7 mẹo hiệu quả giúp tăng khả năng tương tác của người dùng trên ứng dụng

Thủy Nguyễn 02/03/2023

Tương tác của người dùng trên ứng dụng là cơ sở để doanh nghiệp gia tăng khả năng bán hàng và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên, không phải ứng dụng nào cũng đủ thu hút và mang lại trải nghiệm tối ưu để thúc đẩy tương tác người dùng. Áp dụng ngay 7 mẹo giúp tăng tương tác người dùng app mà Bizfly tổng hợp dưới đây để giải quyết vấn đề này.

1. Tăng khả năng học hỏi

Tăng khả năng học hỏi tương tác là mẹo giúp ứng dụng nâng cao trải nghiệm người dùng thông qua việc xây dựng giao diện logic, trình tự điều hướng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Học hỏi ở đây là khả năng cho phép người dùng đạt được tác vụ trong lần sử dụng đầu tiên và tốc độ người dùng có thể học hỏi hay ghi nhớ từ trải nghiệm đó.

Việc tăng khả năng học hỏi cho người dùng khá đơn giản. Bạn chỉ cần thiết kế app rõ ràng, dễ hiểu và tinh gọn thao tác để nâng cao trải nghiệm điều chỉnh. Ngoài ra, hệ thống điều hướng của app cần phải hợp lý và nhất quán để người dùng có thể lặp lại thao tác và không bị bối rối khi sử dụng.

Giao diện dễ hiểu, thao tác đơn giản giúp nâng cao khả năng học hỏi của người dùng

Giao diện dễ hiểu, thao tác đơn giản giúp nâng cao khả năng học hỏi của người dùng

2. Chú ý đến cách cầm điện thoại

Thiết kế app tương thích với thói quen cầm điện thoại của người dùng là giải pháp kéo dài tương tác ứng dụng rất hiệu quả. Dưới đây là 3 thói quen cầm điện thoại phổ biến nhất:

  • Cầm 1 tay: Người dùng này sẽ thao tác và điều hướng trên app bằng ngón tay cái.
  • Cầm 2 tay: Người dùng này sẽ thao tác với màn hình bằng cả 2 ngón cái.
  • Cầm 1 tay, lướt 1 tay: người dùng sẽ dùng 1 tay cầm điện thoại và dùng ngón trỏ của tay còn lại để tương tác.

Designer cần dựa vào 3 thói quen này để thiết kế bố cục và đặt nút hiệu lệnh nhằm giúp quá trình tương tác của người dùng đơn giản, dễ dàng hơn. Có 3 vị trí đặt nút tối ưu nhất cho cả 3 cách cầm điện thoại ở phía trên là: Phía dưới bên trái màn hình, giữa màn hình tương tác và phía dưới bên phải màn hình.

Nghiên cứu thói quen cầm điện thoại của người dùng giúp nhà thiết kế chọn các vị trí đặt các nút chuyển đổi thích hợp

Nghiên cứu thói quen cầm điện thoại của người dùng giúp nhà thiết kế chọn các vị trí đặt các nút chuyển đổi thích hợp

3. Áp dụng những mẫu thiết kế app phổ biến

Khi sử dụng app, người dùng thường có xu hướng tìm đến những không gian thân quen để rút ngắn thời gian thao tác và dễ dàng điều hướng ứng dụng theo ý muốn của bản thân. Do đó, để tăng tương tác cho người dùng app bạn nên ứng dụng quy luật sử dụng các mẫu phổ biến để tạo cảm giác thân thuộc cho người dùng mới.

Cụ thể, màn hình app nên chứa các mẫu nhận dạng phổ biến và trực quan để giúp người dùng app tự tin hơn với thao tác của mình. Ngoài ra, ứng dụng nên được thêm các tùy chỉnh tiêu chuẩn để người dùng không bị choáng ngợp hay cảm thấy khó chịu trước một giao diện app quá xa lạ. Việc áp dụng các mẫu phổ biến và tiêu chuẩn còn giúp người dùng có thể học hỏi các thao tác nhanh hơn cũng như hứng thú hơn với trải nghiệm của mình.

Sử dụng các mẫu giao diện app phổ biến tạo sự quen thuộc đối với người dùng

Sử dụng các mẫu giao diện app phổ biến tạo sự quen thuộc đối với người dùng

4. Tạo giao diện người dùng "sạch"

Màn hình app hiển thị trên điện thoại người dùng không quá nhỏ, không quá lớn hoặc quá rườm rà là giao diện người dùng “sạch”. Thiết kế này sẽ giúp tối ưu quy trình thao tác với app và đơn giản hóa quá trình tiếp cận sản phẩm của người dùng.

Để xây dựng một giao diện “sạch” mọi người cần: dùng các biểu tượng làm thành phần tương tác, sử dụng biểu tượng tương ứng với thông điệp,... Những yếu tố này sẽ giúp tiết kiệm không gian màn hình, hạn chế sự lộn xộn, mang đến trải nghiệm tốt và giữ được người dùng ở lại với ứng dụng lâu hơn.

5. Giảm số lượng hành động

Hầu hết người dùng đều rất ghét các hành động cắt ngang gây nhiễu phiền đến quá trình thao tác hoặc nhiệm vụ của bản thân. Đây là lý do khiến không ít người dùng ứng dụng quyết định gỡ cài đặt app khỏi điện thoại của mình. Do đó, mọi người cần giảm tối đa số lượng hành động xuất hiện trên ứng dụng để hạn chế sự khó chịu cho khách hàng của mình.

Như vậy, app chỉ nên được bổ sung các chức năng cốt lõi để cung cấp cho người dùng thứ họ cần. Đồng thời, các hành động như quảng cáo cắt ngang, tự động mở tab,... nên được hạn chế để giúp ứng dụng vừa dễ dùng, vừa mang lại trải nghiệm tối ưu.

Hạn chế các hành động cắt ngang khi người dùng đang tương tác trên app

Hạn chế các hành động cắt ngang khi người dùng đang tương tác trên app

6. Thêm cơ chế trò chơi - Game hóa app

Một ứng dụng sẽ rất đỗi bình thường, nhàm chán và kém thu hút nếu chỉ cung cấp một số ít thao tác cơ bản. Đây là lý do các yếu tố cảm xúc nên được đưa vào app để mang đến sự độc đáo, thú vị và hấp dẫn cho người dùng. Một trong những giải pháp lồng ghép cảm xúc hiệu quả nhất hiện nay chính là thêm các cơ chế trò chơi hay game hóa app. 

Những trò chơi như làm nhiệm vụ, leo bảng xếp hạng, vượt chướng ngại vật, chinh phục thử thách, giải trí… để nhận thưởng và tích điểm là cách thúc đẩy người dùng tương tác với ứng dụng, sản phẩm nhiều hơn. Đây còn là yếu tố lôi kéo người dùng chủ động truy cập sử dụng app. Khi tích hợp game, mọi người nên lồng ghép thêm một vài yếu tố vui nhộn để giúp người dùng thư giãn và giải tỏa căng thẳng.

Xem thêm: Game hóa ứng dụng là gì? Lợi ích, cách áp dụng và ví dụ

Thêm cơ chế trò chơi hay game hóa ứng dụng giúp tăng trải nghiệm của người dùng app

Thêm cơ chế trò chơi hay game hóa ứng dụng giúp tăng trải nghiệm của người dùng app

7. Kiểm tra, thử nghiệm

Để biết ứng dụng có mang lại trải nghiệm tối ưu và thân thiện với người dùng hay không thì đơn vị phát triển cần tiến hành bước kiểm tra, thử nghiệm. Testing là giai đoạn thiết yếu giúp mọi người chứng thực tiềm năng và tìm kiếm các vấn đề có thể phát sinh gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng app của người dùng. Vậy nên, nhà phát triển app nên tiến hành chạy thử nghiệm ứng dụng ở giai đoạn xây dựng UX với các khách hàng tiềm năng.

Bằng cách này, mọi người có thể xác định các vấn đề, lỗi thông qua feedback của người dùng thử để nhanh chóng cải thiện và loại bỏ chúng. Đây là điều kiện để mang đến sự hài lòng tuyệt đối cho người dùng tiềm năng. Chú ý bước này nên thực hiện trước khi app được bàn giao cho nhóm phát triển.

Kiểm tra và thử nghiệm để xác định được các vấn đề cần xử lý

Kiểm tra và thử nghiệm để xác định được các vấn đề cần xử lý

Bài viết trên, Bizfly đã bật mí 7 mẹo tăng khả năng tương tác người dùng trên ứng dụng di động. Các cá nhân, doanh nghiệp nên thử áp dụng giải pháp này để cải thiện trải nghiệm của khách hàng và tạo ra chuyển đổi giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh.

>> 10 yếu tố nhỏ nhưng rất quan trọng trong thiết kế mobile app

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly