Visual Storytelling là gì? Cách thực hiện Visual Storytelling trong Marketing

Nhật Lệ 14/03/2024

Visual Storytelling được ra đời và áp dụng phổ biến để nâng cao hiệu suất tiếp cận khách hàng khi các chiến lược quảng cáo, truyền tải thông điệp dưới dạng văn bản đơn thuần đã  không còn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đối tượng mục tiêu. 

Phương pháp Visual Storytelling không chỉ là một xu hướng mà còn là một chiến lược mạnh mẽ có khả năng nâng cao trải nghiệm của khách hàng và chạm tới cảm xúc sâu sắc. Bizfly sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và ứng dụng của Visual Storytelling thông qua những thông tin chia sẻ dưới đây.

Visual Storytelling là gì?

Người đọc tiếp cận nội dung Visual Storytelling với nhiều xúc cảm và thấu hiểu sâu sắc thông điệp thương hiệu
Người đọc tiếp cận nội dung Visual Storytelling với nhiều xúc cảm và thấu hiểu sâu sắc thông điệp thương hiệu

Visual Storytelling là một phương pháp truyền đạt thông điệp, câu chuyện hoặc thông tin bằng cách sử dụng các yếu tố trực quan như hình ảnh, video, đồ họa. Thay vì chỉ dựa vào ngôn từ, Visual Storytelling tận dụng sức mạnh của hình ảnh để truyền tải cảm xúc, kích thích sự hiểu biết, tạo ra một trải nghiệm tương tác mạnh mẽ cho người xem.

Hình thức kể chuyện bằng hình ảnh có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, khi những nhà tiếp thị loay hoay tìm ra cách truyền tải ý tưởng nội dung phức tạp, thông tin quan trọng. Chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy trong những năm gần đây, mức độ phổ biến của video và loạt các hoạt động truyền tải thông điệp qua hình vẽ, hình ảnh tăng vọt. Đây không chỉ là trend mà nó còn là cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực marketing. 

Lợi ích của Visual Storytelling

Có khả năng truyền tải lượng thông tin lớn gọn gàng và dễ hiểu
Có khả năng truyền tải lượng thông tin lớn gọn gàng và dễ hiểu

“Một bức tranh đáng giá hàng ngàn từ ngữ” là câu nói kinh điển khi nhắc tới khả năng truyền tải nội dung theo Visual Storytelling. Các chuyên gia cho rằng sức ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố phi ngôn từ trong giao tiếp, chiếm tới 93% trong quá trình truyền đạt thông điệp. 

Ngoài ra, theo Forrester Research 1 phút trong video có giá trị bằng 1.8 triệu từ. Điều này càng giúp chúng ta hiểu rõ lý do vì sao người dùng sẵn sàng tương tác tích cực hơn với nội dung này thay vì thông tin dưới dạng văn bản, sử dụng nhiều chữ viết. 

Tạo ấn tượng sâu sắc và dễ nhớ

Kể chuyện bằng hình ảnh tận dụng tối đa khả năng tư duy trực quan của bộ não chúng ta và tạo điều kiện khiến thông tin trở nên hấp dẫn và đáng nhớ. Gần đây một nghiên cứu của Đại học Trung Hoa Hồng Kông chỉ ra 92,7% sinh viên thực hiện khảo sát cho biết hình ảnh động rất hữu ích trong việc hiểu văn bản và làm rõ các khái niệm.

Mặt khác, đứng trước lượng thông tin khổng lồ từ môi trường số. Việc thực hiện kể chuyện bằng hình ảnh trở nên quan trọng khi có thêm khả năng giải trí, yếu tố thu hút bằng nội dung động. 

Gia tăng sự thu hút cho thông tin

Visual Storytelling làm cho thông điệp của bạn trở nên linh hoạt và hoàn hảo trên mạng xã hội và các nền tảng trên Internet khác do mang tính thu hút cao. Một nghiên cứu của Buzzsumo cho thấy rằng các bài đăng trên Facebook có hình ảnh có mức độ tương tác cao hơn 2,3 lần so với những bài không có hình ảnh. Kể chuyện bằng hình ảnh có thể giúp thu hút sự chú ý và nổi bật, cho mọi người có nhiều khả năng tương tác với thông điệp của bạn hơn. 

Tạo kết nối cảm xúc tới người xem

Từ hình ảnh được xây dựng bởi Visual Storytelling, người xem cảm thấy kết nối cảm xúc với một câu chuyện, họ có khả năng ghi nhớ và hành động cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực tiếp thị online, nơi khách hàng khó có thể cảm nhận được sản phẩm hay các giá trị từ thương hiệu thông qua các giác quan khác. 

Đơn giản hóa thông tin phức tạp

Thay vì đối mặt với một dải số liệu khó hiểu, việc sử dụng Visual Storytelling có thể biến những con số và dữ liệu này thành hình ảnh dễ hiểu và trực quan. Điều này giúp người xem nhanh chóng nắm bắt được ý chính của thông tin và có cái nhìn tổng quan về vấn đề. 

Cách thực hiện Visual Storytelling

Visual Storytelling có thể bao gồm nhiều yếu tố và công cụ khác nhau, tùy thuộc vào mong muốn truyền tải và mục đích của thương hiệu. Truyện tranh là một ví dụ về cách kể chuyện bằng hình ảnh, dựa vào hình vẽ để truyền tải một thông điệp hoặc câu chuyện cụ thể. 

Song cách thực hiện Visual Storytelling dưới hình thức nào cũng cần tuân thủ theo một quy trình cơ bản ba bước sau. 

3 bước thực hiện Visual Storytelling
3 bước thực hiện Visual Storytelling

Lựa chọn hình ảnh, video hoặc đồ họa phù hợp

Hình ảnh, video, đồ họa có những đặc điểm khác biệt cơ bản mà bạn cần nắm rõ. Những sự khác biệt này sẽ quyết định mức độ phù hợp với nội dung mà bạn mong muốn truyền tải tới người xem. 

Cụ thể, hình ảnh có khả năng ghi lại những khoảnh khắc, cảm xúc hoặc khái niệm tạo ra tác động ngay lập tức. Mặt khác, video đưa người xem vào một thông tin lớn, mở ra một câu chuyện theo kịch bản và tạo điều kiện cho tương tác sâu sắc hơn.

Khi lựa chọn, hãy dành chút thời gian để xác định thông điệp bạn muốn truyền tải, mục tiêu cùng với đối tượng mục tiêu. Xây dựng dàn ý một số thông tin chính của thông điệp/câu chuyện mà bạn có thể trình bày một cách trực quan sẽ giúp bạn định hình đúng kế hoạch của mình. 

Xây dựng cấu trúc và trình tự câu chuyện

Mặc dù việc chia sẻ nội dung hiện có có thể có vai trò trong tiếp thị nhưng điều quan trọng là bạn phải tạo nội dung trực quan phản ánh thương hiệu của mình dựa trên cấu trúc và trình tự câu chuyện rõ ràng. Nếu bạn muốn kể một câu chuyện về điểm yếu và cách sản phẩm bạn cung cấp có thể loại bỏ khó khăn đó, hãy cân nhắc việc tạo một video hướng dẫn người mua qua hành trình đó theo cách trực quan dựa trên kịch bản mở đầu, thân, kết. 

Dựa theo kịch bản đó, bạn phát triển cấu trúc câu chuyện theo một dòng chảy tự nhiên. Dẫn dắt người xem dễ dàng di chuyển từ một phần của câu chuyện sang phần tiếp theo. 

Trong dàn ý đó, một  Cấu trúc của câu chuyện không chỉ giúp tạo ra sự hợp lý và trôi chảy, mà còn giúp hướng dẫn người xem dễ dàng di chuyển từ một điểm đến điểm khác, từ một phần của câu chuyện sang phần tiếp theo. Điều này tạo ra một liên kết mạnh mẽ với người xem, đảm bảo rằng họ sẽ tiếp tục theo dõi và tiếp thu toàn bộ thông điệp một cách có tổ chức. Cấu trúc có thể bao gồm một giới thiệu hấp dẫn, phát triển nội dung có logic, phù hợp với thực tết và một kết luận mạch lạc.

Kết hợp nội dung văn bản cùng các yếu tố trực quan khác

Trong Visual Storytelling, mặc dù hình ảnh đóng vai trò trung tâm, nhưng nội dung văn bản lại chịu trách nhiệm cung cấp bối cảnh, chiều sâu và sự rõ ràng. Do đó, không thể tách rời văn bản khỏi quá trình kể chuyện, cân bằng nội dung sẽ giúp thông điện được truyền đạt qua hình ảnh một cách rõ ràng hơn.

Để đạt được sự cân bằng giữa hình ảnh và văn bản trong Visual Storytelling, việc lựa chọn hình ảnh và văn bản phải được thực hiện một cách tỉ mỉ. Chúng cần phản ánh cùng một thông điệp hoặc thể hiện chung cảm xúc. Sự hài hòa giữa hình ảnh và văn bản là chìa khóa để người xem không bị lạc lõng giữa hai yếu tố này.

Tối ưu hóa cho các nền tảng khác nhau

Người dùng có khả năng truy cập từ nhiều nền tảng khác nhau như máy tính bảng, điện thoại di động, máy tính và tờ rơi in ấn, việc đảm bảo chiến dịch Visual Storytelling của bạn phát huy hiệu quả trên mọi thiết bị là quan trọng nhất.

Bạn sẽ cần thiết kế đáp ứng tốt trên mọi loại thiết bị và kích thước màn hình. Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng bằng cách đảm bảo tính linh hoạt và sẵn sàng tương tác của cả nội dung hình ảnh và văn bản trên nhiều nền tảng.

Thực hiện phương pháp Visual Storytelling trong Marketing

Xây dựng hình ảnh thương hiệu 

Xây dựng hình ảnh thương hiệu bằng Visual Storytelling
Xây dựng hình ảnh thương hiệu bằng Visual Storytelling

Khi triển khai phương pháp Visual Storytelling trong chiến lược marketing để xây dựng hình ảnh thương hiệu, quy trình này đòi hỏi sự cân nhắc và sáng tạo. Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn cần xác định rõ mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đạt được thông qua việc kể chuyện hình ảnh. Có thể là tăng nhận thức thương hiệu, tạo kết nối sâu sắc với khách hàng, hoặc chia sẻ giá trị cốt lõi của thương hiệu.

Đối tượng mục tiêu này là cơ sở giúp bạn định hình nội dung và thông điệp. Thông thường, nội dung chính của câu chuyện sẽ được phát triển với mục đích giải quyết những điểm đau, thách thức hoặc nhu cầu mà đối tượng mục tiêu đang phải đối mặt. Điều này giúp tạo ra sự liên kết và tương tác sâu sắc hơn, vì người xem cảm thấy rằng câu chuyện không chỉ là về thương hiệu, mà còn về họ và những vấn đề cá nhân của họ.

Đừng cố ép người xem hiểu về thương hiệu hoặc công nhận giá trị của sản phẩm một cách trực tiếp. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc thể hiện sự đồng cảm và giúp khán giả hiểu rõ hơn về khó khăn của chính họ. Bằng cách này, bạn không chỉ xây dựng một mối quan hệ sâu sắc với đối tượng mục tiêu mà còn tạo ra một cảm giác đáng tin cậy và chân thực trong câu chuyện của mình.

Kể chuyện qua cảm xúc

Hãy chọn một câu chuyện có sức cảm hứng và khả năng tạo ra cảm xúc trong khán giả. Có thể là câu chuyện về chiến thắng vượt qua khó khăn, sức mạnh của đoàn kết trong những thời điểm thách thức hoặc thậm chí là những khoảnh khắc nhỏ mang lại niềm hạnh phúc. Những câu chuyện này có tính tương đồng với định hướng phát triển thương hiệu, có khả năng khuyến khích tương tác từ khán giả bằng cách sử dụng câu hỏi, cuộc thăm dò ý kiến. 

Hoặc thúc đẩy họ chia sẻ những câu chuyện cá nhân, nhận sự hỗ trợ từ thương hiệu để xây dựng cộng đồng. 

Kể chuyện “bắt trend”

Sử dụng trend vào nội dung Visual Storytelling
Sử dụng trend vào nội dung Visual Storytelling gia tăng khả năng thu hút người dùng

Chúng ta luôn bị cuốn theo những xu hướng, trào lưu mới. Đặc biệt là đối tượng người dùng trẻ tuổi. Hãy tận dụng nó để xây dựng những câu chuyện thú vị, điều này giúp cho thương hiệu tiếp cận tốt hơn với đối tượng độc giả, cũng khiến thương hiệu luôn năng động trước tác động từ thị trường. 

Việc đồng bộ hóa chiến dịch quảng cáo và tiếp thị với những sự kiện, trào lưu mới thông qua Visual Storytelling nên được bắt đầu với việc theo dõi mạng xã hội, các trang tin tức, và các nguồn thông tin khác để nắm bắt những trào lưu và xu hướng. Sự đánh giá đa chiều sẽ giúp bạn hiểu rõ cách mọi người phản ứng và tham gia vào những xu hướng này cũng như đối tượng tiếp cận thông tin đó. 

Visual Storytelling từ chia sẻ của khách hàng

Sử dụng hình ảnh từ chính khách hàng là một chiến lược mạnh mẽ trong Visual Storytelling vì nó không chỉ tạo ra sự kết nối mạnh mẽ mà còn thể hiện sự đánh giá và trân trọng đối với trải nghiệm của họ. Việc chia sẻ hình ảnh do khách hàng tự chụp khi sử dụng sản phẩm hay dịch vụ không chỉ mang lại sự chân thật và minh họa thực tế, mà còn làm tăng tính tương tác với cộng đồng.

Sử dụng hình ảnh được chia sẻ bởi khách hàng trong các bài viết blog, trang web, quảng cáo trên mạng xã hội để tăng tính chân thật và tương tác. Khách hàng cũng luôn mong hình ảnh của mình được chia sẻ rộng rãi, điều này tạo cảm giác được công nhận, mang tính gắn kết cao. 

Đưa ra những nội dung có tính định hướng và xây dựng

Đối với các chiến dịch truyền thông hiệu quả, việc tạo ra nội dung có tính định hướng và xây dựng là chìa khóa quan trọng để thu hút và giữ sự chú ý của khách hàng. Trong lĩnh vực tiếp thị B2B, khoảng 77% các nhà tiếp thị đã chọn sử dụng nội dung này như một công cụ quan trọng để tiếp cận và tương tác với đối tượng khách hàng của họ.

Khi bạn xây dựng nội dung Visual Storytelling cũng nên thực hiện theo định hướng này, thay vì chỉ quảng cáo sản phẩm hay dịch vụ, những chiến dịch này thường xoay quanh việc cung cấp thông tin hữu ích, giải quyết vấn đề cho khách hàng và xây dựng một cộng đồng tương tác.

Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, việc sử dụng Visual Storytelling không chỉ là một phần quan trọng mà là yếu tố then chốt của chiến lược tiếp thị hỗn hợp. Bằng cách tận dụng tối đa dữ liệu trực quan, chúng ta có thể hiểu sâu hơn và truyền đạt các số liệu tiếp thị một cách hiệu quả. Điều này giúp tạo ra nội dung hấp dẫn, kết hợp cùng khả năng kể chuyện mạnh mẽ hơn bằng dữ liệu thương hiệu của mình. 

Ngừng lãng phí ngân sách quảng cáo Online với phần mềm CRM
“Một nửa số tiền tôi dành cho quảng cáo không đem lại hiệu quả, nhưng vấn đề là tôi không biết nửa đó là nửa nào” –  John Wanamaker – đã có lời giải cho cha đẻ của ngành quảng cáo hiện đại

Tư vấn miễn phí Tìm hiểu thêm

Chia sẻ bài viết

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly

Nhận ngay tin tức mới nhất từ Bizfly