thu về lượt chuyển đổi vượt trội.

11. Làm cho ứng dụng miễn phí khi ra mắt

Người dùng rất thích dùng những ứng dụng miễn phí và không mấy hứng thú với các loại app yêu cầu trả phí ngay từ đầu. Vậy nên, nếu loại app mà bạn tiếp thị cần phải trả phí mới được sử dụng thì ngay từ đầu bạn nên cho phép khách hàng dùng thử miễn phí để thu hút lượt tải xuống. Sau khi hoàn tất khơi gợi sự tò mò và đánh trúng vào nhu cầu của người dùng thì mới áp dụng quy tắc trả phí cũng chưa muộn.

12. Yêu cầu người dùng đánh giá

Đánh giá và xếp hạng ảnh hưởng rất nhiều đến thuật toán xếp hạng trên cửa hàng App Store. Vậy nên, doanh nghiệp nên tìm cách cải thiện đánh giá và yêu cầu người dùng đánh giá nhiều hơn để tạo dựng danh tiếng cũng như sự uy tín cho app của mình. Giải pháp hoàn hảo nhất là gửi yêu cầu đánh giá thông qua các phương tiện như: email, mạng xã hội hoặc gửi trực tiếp thông qua app,...

13. Cố gắng để có được lời chứng thực VIP

Chứng thực VIP được xây dựng từ nhận định của những người nổi tiếng, KOL hoặc những người có thẩm quyền... Chỉ cần những người này đưa ra nhận xét và đánh giá tốt về ứng dụng của bạn trên trang cá nhân, blog hoặc một phương tiện truyền thông nào đó… thì tỷ lệ chuyển đổi app của doanh nghiệp sẽ được gia tăng rất nhanh. Doanh nghiệp cũng có thể trích dẫn nhận xét của người nổi tiếng lên phần mô tả ứng dụng trên trang sản phẩm, website, blog cá nhân... để nâng cao độ tin cậy.

Xây dựng chứng thực VIP bằng nhận xét và sự tin tưởng của người nổi tiếng

Xây dựng chứng thực VIP bằng nhận xét và sự tin tưởng của người nổi tiếng (Ứng dụng Lazada)

14. Tham gia các cuộc thi ứng dụng

Hiện nay, các cuộc thi ứng dụng đang nhận được rất nhiều sự chú ý từ người dùng và cả giới báo chí. Doanh nghiệp có thể tham gia những cuộc thi này để nâng cao nhận thức, mức độ tín nhiệm cho ứng dụng của mình.

Chỉ cần dành chiến thắng, ứng dụng của bạn còn có cơ hội được báo giới săn đón và đưa tin, đây là cơ hội để phủ sóng thương hiệu app của bạn trên mọi mặt trận. Một số cuộc thi ứng dụng rất hot mà bạn có thể tham gia là: giải trí tuệ nhân tạo, The Mobileys,...

15. Đặt tên cho ứng dụng của bạn ở bất cứ đâu có thể

Đặt tên và đề cập tên ứng dụng mọi lúc, mọi nơi sẽ giúp doanh nghiệp tăng điểm chạm cho thương hiệu. Việc đặt tên còn giúp khách hàng có thể ghi nhớ đến ứng dụng lâu hơn. Một số phương tiện đặt tên hiệu quả nhất mà doanh nghiệp nên áp dụng bao gồm: chữ ký email, đặt trong trang web, trang tải xuống ứng dụng, hộp thư thoại,...

Luôn đặt tên ứng dụng trong các phương tiện và nền tảng khác nhau giúp khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu (Ứng dụng Lotus)

Luôn đặt tên ứng dụng trong các phương tiện và nền tảng khác nhau giúp khách hàng ghi nhớ đến thương hiệu (Ứng dụng Lotus)

16. Tổ chức một cuộc thi

Tổ chức một cuộc thi và yêu cầu người dùng sử dụng hashtag trên mạng xã hội hoặc chia sẻ ứng dụng đến bạn bè người thân để nhận thưởng là giải pháp quảng cáo rất hiệu quả. Người chiến thắng cuộc thi sẽ được nhận các phần quà hoặc phần thưởng từ ban tổ chức. Cách làm này chính là giải pháp kích thích người dùng chủ động chia sẻ ứng dụng đến với người thân, bạn bè. Đây là cơ hội để thúc đẩy tỷ lệ tải xuống và tăng tỷ lệ phủ sóng cho ứng dụng trên mọi nền tảng.

17. Update ứng dụng thường xuyên

Nhà phát triển nên update ứng dụng, thay đổi hoặc cập nhật tính năng mới cho ứng dụng một cách thường xuyên để tạo nên sự mới mẻ và lôi kéo người dùng ở lại với app lâu hơn. Trong một số trường hợp, tính năng mới còn giúp app tái thu hút người dùng cũ và tiếp cận được nhiều khách hàng mới. 

Lưu ý: khi cập nhật một tính năng mới cho ứng dụng, doanh nghiệp nên thông báo đến người dùng trên các nền tảng như: website, blog, mạng xã hội,...

18. Luôn phản ứng với các đánh giá hoặc nhận xét tiêu cực

Phản hồi các đánh giá tiêu cực là sự khẳng định rằng: doanh nghiệp luôn quan tâm đến cảm nhận, trải nghiệm của khách hàng và nhà phát triển vẫn đang hết mình nỗ lực để cải thiện những sai sót. Thông qua cách làm đơn giản nhưng tinh tế này, khách hàng sẽ có thiện cảm hơn với nhà phát triển và sẵn sàng ở lại hoặc chia sẻ ứng dụng đến với người thân của mình.

Phản hồi đánh giá tiêu cực bằng thái độ niềm nở

Phản hồi đánh giá tiêu cực bằng thái độ niềm nở

19. Cố gắng trả lời các câu hỏi trên các diễn đàn phổ biến khác nhau

Sử dụng tên thương hiệu app để giải đáp các câu hỏi hoặc thắc mắc trên các diễn đàn công khai sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng cơ hội được biết đến nhiều hơn. Đặc biệt, nếu ứng dụng của bạn có thể giải quyết được vấn đề của người hỏi thì nên đề cập đến nó ngay trong câu trả lời hoặc bài đăng.

Lưu ý: Câu trả lời nên nên được lồng ghép tên app và link tải app một cách tự nhiên thì mới có thể lấy được sự tin tưởng từ mọi người.

20. Thưởng cho những khách hàng trung thành

Nuôi dưỡng, xây dựng tệp khách hàng trung thành bằng các phần thưởng sẽ giúp doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn. Ngoài gửi quà hoặc mã khuyến mãi tri ân, doanh nghiệp có thể gửi lời cảm ơn thông qua việc trả lời đánh giá hoặc gửi email. Sự quan tâm đơn giản này sẽ giúp doanh nghiệp có thể biến khách hàng trung thành trở thành đại sứ quảng cáo ứng dụng miễn phí cho mình.

21. Sáng tạo Video demo cho ứng dụng

Video demo là một video giới thiệu đầy đủ, ngắn gọn về ứng dụng với mục đích để khách hàng chia sẻ rộng rãi trên các nền tảng xã hội đồng thời cho phép doanh nghiệp chạy quảng cáo quảng bá ứng dụng.

Hãy đầu tư thời gian, chất xám và đóng góp ý tưởng của toàn bộ nhân viên để cho ra một video demo hoàn hảo nhất. Đừng quên đặt mình là vị trí người xem để đánh giá video có thu hút và cung cấp những thông tin cần thiết hay không.

Video demo của ứng dụng Clash of Clans

Video demo của ứng dụng Clash of Clans

22. Thiết kế biểu tượng bắt mắt

Giữa hàng trăm lựa chọn ứng dụng trên điện thoại di động, để gây ấn tượng với khách hàng không gì ngoài thiết kế biểu tượng. Đây chính là cách quảng bá ứng dụng mang lại hiệu quả cao nhất bởi sẽ đánh trực tiếp vào tâm lý, kích thích khách hàng tải app mà không tốn thêm chi phí quảng cáo.

Một số chú ý để biểu tượng ứng dụng trở nên bắt mắt hơn bao gồm: kiểu dáng lạ mắt, màu sắc tạo sự tương phản, không chèn nhiều văn bản kí tự, kết hợp biểu tượng độc đáo,...

Trên đây, Bizfly đã tổng hợp 20 cách quảng bá ứng dụng miễn phí mà không cần quảng cáo trong bài viết trên. Mong rằng, những gợi ý trên sẽ giúp quý doanh nghiệp xây dựng được một chiến lược quảng bá toàn diện và hiệu quả để nâng cao nhận thức thương hiệu cho ứng dụng của mình.

>> 16 chiến lược mobile app marketing phổ biến mà bạn cần biết

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly