URL là gì? Cách tối ưu URL hiệu quả cho hoạt động SEO website

Thủy Nguyễn 17/03/2021

URL có lẽ là thuật ngữ đã quá đỗi quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người đặc biệt là những người làm SEO. Tuy nhiên, để hiểu một cách rõ ràng và cặn kẽ về khái niệm URL là gì cũng như những lợi ích và ý nghĩa của URL đối với sự phát triển website như thế nào thì không phải ai cũng có thể hiểu và có kiến thức về nó. 

Cùng Bizfly tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này tại nội dung dưới đây.

URL là gì?

URL (tên viết tắt của Uniform Resource Locator) là một phương tiện, cách thức giúp người dùng có thể truy cập đến tài nguyên mạng của máy tính với khả năng tạo ra nhiều siêu liên kết cho các website dễ dàng. Mỗi tài nguyên mà người dùng truy cập đều được gán một địa chỉ IP hay đường link cố định. Bạn chỉ cần nhập địa chỉ hay đường link nói trên và tìm kiếm là đã có thể đi đến website mà mình mong muốn.

Ví dụ: Đường dẫn link hoặc địa chỉ website của Bizfly: https://bizfly.vn/

url là gì

URL là gì? 

Phân loại URL

Hiện nay, hầu hết các trang web trên thế giới đều sẽ có cả 2 loại URL, đó là:

  • URL dạng động (?id=): Đây là URL có khả năng thay đổi thường thấy ở các website diễn đàn hay website được thiết kế với mã nguồn mở. Dạng website này không được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao.
  • URL dạng tĩnh (.html): Đây là dạng URL không thể thay đổi và được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao hơn từ đó website trở nên thân thiện và tối ưu hơn.

Cấu trúc của URL gồm những gì? 

Vào đầu năm 1994, cấu trúc URL được xác định bởi một nhà khoa học vĩ đại người Anh, người đã tạo ra trình duyệt web đầu tiên trên thế giới - Sir Tim Berners- Lee. Một URL với đầy đủ các thành phần sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản dưới đây:

Scheme URL 

Scheme URL (giao thức kết nối) biểu thị giao thức mà ứng dụng và máy chủ giao tiếp, gồm 3 dạng giao thức chủ yếu sau:

  • Truyền tải siêu văn bản (HTTP): Xác định hành động của máy chủ web và trình duyệt cần thực hiện và đáp ứng một lệnh nào đó.
  • An toàn (HTTPS): Là dạng HTTP hoạt động với lớp bảo mật, mã hoá để đảm bảo mọi thông tin được truyền tải một cách an toàn.
  • Truyền tệp tin (FTP): Là giao thức truyền tải file dữ liệu qua internet.

Hiện nay, việc sử dụng Scheme URL không còn cần thiết như trước nữa bởi trình duyệt có thể tự động lựa chọn giao thức phù hợp với trang web, Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp bắt buộc phải dùng đến.

Cấu trúc của URL gồm những gì

Cấu trúc của URL gồm những gì? 

Authority URL 

Authority URL là phần bắt đầu sau 2 dấu gạch chéo nối tiếp giao thức bao gồm World Wide Web và tên miền:

  • Domain: Trong hệ thống phân miền thì đây chính là tên miền cao cấp nhất được sử dụng để lấy địa chỉ IP thành địa chỉ đơn giản và dễ nhớ hơn. Các loại tên miền cao cấp phổ biến hiện nay đó là: .net, .com và .gov
  • Subdomain: Do DNS là một hệ thống phân cấp vì vậy những yếu tố như ‘WWW" là tên miền phụ của tên miền cao cấp nhất ".com". Ví dụ: tên miền đăng ký Google.com có một số tên miền phụ như "news.google.com" hay “www.google.com”

Thành phần bổ sung của một URL là gì? 

Dưới đây là 3 thành phần chính bổ sung của URL mà Bizfly đưa ra để giúp bạn có thể hiểu hơn về khái niệm này:

  • Path (đường dẫn): Đường dẫn Path sẽ giúp bạn đi đến thư mục hay file trên máy chủ một cách chính xác được bắt đầu bằng dấu gạch chéo và có các dấu gạch chéo nữa giữa các thư mục và thư mục con. 
  • Query (truy vấn): Phần truy vấn Query được sử dụng để thực hiện tìm kiếm hay khi website đang phân phối dữ liệu qua các biểu mẫu và xác định những thứ không phải là thành phần của cấu trúc đường dẫn cố định. Phần truy vấn kết thúc sau dấu hỏi chấm và đường dẫn. 
  • Fragment (phân mảnh): Bắt đầu bằng một dấu #, phân mảnh được sử dụng để xác định vị trí cụ thể của website và tạo mục lục trang web để dễ dàng điều hướng . Khi sử dụng phân mảnh thích hợp ở cuối URL, trình duyệt của bạn sẽ phải tải trang và chuyển đến liên kết neo được tạo bởi các nhà thiết kế.

Thành phần bổ sung của một URL là gì

Thành phần bổ sung của một URL là gì? 

Mối quan hệ giữa URL, URI và URN

Về cơ bản thì URL chính là một dạng của URI. Tuy nhiên, một số tài liệu lại cho rằng URL và URI là 2 từ đồng nghĩa, vậy mối quan hệ giữa các khái niệm này là như thế nào?

URI có thể hiểu là một khái niệm nếu như phân loại theo nhận dạng thì sẽ là URL, nếu phân loại theo tên gọi sẽ là URN hoặc đôi khi là cả hai. Hiểu một cách đơn giản thì URI là việc xác định nhận dạng cho một đối tượng, URN chính là việc đặt tên cho đối tượng và URL chính là phương pháp để ta có thể tìm đối tượng đó.

URL có ảnh hưởng như thế nào đến SEO? 

Như đã nói ở trên, URL chính là đường dẫn tới trang web mà người dùng muốn truy cập một cách vô cùng chính xác. Sau đây là những lợi ích, tác động của URL đến hoạt động SEO website của doanh nghiệp:

  • URL giúp người dùng miêu tả một site hay một page, tạo nên URL chính xác, thuyết phục và hấp dẫn, giúp web của bạn tạo được ấn tượng tốt và có vị thế tốt trên thị trường trực tuyến.
  • Giúp website của bạn tăng thứ hạng một cách nhanh chóng.
  • Tăng khả năng thuyết phục khách hàng truy cập vào link bài viết.
  • Giúp khách hàng có thể ghi nhớ thương hiệu của doanh nghiệp một cách dễ dàng, tăng tỷ lệ quay lại vào lần sau của khách hàng.

URL có ảnh hưởng như thế nào đến SEO

URL có ảnh hưởng như thế nào đến SEO? 

 

Có lẽ qua những thông tin mà Bizfly đã đưa ra trong bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ URL là gì và những lợi ích to lớn mà nó mang lại. Đặc biệt là khả năng dẫn người dùng đến với website mà họ mong muốn nhanh chóng, dễ dàng và chính xác. Để giúp mọi người có thể triển khai hoạt động SEO website trở nên đơn giản và dễ dàng, Bizfly cung cấp dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu cao cấp và chuẩn SEO cho doanh nghiệp giúp nâng cao vị thế thương hiệu của khách hàng trên các công cụ tìm kiếm.

Để liên hệ thiết kế website chuẩn SEO của Bizfly, mọi người vui lòng liên hệ hotline 1900636465 hoặc truy cập địa chỉ website https://bizfly.vn/giai-phap/bizfly-website.html và làm theo hướng dẫn để được nhân viên tư vấn cụ thể.

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly